Lãnh đạo Việt Nam sẽ đối thoại trực tuyến với dân chúng


2006.10.25
NguyenMinhTriet150.jpg
Ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước Việt Nam. AFP PHOTO.

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA

Các nhà lãnh đạo đảng Cộng Sản VN sẽ đối thoại trực tuyến về các vấn đề nóng của đất nứơc với ngừơi dân, qua mạng điện tử của tờ báo Đảng. Ông Đào Duy Quát Phó Ban Tư Tưởng Văn Hoá Trung Ương kiêm Tổng Biên Tập Báo Cộng Sản cho biết, sẽ thực hiện việc này vào cuối kỳ họp của quốc hội, và tiến tới mỗi tuần mở đối thoại trực tuyến một lần.

Chủ đề cuộc đối thoại trực tuyến đầu tiên là chống tham nhũng và cải cách hành chánh, khách mời có thể là Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết.

Qua thông tin này, Nam Nguyên tìm hiểu ý kiến từ 2 nhà trí thức ở hai miền khác nhau của VN về các vấn đề liên quan. Trước hết Giáo Sư Tiến Sĩ Hồ Đức Hùng, viện trưởng viện nghiên cứu kinh tế phát triển, trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM cho biết ý kiến của mình:

Có thể xem đây là tiến dần tới sự tôn trọng ý kiến phản biện phản hồi về những chính sách có liên quan đến Nhà nứơc, tôi nghĩ đây là chiều hướng tiến bộ cho xã hội Việt Nam.

GSTS Hồ Đức Hùng: Tôi cho rằng điều này có ý nghĩa thiết thực đặc biệt trong giai đoạn tiến tới công khai hoá minh bạch hoá. Với quá trình như vậy thì đây là biểu hiện của sự tiến bộ rất lớn về xây dựng dân chủ trong xã hội. Có thể xem đây là tiến dần tới sự tôn trọng ý kiến phản biện phản hồi về những chính sách có liên quan đến Nhà nứơc, tôi nghĩ đây là chiều hướng tiến bộ cho xã hội VN.

Nam Nguyên: Thưa Giáo Sư như vậy thì việc này đã có sự chậm trễ hay không?

GSTS Hồ Đức Hùng: Chậm trễ hay không là do chính sách của VN có thích đáng và có đủ liều lượng hay không. Nếu không tôn trọng ý kiến đóng góp của mọi thành viên trong xã hội, thì tôi nghĩ rằng là có chậm trễ, nhưng sự thiết thực lại có ý nghĩa nhiều hơn. Do đó tôi cho là nó không chậm trễ nhưng có ý nghĩa thiết thực về mặt thời gian với những chính sách đúng.

Nam Nguyên: Thưa Giáo Sư lắng nghe là một chuyện, thực hiện nó và đổi mới theo chiều hướng đó là điều rất cần thiết. Ý kiến ông thế nào?

GSTS Hồ Đức Hùng: Vâng vấn đề quan trọng là ở chỗ có lắng nghe, và vấn đề điều chỉnh được những chính sách cho phù hợp với nguyện vọng ứơc muốn của người dân, tôi nghĩ đó là ý nghĩa thiết thực nhất. tất nhiên từ thông tin thu thập qua phản biện cho đến khi có điều chỉnh, đòi hỏi phải có một thời gian nhất định. Nhưng mà tôi cho rằng thế này đã là có tiến bộ nhiều.

Nam Nguyên: Internet dù sao cũng còn hạn chế, ông nghĩ gì về ý kiến mở rộng đối thoại trên phát thanh truyền hình để nhiều người dân được tham gia ?

GSTS Hồ Đức Hùng: Tôi rất đồng tình là không chỉ dừng lại ở Internet mà có thể phổ biến ra các phương tiện thông tin đại chúng khác. Tôi ủng hộ quan điểm như vậy.

Nếu nói đối thoại chống tham nhũng, khi ngừơi dân đưa ra được bằng chứng là ngay cả những nhà lãnh đạo cũng tham nhũng thì có đưa lên online hay không có trả lời hay không, đó lại là một vấn đề cũng khá phức tạp, chúng tôi phải chờ xem là những vị lãnh đạo ấy có chấp nhận hay không.

Nam Nguyên: Vừa rồi là những ý kiến của GSTS Hồ Đức Hùng từ TP.HCM, chúng tôi cũng ghi nhận ý kiến Luật Sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội. Xin nhường lời cho luật sư Trần Vũ Hải.

LS Trần Vũ Hải: Nếu ông Nguyễn Minh Triết, một lãnh đạo đứng hàng thứ nhì của Đảng tham gia đối thoại thì cũng tốt, vì bản thân ông Triết cũng mong muốn có những cuộc đối thoại như vậy. Nhưng mà mọi người phải chờ xem nó sẽ như thế nào.

Nếu nói đối thoại chống tham nhũng, khi ngừơi dân đưa ra được bằng chứng là ngay cả những nhà lãnh đạo cũng tham nhũng thì có đưa lên online hay không có trả lời hay không, đó lại là một vấn đề cũng khá phức tạp, chúng tôi phải chờ xem là những vị lãnh đạo ấy có chấp nhận hay không.

Điển hình là ở Trung Quốc vừa có một uỷ viên Bộ Chính Trị bị tố cáo tham nhũng, còn trứơc đây ở Hàn Quốc con trai của tổng thống bị tố cáo, thậm chí tổng thống bị ngưng chức một tháng rồi sau đó mới minh oan được. Các con trai của tổng thống Hàn Quốc khoá trứơc thậm chí còn bị đi tù.

Tôi xin đặt vấn đề là các vị lãnh đạo ở đây có dám chấp nhận những thông tin như vậy không, chấp nhận xử lý và bảo là có hay không, chưa xác định được thì bao lâu gỉai quyết. Tôi nghĩ rằng các nhà lãnh đạo VN muốn đối thoại online tìm hiểu thông tin có hiệu quả thì phải đối mặt với những sự thật như vậy, trả lời cho ngừơi dân biết là họ xử lý những vấn đề đó như thế nào thì họ mới đạt được uy tín. Còn nếu chỉ lăng nhăng nói thế nọ thế kia thì sẽ mất niềm tin dần.

Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: vietweb@rfa.org

Nhưng chúng tôi không thể nói gì trứơc mà phải đợi xem những vị lãnh đạo đó sẽ hành xử như thế nào?

Nam Nguyên: Chúng tôi xin cảm ơn LS Trần Vũ Hải và trứơc đó là GSTS Hồ Đức Hùng đã dành thì giờ trả lời các câu hỏi.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.