Barack Obama - Nhân vật lịch sử của thế kỷ 21

Thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ 21 đã gần hết. Trong những ngày cuối cùng của thập kỷ nhiều sôi động này, Ban Việt Ngữ chúng tôi xin ghi lại những sự kiện đáng chú ý trong 10 năm qua.
Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA
2009.12.29
Obama-082009-305.jpg Ông Barack Obama đi vào lịch sử với tư cách là người gốc Phi Châu đầu tiên trở thành Tổng thống Hoa Kỳ.
AFP PHOTO

Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama là nhân vật nổi bật của thế giới trong thập kỷ vừa qua.

Thăng tiến nhanh

Trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ, hình như chẳng ai thành công nhanh như vậy. Chỉ mất có 4 năm trời từ ngày xuất hiện trên chính trường cấp quốc gia khi được mời đọc bài diễn văn trước Đại Hội Đảng Dân Chủ 2004, hai năm sau đó ông đắc cử Thượng Nghị Sĩ đại diện cho bang Illinois, và cũng chỉ 2 năm kế tiếp cả thế giới đều biết đến ông.

Họ biết đến ông không phải chỉ vì ông là ứng viên da đen đầu tiên đại diện cho một chính đảng ra tranh chức Tổng Thống, mà là người da đen đầu tiên làm chủ Nhà Trắng.

Họ biết đến ông vì ông người da đen đầu tiên làm chủ Nhà Trắng.

Ông ra tranh cử với khẩu hiệu “chúng ta có thể thay đổi”, cam kết sẽ vực được nền kinh tế đang tuột dốc, hứa hẹn sẽ làm mới bộ mặt của chính trường quốc gia, sẽ bắt nhịp cầu đoàn kết giữa mọi tầng lớp dân chúng, xóa tan lằn ranh chia rẽ giữa các chính trị gia hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, thực hiện một chính sách ngoại giao khôn khéo hơn để xóa tan những hình ảnh không mấy thiện cảm mà dân chúng thế giới đang có với nước Mỹ sau 2 nhiệm kỳ của ông George W. Bush, hứa sẵn sàng nói chuyện với kẻ thù thay vì dùng sức mạnh quân sự.

Những lời hứa hẹn hay cam kết đó đã đưa ông vào Nhà Trắng, nhưng đồng thời cũng để lại một vết hằn khá rõ nét trong xã hội Hoa Kỳ. Ngay từ khi ông bắt đầu vận động, có thể nói không sai là nước Mỹ đã chia làm hai, giới trẻ ủng hộ ông, thành phần cấp tiến tán thành đường lối hoạt động của ông, trong khi những người thuộc phe bảo thủ đặt nhiều nghi vấn về ông.

Đã từng có lúc mỗi một gia đình người Mỹ chia đôi vì ông, tranh cãi trên bàn ăn xảy ra hàng ngày vì con cái nhất định bỏ phiếu cho Obama, cha mẹ lại lắc đầu không tin vào một chính trị gia mới nổi, chỉ nói giỏi và chưa có thành tích gì cả.

Obama-Biden-250.jpg
Liên danh Barack Obama - Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc năm 2008. AFP PHOTO
AFP PHOTO
Cuối cùng ông đã thành công trong cuộc đua chính trị sôi nổi nhất trong chính trường Hoa Kỳ. Ngày ông nhậm chức là ngày người dân Hoa Kỳ từ mọi nơi đổ về thủ đô vì mong muốn chứng kiến hình ảnh của lịch sử, số người hy vọng vào ông cũng nhiều nhưng những người đặt dấu hỏi về ông cũng chẳng ít.

Tên ông là Barack Hussein Obama, vị Tổng Thống thứ 44 của Hoa Kỳ, vị Tổng Thống da đen đầu tiên của nước Mỹ.

Nhiều thách thức

Kể từ khi đặt chân vào Phòng Bầu Dục, ông Obama phải giải quyết quá nhiều chuyện, và rõ ràng không có một chuyện nào nhỏ cả. Hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan vẫn chưa xong, ông rút quân ở đầu này thì lại tăng thêm quân ở đầu khác.

Ông cũng không thể nào quên gánh nặng của giải Nobel Hòa Bình, được trao cho ông vì chính những hy vọng mà thế giới đang trông chờ ở nơi ông.

Ông nhận một khoản tiền khổng lồ để cứu nguy kinh tế, đặt bút ký ngân sách lớn nhất trong lịch sử quốc gia kèm theo khoản tiền nợ cũng lớn chưa từng có.

Số lượng người mất nhà vì không thể trả nợ cho ngân hàng cũng lên tới mức kỷ lục, tỷ lệ thất nghiệp hiện giờ là 10%, và cúm H1N1 là mối lo về sức khỏe của mọi người dân Mỹ.

Ngay cả di sản chính trị ông từng nói mong muốn để lại cho nước Mỹ là kế hoạch cải tổ bảo hiểm y tế toàn dân cũng gặp nhiều vất vả, mãi đến những ngày cuối năm mới được Thượng Viện thông qua sau khi chính ông chấp nhận tương nhượng một số điều, chẳng hạn như không có chương trình bảo hiểm do chính phủ quản trị ông từng hứa sẽ thực hiện để cung cấp bảo hiểm với giá phải chăng cho người dân.

Không chỉ thế, ước mong trở thành nhà lãnh đạo của mọi người, mọi thành phần, mọi chính kiến, mà ông đặt ra trong bài diễn văn nhậm chức vẫn chưa thành sự thật. Phe hữu tấn công ông, cánh cấp tiến phe tả cũng bày tỏ thái độ chẳng hài lòng với chính sách ông cho thực hiện.

Thể hiện rõ nhất là các cuộc thăm dò công luận đều cho thấy số người ủng hộ ngày một giảm, báo trước 12 tháng vừa rồi chưa hẳn đã là những tháng ngày khó khăn nhất mà ông đã trải qua.

Câu hỏi đang được đặt ra vào những ngày cuối năm 2009 là những gì sẽ chờ đón ông Obama ở năm 2010??? Về đối nội, ông phải tìm cách vực nền kinh tế của nước Mỹ và tạo thêm công ăn việc làm như người dân mong muốn, cùng lúc với việc phải giải quyết thâm thủng ngân sách để giảm bớt nợ nần. Ông cũng không thể quên năm 2010 là năm có cuộc bầu cử giữa kỳ, và đảng Dân Chủ thành công hay thất bại tùy thuộc vào những quyết định chính trị của ông.

Với thế giới thì sao? Ông sẽ phải đương đầu với tham vọng hạt nhân của Iran, phải giải quyết căng thẳng về ngoại giao với Bắc Hàn, phải vất vả đi tìm hòa bình cho Trung Đông, phải duyệt lại thành quả của một năm điều khiển chiến trường Afghanistan và Iraq, phải thực hiện lời hứa đóng cửa trại giam Guantanamo, cắt giảm khí thải để bảo vệ môi trường mà ông đã hứa.

Ông cũng không thể nào quên gánh nặng của giải Nobel Hòa Bình, được trao cho ông vì chính những hy vọng mà thế giới đang trông chờ ở nơi ông.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
29/12/2009 15:01

Khủng-Bố ra đi, khủng bố lại về. Giải thưởng Nobel hòa-bình là cái giá người Hoa-Kỳ phải trả ?

Anonymous
29/12/2009 23:19

khi nao viet nam co nguoi da den lam thu tuong nhi,de giu hooa binh

Anonymous
02/01/2010 00:03

Chúng ta hãy xem và chấp nhận nước Mỹ như là "Mẫu Quốc" là người có trách nhiệm làm cho thế giới nầy ổn định và phát triển..Khi người Mỹ đặt ra vấn đề nhân quyền trước thế giới..cũng giống như một chính quyền đặt ra những qui định,tập tục...cho người dân trong xóm,ấp của mình..!
We see and accept the U.S. as the "National Model" is the person responsible for making this world stability and development .. When Americans place human rights before the world .. just like a government sets regulations, set to ... the people in the hamlet village of his ..!