Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng nặng tới Việt Nam

Trong thời gian gần đây, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường Việt Nam cùng nhiều tổ chức quốc tế ngày càng cảnh báo rằng Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nhất của tình trạng biến đổi khí hậu.
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
2009.10.07
Thời tiết diễn biến phức tạp gây ngập lụt ở Quảng Nam hối đầu tháng 10, 2009 Thời tiết diễn biến phức tạp gây ngập lụt ở Quảng Nam hối đầu tháng 10, 2009
AFP photo

Như vậy, tình trạng biến đổi khí hậu hiện đã thực sự ảnh hưởng tới Việt Nam ra sao ? Và Việt Nam hợp tác như thế nào với thế giới để giảm thiểu ảnh hưởng của nguy cơ này ? Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chiếm, Trưởng Khoa Quản Lý Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên (Đại Học Cần Thơ), cho biết:

Ảnh hưởng hiện tại của biến đổi khí hậu

TS Nguyễn Hữu Chiếm: Cái đó thì trong những năm gần đây trở thành một vấn đề rất là lớn, được chínhphủ cũngnhư là chính quyền địa phương quan tâm, chớ lúc trước thì các nhà khoa học đã nói trước đó rồi, thí dụ đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long là một trong những nơi mà tương lai tới sẽ bị ảnh hương rất là lớn.

Đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long là một trong những nơi mà tương lai tới sẽ bị ảnh hương rất là lớn. Nhưng mà trong thực tế chúng ta thấy rõ ràng là tình hình về vấn đề thời tiết bây giờ không phải của riêng của đồng bằng không mà kể cả ở nguyên vùng chúng ta như hổm rày là bão liên tục và đặc biệt nữa là mưa thì nó không phân bố đồng đều như lúc trước, lũ lụt cũng đã thường xuyên xảy ra

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chiếm

Nhưng mà trong thực tế chúng ta thấy rõ ràng là tình hình về vấn đề thời tiết bây giờ không phải của riêng của đồng bằng không mà kể cả ở nguyên vùng chúng ta như hổm rày là bão liên tục và đặc biệt nữa là mưa thì nó không phân bố đồng đều như lúc trước, lũ lụt cũng đã thường xuyên xảy ra, thí dụ như mấy ngày qua trận mưa rất là lớn ở Cần Thơ là ngập phân nửa thành phố rồi, tức là chạy xe bị tắt máy.

Đó là một trong những cái mình thấy trước mắt ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ví dụ như thuỷ triều cũng tăng cao gây ngập lũ ở đồng bằng sông Cửu long cũng như ở TP.HCM.

Thanh Quang : Như vậy trong thời gian sắp tới đồng bằng sông Cửu Long và cả đồng bằng sông Hồng nữa sẽ ra sao vì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thưa Tiến Sĩ?

TS Nguyễn Hữu Chiếm : Dạ, cái đó thì các nhà khoa học chúng tôi cũng đang nghiên cứu, cũng như là cho ra một kịch bản, thì ở Việt Nam cũng đã có kịch bản về biến đổi khí hậu, đó anh. Tức là mực nước biển dâng thì cho rằng trong vòng khoảng chừng 30 tới 50 năm nữa thì khoảng ví dụ như 30% đất đai ven biển sẽ bị ngập, thì nếu mà nó ngập như vậy đó, đúng như kịch bản như vậy đó thì tình hình dân mình sẽ như thế nào để có thể ứng phó với lại điều kiện thay đổi như vậy, ví dụ về mặt nông nghiệp phải ra sao, về thuỷ sản như thế nào, rừng như thế nào, và con người thì sao? Thì nói chung cái chuyện đó nói bây giờ thì đây là cái chuyện rất là chung, gặp nhau thì nói rất nhiều về biến đổi khí hậu nhưng mà cụ thể ra sao thì sự thật mà nói là cũng đang chuẩn bị thôi.

Kế họach đối phó ưu tiên cho ĐBSCL

Thanh Quang : Thưa Tiến Sĩ, như vậy thì Việt Nam hợp tác ra sao với thế giới để ngăn chận hậu quả của nạn biến đổi khí hậu đến với Việt Nam?

Phải lo cái vụ đồng bằng sông Cửu Long trung bình là thấp, chỉ cao hơn mực biển bình quân khoảng 1 mét thôi, do đó nếu mình tính kịch bản thờì gian tới thì thời gian mà để nước ngập thì cũng rất là nhanh. Đó, bây giờ hiện tại đang lo lắng ví dụ như là có những hệ thống để mà đắp đê bao ven biển, rồi chuẩn bị những giống má thích hợp với lại điều kiện thay đổi khí hậu
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chiếm

TS Nguyễn Hữu Chiếm : Dạ, bây giờ như thế này, anh. Mình phải tự cứu mình trước, tức là mình phải lo cái vụ đồng bằng sông Cửu Long trung bình là thấp, chỉ cao hơn mực biển bình quân khoảng 1 mét thôi, do đó nếu mình tính kịch bản thờì gian tới thì thời gian mà để nước ngập thì cũng rất là nhanh.

Đó, bây giờ hiện tại đang lo lắng ví dụ như là có những hệ thống để mà đắp đê bao ven biển, rồi chuẩn bị những giống má thích hợp với lại điều kiện thay đổi khí hậu, ví dụ từ nước ngọt sang nước lợ thì sao, gìn gĩư cái nguồn gien của nó chẳng hạn. Và chúng ta đang hợp tác với các nước khác, ví dụ đang có thành lập một cái viện gọi là Viện Dragon, Viện Con Rồng đó anh, kết hợp giữa Đại Học Cần Thơ với lại bên Mỹ để mà lo về vấn đề nghiên cứu về biến đổi khí hậu.

Đó là mình cùng với thế giới. Ngoài ra chúng tôi cũng có một số những dự án về CDM tức là Cơ Chế Phát Triển Sạch, cũng nhằm mục đích là giảm đi cái lượng CO2 phát thải ra và mình tiết kiệm năng lượng tức là sử dụng năng lượng sinh học là chính. Thì cũng có những đề tài trực tiếp hoặc là gián tiếp cũng liên quan tới vấn đề biến đổi khí hậu để lo cho tương lai ạ.

Thanh Quang :  Dạ. Cảm ơn TS Nguyễn Hữu Chiếm rất nhiều.


Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.