Ông Michael Orona: Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đề cập về nhân quyền đối với Việt Nam


2007.03.09

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Bộ Ngoại Giao Mỹ vừa công bố bản phúc trình hàng năm về tình hình nhân quyền tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trà Mi đã liên hệ với ông Michael Orona, phó giám đốc Vụ dân chủ, nhân quyền, và lao động của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và đựơc ông dành cho cuộc phỏng vấn đặc biệt.

MichaelOrona150.jpg
Ông Michael Orona, phó giám đốc Vụ dân chủ, nhân quyền, và lao động của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Photo provided by Mr. Michael Orona.

Trước tiên, đánh giá chung về thực trạng nhân quyền của Việt Nam trong năm qua, ông Orona cho biết:

Thực trạng nhân quyền

Ông Michael Orona: Bản phúc trình đã nêu lên rất đầy đủ nhận định của chúng tôi về thực trạng ở Việt Nam, khẳng định tình hình nhân quyền tại Việt Nam vẫn chưa thể gọi là tốt đẹp, mặc dù trong năm qua, Việt Nam đã có một số cải thiện.

Chúng tôi tái tục các cuộc đối thoại về nhân quyền với chính phủ Việt Nam hồi tháng 2 năm 2006. Kể từ đó, Hà Nội đã biểu hiện một số cải tiến như phóng thích vài nhà bất đồng chính kiến nổi bật, cùng vài thay đổi tích cực trong lĩnh vực tự do tôn giáo, các tù nhân tôn giáo cũng được trả tự do trong năm.

Tóm lại, có vài dấu hiệu cải thiện, nhưng nhìn chung, chúng tôi muốn thấy nhiều sự thay đổi tích cực hơn nữa.

Trà Mi: Ông có cho rằng bản phúc trình thường niên này có ảnh hưởng đối với chính quyền Việt Nam chăng?

Chúng tôi tái tục các cuộc đối thoại về nhân quyền với chính phủ Việt Nam hồi tháng 2 năm 2006. Kể từ đó, Hà Nội đã biểu hiện một số cải tiến như phóng thích vài nhà bất đồng chính kiến nổi bật, cùng vài thay đổi tích cực trong lĩnh vực tự do tôn giáo, các tù nhân tôn giáo cũng được trả tự do trong năm.

Vì thực tế cho thấy ngay trong lúc Bộ ngoại giao Mỹ công bố báo cáo tình trạng nhân quyền, thì Hà Nội tiếp tục gia tăng đàn áp các nhà hoạt động dân chủ quốc nội, mà cụ thể là mới bắt giam hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, và trước đó không lâu, là trường hợp của linh mục Nguyễn Văn Lý. Quan điểm của ông như thế nào?

Ông Michael Orona: Vâng, chúng tôi không hài lòng với thực trạng này, và đó là lý do vì sao chúng tôi khẳng định rằng tình trạng phải đựơc cải thiện hợp lý hơn. Phúc trình nhân quyền là công cụ vận động không chỉ của chúng tôi mà cả các đại biểu quốc hội Hoa kỳ, cũng như các tổ chức phi chính phủ cũng sử dụng phương pháp này để thúc đẩy nhà nước Việt Nam thay đổi tích cực hơn.

Chúng tôi hết sức quan tâm về các vụ đàn áp gần đây đối với những luật sư và những nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam, và chúng tôi sẽ tiếp tục bày tỏ mối quan tâm của mình với chính phủ Hà Nội cho tới khi nào những nhân vật này được phóng thích.

Quan hệ song phương Mỹ-Việt

Trà Mi: Nhiều người nghi vấn rằng liệu đối với chính phủ Mỹ, tình hình nhân quyền của Hà Nội có thực sự là vấn đề quan trọng chăng, hay Washington chỉ sử dụng nó như một phương tiện để trao đổi, ngã giá trên thương trường làm ăn với Việt Nam mà thôi?

Bởi lẽ, trong khi những bản báo cáo nhân quyền như thế này vẫn đựơc công bố đều đặn, thì Việt Nam vẫn được bỏ tên ra khỏi danh sách CPC các nước cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo, và lại đựơc trao Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn PNTR với Hoa Kỳ.

Theo ông, chính phủ Mỹ nên làm gì hữu hiệu hơn nữa để khẳng định với Hà Nội rằng những vi phạm nhân quyền thực sự đi ngược lại lợi ích chung của mối quan hệ song phương?

Ông Michael Orona: Chúng tôi sẽ tiếp tục các cuộc đối thoại về nhân quyền với Hà Nội, và hy vọng sẽ sớm tái tục hoạt động này trong thời gian rất gần, rất có khả năng là trong mùa xuân năm nay.

Sắp tới đây sẽ có các đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam đến Hoa Kỳ, mở đầu là chuyến đi của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm và sau đó là chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam, Nguyễn Minh Triết. Cho nên chúng tôi có rất nhiều cơ hội để nêu những vấn đề này với giới lãnh đạo Việt Nam.

Sắp tới đây sẽ có các đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam đến Hoa Kỳ, mở đầu là chuyến đi Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm và sau đó là chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam, Nguyễn Minh Triết. Cho nên chúng tôi có rất nhiều cơ hội để nêu những vấn đề này với giới lãnh đạo Việt Nam.

Tôi có thể lạc quan nói rằng chính phủ Mỹ nói chung sẽ tiếp tục đề cập những quan tâm về nhân quyền đối với Việt Nam. Không riêng gì Bộ ngoại giao mà tất cả các cơ quan liên hệ khác, trong những lần gặp gỡ, làm việc với đối tác Việt Nam thảo luận về thương mại, thì các vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo luôn đựơc nhắc tới, vì đây là những yếu tố cơ sở của các nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Chính phủ Hà Nội có đạt đựơc những thành quả to lớn về kinh tế đi chăng nữa, thì họ cũng bắt buộc phải tạo điều kiện cho người dân trong nước thực thi những quyền tự do căn bản và cần thiết trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, và tôn giáo hầu thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng toàn diện của quốc gia.

Và tôi tin rằng nhà cầm quyền Hà Nội hiểu rõ điều này, vì thế cho nên họ mới chịu lắng nghe. Đó cũng là lý do vì sao chúng tôi không bỏ qua vấn đề này mà sẽ tiếp tục thúc đẩy giới lãnh đạo các cấp của Việt Nam.

Bàn thảo về các vấn đề liên quan đến nhân quyền

Trà Mi: Chúng tôi nghe nói tháng tư tới đây một phái đoàn Bộ ngoại giao Hoa Kỳ sẽ sang Việt Nam để bàn thảo về các vấn đề liên quan đến nhân quyền. Ông có thể tiết lộ đôi chút về chuyến đi này?

Ông Michael Orona: Tôi chưa biết chắc sự kiện này sẽ diễn ra tại Việt Nam hay ở ngay đây, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy chính phủ Việt Nam qua các cuộc đối thoại về nhân quyền, tiếp tục nêu vấn đề quan tâm về tự do tôn giáo, chính trị, cũng như tình trạng quản thúc, sách nhiễu, bắt giam các nhà đấu tranh dân chủ.

Chúng tôi muốn thấy nhiều thay đổi hơn nữa, đặc biệt về các vấn đề như quyền tự do tổ chức lập hội, tự do báo chí, tự do ngôn luận của người dân. Các cuộc đối thoại nhân quyền với Hà Nội từ năm ngoái đã đạt đựơc những kết quả đáng kể, và công tác này chắn chắc sẽ được chúng tôi tiếp tục duy trì.

Trà Mi: Ngoài các chương trình làm việc chính thức với nhà nước Việt Nam, có những kế hoạch tiếp xúc và gặp gỡ trực tiếp những nhà dân chủ để tìm hiểu tình hình thực tế ra sao không, thưa ông?

Ông Michael Orona: Có chứ. Trong những lần đi Việt Nam của phái đoàn ngoại giao, chúng tôi có dịp được tiếp xúc và trao đổi với các nhà bất đồng chính kiến trong lĩnh vực tôn giáo và chính trị ở cả thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, tìm hiểu những áp lực, khó khăn mà bản thân họ cũng như người dân Việt Nam đang gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, tìm hiểu về thực trạng nội tại, để nêu vấn đề quan tâm với nhà nước Việt Nam.

Đây là một giả thuyết, và chúng tôi sẽ có câu trả lời một khi thực tế xảy ra như đúng như giả thuyết này. Tuy nhiên, hy vọng là chúng tôi sẽ không phải đưa ra câu trả lời ấy vì những gì chúng tôi đang làm là nhấn mạnh rõ ràng với phía Việt Nam rằng chúng tôi muốn thấy sự cải thiện.

Trà Mi: Hy vọng sẽ có nhiều chuyến đi như vậy hơn nữa trong tương lai?

Ông Michael Orona: Vâng, tôi hoàn toàn đồng ý với cô. Chúng tôi sẽ tiếp tục gửi những quan chức cấp cao cũng như các phái đoàn làm việc đến Việt Nam để thực hiện những chuyến điều tra thực tế. Ngoài ra, ở đây chúng tôi vẫn thường xuyên nhận được các báo cáo từ hai cơ quan tại chỗ là Toà lãnh sự ở TPHCM và Đại sứ quán tại Hà Nội.

Nếu tình hình không thay đổi

Trà Mi: Nếu tình hình nhân quyền Việt Nam vẫn không có biến chuyển gì đáng kể trong những năm sắp tới, điều vẫn thường thấy trước nay, ông dự đoán có thể dẫn tới những hậu quả gì?

Ông Michael Orona: Đây là một giả thuyết, và chúng tôi sẽ có câu trả lời một khi thực tế xảy ra đúng như giả thuyết này. Tuy nhiên, hy vọng là chúng tôi sẽ không phải đưa ra câu trả lời ấy vì những gì chúng tôi đang làm là nhấn mạnh rõ ràng với phía Việt Nam rằng chúng tôi muốn thấy sự cải thiện.

Hơn nữa, nhà nước Việt Nam thừa hiểu quan hệ song phương Việt-Mỹ đựơc dựa trên cơ sở nhân quyền. Chúng tôi đã nêu rõ điều này ngay từ lúc khởi sự các cuộc đối thoại đôi bên, và hiện các cuộc đối thoại ấy vẫn còn đang tiếp diễn. Sẽ có những hậu quả nếu như chúng tôi không thấy có sự chuyển biến tích cực, thế nhưng hiện giờ, tôi không đi sâu vào việc này vì nó vẫn còn là giả thuyết.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn ông Michael Orona, phó giám đốc Vụ dân chủ, nhân quyền, và lao động của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt này.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.