Hành trình đi theo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam của một số trí thức miền Nam (phần 3)


2006.12.22

Nguyễn An, phóng viên đài RFA

Trong hai kỳ phát thanh trước, chúng tôi đã gởi đến quý vị cuộc phỏng vấn do biên tập viên Nguyễn An của ban Việt ngữ thực hiện với tiến sĩ Lê Văn Hảo, giáo sư đại học văn khoa Huế, Đà Lạt và Sài Gòn. Ông Hảo đã kể lại hành trình ông tham gia vào Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và được chỉ định làm chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng Thừa Thiên Huế hồi Tết Mậu Thân 1968 rồi sau đó được đưa ra Bắc.

LeVanHao200.jpg
Tiến sĩ Lê Văn Hảo.

Kỳ này xin gởi đến quý thính giả phần cuối của cuộc phỏng vấn, trong đó tiến sĩ Lê Văn Hảo kể lại những diễn biến kể từ khi cuộc chiến chấm dứt hồi mùa Xuân năm 1975. Mời quý vị theo dõi.

Nguyễn An: Xin ông kể lại giai đoạn từ tháng 5 năm 1975 về sau này ạ.

Lê Văn Hảo: Khi tôi về Huế là trước ngày 30/4. Trước 30/4 thì cộng sản đã chiếm Huế trước rồi, chiếm Huế vào khoảng cuối tháng 3. Khi tôi về đến Huế thì nó trở mặt ngay anh ạ. Nó chỉ nói một cách vắn tắt là bây giờ anh không phải làm chính trị nữa mà anh trở về nghề cũ của anh là nghề dạy học thôi. Tức là đùng một cái mình đang là chủ tịch thì nó bằng một câu nói như vậy nó xóa chức vụ của mình đi, nó cho mình trở lại với anh Lê Văn Hảo trước Tết Mậu Thân, vậy thôi. Kiểu của nó là kiểu không coi mình ra gì cả.

Sau khi trở lại Huế thì tôi được một chức khác, tuy tôi là giảng sư ở đại học nhưng tôi lại trở thành phó chủ tịch của Mặt trận Tổ Quốc Bình Trị Thiên vì lúc đó nó xác nhập 3 tỉnh làm một mà. Đối với quần chúng thì cũng là một chức oai lắm rồi, ông này không làm chủ tịch Ủy ban Dân chủ cách mạng Thừa Thiên - Huế mà ông đi làm phó chủ tịch của Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Bình Trị Thiên thì cộng sản đâu có đối xử không tốt với ông. Anh thấy cũng là một trò bịp nữa.

Nguyễn An: Thưa ông, như vậy đến lúc vào tháng 7 năm 1976 khi họ xác nhập Mặt trận giải phóng miền Nam vào Mặt trận Tổ Quốc thì rốt cuộc đối với ông không có gì thay đổi?

Lê Văn Hảo: Bù nhìn vẫn tiếp tục là bù nhìn chớ không có gì thay đổi cả. Tôi chỉ được thông báo như vậy và tôi cũng chẳng làm lạ gì cả. Bởi vì lúc đó Mặt trận giải phóng thì thừa rồi. Họ xóa bỏ Mặt trận giải phóng miền Nam và họ xóa bỏ chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Nghĩa là như trở tay, tất cả đều là những trò đùa cả, tất cả đều là những cách gọi, những cách gọi mà tôi nghĩ là để lừa bịp dư luận thế giới thôi.

Nguyễn An: Ở trong Mặt trận giải phóng miền Nam lúc bấy giờ có một số những trí thức cũng đi theo, ông thấy có những người nào đi theo mà khác với hoàn cảnh của ông với những người khác là bị giống như bắt cóc không?

Lê Văn Hảo: Khi tôi ra Hà Nội thì tôi cũng gặp rất nhiều vị trong miền Nam, ở Sài Gòn cũng được đưa ra miền Bắc ở với chúng tôi. Hầu hết các vị gọi là nhân sĩ, trí thức ấy thì hoàn cảnh cũng gần giống như tôi thôi. Một người tôi hơi hiểu lầm là như bà Dương Huỳnh Hoa chẳng hạn, tôi tưởng bà cũng là một thứ Việt cộng nằm vùng nhưng hóa ra không phải.

Cuối cùng tôi thấy bà Dương Huỳnh Hoa giống như tôi thôi, bà cũng không phải là người mà cộng sản tin cậy lắm đâu. Bởi vì sau tháng 4/1975 thì cộng sản cũng rất coi thường bà Dương Huỳnh Hoa, nó cho bà một cái chức là thứ trưởng Bộ y tế mà bà không có quyền hành gì cả. Sau đó một thời gian ngắn thì bà cũng phải từ chức thôi. Đó là trường hợp bà Dương Huỳnh Hoa.

Một ông khác mà tôi cũng quen rất nhiều là ông Trương Như Tảng. Ông đó là Bộ trưởng Bộ tư pháp của chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Ông cũng bị nó đối xử một cách rẻ rúng như vậy. Ông bèn vượt biên và thoát ra được, ông qua xin tị nạn bên Pháp.

Tôi chỉ nêu ra hai trường hợp cụ thể tôi biết.

Nguyễn An: Đây cũng là điều rất lạ, tức là rất nhiều người đều bị đưa vào trong một cái giống như một màn kịch. Giống như một vụ bị lừa và rốt cuộc người nào cũng bị kẹt hết.

Lê Văn Hảo: Đúng. Cái đó đúng quá anh ạ. Anh biết tất cả những người được cộng sản cho những chức vụ này nọ trong những năm từ Tết Mậu Thân cho đến tháng 4/75 thì về sau ngày 30/4 thì họ đều bất mãn ghê lắm. Thí dụ như HT Thích Đôn Hậu ở Huế cũng bất mãn ghê lắm. Mỗi lần tôi lên chùa Thiên Mụ thăm ông thì ông cũng than thở. Ông nói rằng ông chưa thấy đám nào đối xử với người ta một cách ngạo mạn, rẻ rúng như cộng sản. Cụ Thích Đôn Hậu nói với tôi như vậy.

Nguyễn An: Thưa ông, như vậy thì cơ duyên nào đã đưa ông ra khỏi Việt Nam?

Lê Văn Hảo: Chuyện tôi được trở lại Pháp là một sự rất tình cờ. Vào khoảng tháng 5/1989 thì có một ông giáo sư đại học Pháp được cộng sản mời sang nói về 200 năm cách mạng Pháp. Ông này cũng là một trí thức khuynh tả, ông cũng có ít nhiều cảm tình với cộng sản cho nên nó mời ông sang nói chuyện. Tôi với tư cách là phó chủ tịch của mặt trận Tổ Quốc Bình Trị Thiên thì tôi cũng đi nghe giáo sư này nói chuyện. Hai anh em nhìn ra nhau thì mừng quá. Tôi mới nói với ông là ở đây cũng không thoải mái, cậu có thể đề nghị với đại học Paris 7 cho mình một giấy mời sang dạy học được không? để mình thoát ly ra khỏi bầu không khí ngột ngạt quá. Với giấy mời dạy học của ông giáo sư này thì tôi được sang Pháp và tôi đã đến Pháp vào ngày 14/7/1989.

Nguyễn An: Như vậy là trong đời sống của anh có những cơ duyên rất lạ...

Lê Văn Hảo: Rất lạ anh ạ. Nếu không có ông giáo sư đó sang nói về 200 năm cách mạng Pháp thì tôi làm sao ra khỏi nước Việt Nam được?

Nguyễn An: Theo chỗ chúng tôi biết thì vào năm 2000 anh trở thành thành viên của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên? anh có thể trình bày lý do tại sao?

Lê Văn Hảo: Đúng rồi. Lý do là anh Kiểng với tôi quen biết nhau từ gần nữa thế kỷ rồi. Tôi theo dõi việc làm của anh Kiểng rất kỹ. Trước năm 2000 tôi không gia nhập Tập Hợp là vì tôi phải nuôi 2 đứa con ăn học cho nên cũng bận rộn công ăn việc làm. Đến khi tôi sắp sửa về hưu thì tôi mới nghiên cứu kỹ thêm về hoạt động của Thông Luận và của anh Nguyễn Gia Kiểng.

Đã bao nhiêu năm tôi cũng đi tìm một nơi để mình gởi gấm sự thiết tha của mình đối với tương lai của dân tộc. Tôi thấy những gì mà Tập Hợp đề nghị thì tôi thấy nó quá phù hợp với sự mong đợi của tôi, cho nên đến năm 2000 tôi đã chính thức nộp đơn xin làm một thành viên khiêm tốn của Tập Hợp và tôi đã được chấp thuận. Tôi cho đấy cũng là một bước ngoặc của đời tôi.

Nguyễn An: Xin cảm ơn tiến sĩ Lê Văn Hảo đã dành thì giờ cho cuộc trao đổi ngày hôm nay.

Thông tin trên Internet:

- Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam

- Đảng Cộng sản Việt Nam

- Sự kiện Tết Mậu Thân - Wikipedia

- Thảm sát Huế Tết Mậu Thân - Wikipedia

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
21/09/2018 18:16

Con ghẻ cua viet cộng

Anonymous
02/03/2012 15:24

LAI THEM MOT LOAI TRI THUC CUA MAO TRACH DONG ,HEN VA NGU

Anonymous
24/02/2013 15:47

that la la !truoc ong Hao co bao nhieu tri thuc khac cung deu bi CS lua ca ma sao chang thay ai rut ra mot bai hoc nao ca dang con pho bien cho gioi tre biet ma tranh.Hien nay nhieu tri thuc tre o hai ngoai lai dang bi lua ,ho dang dam tiep vao buoc chan cua cac vi do truoc day.