Có hay không có kích thích kinh tế lần hai
Thế nhưng tuần trước, thống đốc ngân hàng trung ương Nguyễn Văn Giàu trong khi loan báo chính phủ không có kế hoạch hạ giá đồng bạc thì cũng có ý nói rằng có thể

không có gói kích cầu kinh tế lần hai.
Thanh Trúc hỏi chuyện các chuyên gia kinh tế và tài chính trong nước về vấn đề này:
Từ ngày 15 tháng Giêng 2009, để kích thích kinh tế, chính phủ Việt Nam ban hành gói kích cầu lần thứ nhất. Đây là gói kích cầu nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đồng thời có những phương án để người tiêu dùng có thể mua những hàng hoá đó.
Tuy nhiên tuần trước, vào khi đưa tin về việc thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Giàu loan báo không có kế hoạch hạ giá đồng bạc, báo chí Việt Nam cũng loan tin là theo lời thống đốc ngân hàng nhà nước thì có thể sẽ không có gói kích cầu lần hai<br/>
Ngoài ra, nông dân vốn chiếm chừng ba phần tư dân số Việt Nam, cũng được hưởng những sự hỗ trợ từ gói kích thích này.
Đến cuối tháng Mười, trong cuộc họp báo văn phòng chính phủ loan tin là đang chuẩn bị gói kích cầu lần hai và sẽ công bố khoảng cuối tháng này hoặc đầu tháng tới.
Tuy nhiên tuần trước, vào khi đưa tin về việc thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Giàu loan báo không có kế hoạch hạ giá đồng bạc, báo chí Việt Nam cũng loan tin là theo lời thống đốc ngân hàng nhà nước thì có thể sẽ không có gói kích cầu lần hai.
Một chuyên gia kinh tế trong nước, trước là phó chủ tịch Phòng Thương Mại Công Nghiệp ở Hà Nội, nay là nhà nghiên cứu kinh tế độc lập, bà Phạm Chi Lan , cho biết:
“Qua những gì tôi theo dõi, nhất là trao đổi ở quốc hội vừa rồi, thì tôi hiểu là chính phủ sẽ có gói kích cầu lần hai với sự điều chỉnh nhiều so với lần một. Gói kích cầu hai sẽ có những điều chỉnh rất lớn như thu hẹp đối tượng lại. Riêng về hỗ trợ ngắn hạn thì sẽ chỉ làm tiếp tới quí một của năm 2010 thôi, không hỗ trợ 4% lãi suất nữa mà 2%.”
Vẫn theo lời nhà nghiên cứu kinh tế độc lập Phạm Chi Lan, hỗ trợ lần này sẽ chú trọng đến những mục tiêu phát triển trung hạn của các doanh nghiệp, số ngành được hỗ trợ sẽ thu hẹp lại chứ không rộng như lần trước.
Qua những gì tôi theo dõi, nhất là trao đổi ở quốc hội vừa rồi, thì tôi hiểu là chính phủ sẽ có gói kích cầu lần hai với sự điều chỉnh nhiều so với lần một. Gói kích cầu hai sẽ có những điều chỉnh rất lớn như thu hẹp đối tượng lại.
Bà Phạm Chi Lan
Kinh tế cần được kích thích lần hai
Cùng ý kiến với nhà kinh tế độc lập Phạm Chi Lan, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, cố vấn cao cấp cho các tập đoàn kinh doanh ở Hà Nội, nói ông tin là kế hoạch kích thích kinh tế sẽ được tiếp tục qua sang năm với một số thay đổi:
“Dùng từ kích thích kinh tế thì nó chuẩn hơn vì đây là kích thích kinh tế vừa bên cung vừa bên cầu chứ không phải chỉ bên cầu không thôi. Nó khuyến khích sản xuất kinh doanh đồng thời có những phương án để người tiêu dùng có thể mua những hoàng hoá đó.”
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan và chuyên gia tài chánh Bùi Kiến Thành, trong kế hoạch kích thích kinh tế lần hai, gói bù lãi suất 4% sẽ hạ xuống 2% , giới hạn đến cuối tháng Ba 2010. Gói bù lãi suất 4% cho vay dài hạn mười hai tháng cho tới hai mươi bốn tháng sẽ kéo dài tới hết năm 2010.
Nói một cách khác, gói ngắn hạn tám tháng sẽ dứt ngày 31-3-2010. Còn gói trung hạn, dài hạn tức mười hai tháng, hai mươi bốn tháng, chấm dứt ngày 31-12-2010.
Sự thay đổi này được nhìn dưới con mắt phân tích của chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành:
Dùng từ kích thích kinh tế thì nó chuẩn hơn vì đây là kích thích kinh tế vừa bên cung vừa bên cầu chứ không phải chỉ bên cầu không thôi. Nó khuyến khích sản xuất kinh doanh đồng thời có những phương án để người tiêu dùng có thể mua những hoàng hoá đó.
Ô.Bùi Kiến Thành
“Cái mới là lãi suất cơ bản nhà nước đã tăng lên từ 7% đến 8% , thế thì lãi suất cho vay trên hệ thống ngân hàng sẽ tăng lên từ 10,5% đến 12%. Như vậy doanh nghiệp phải vay với lãi suất cao hơn trước khi có quyết định tăng lãi suất. Một mặt nhà nước lấy quyết định tăng lãi suất như vậy thì doanh nghiệp phải trả thêm 1,5%.
Cái câu hỏi là vì lý do gì mà cấn gói kích cầu hay gói kích thích kinh tế thứ hai để mà bù lãi suất 2%? Tăng bên này 1% bên kia cho 2% thì có hiệu quả gì? Tại sao lại có quyết định như vậy. Thì đó là đặt ra rất nhiều vấn đề, nhưng việc tăng lãi suất này phần lớn là do yêu cầu của hệ thống ngân hàng.”
Ông nói hệ thống ngân hàng không huy động được vốn của nhân dân với lãi suất 9,99% để cho vay với lãi suất 10,5% . Và khi ngân hàng nhà nước phải vay của dân tới mức gần 10% rồi cho vay lại 10,5% là ngân hàng không thể sống được. Để có hiệu quả thì ngân hàng phải thuyết phục chính phủ nâng lãi suất cho vay lên, nhưng mà như vậy thì doanh nghiệp là phải trả lãi suất cao.
Và trong trường hợp lãi suất cao, ông Bùi Kiến Thành giải thích tiếp, doanh nghiệp phải tăng chi phí đầu vào khiến sức cạnh tranh giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định bền vững của nền kinh tế.
Hiện tình hình kinh tế Việt Nam còn yếu, chưa thật sự hồi phục thì gói kích thích kinh tế hay kích cầu kinh tế là sự cần thiết. Thực hiện như thế nào là cả một vấn đề cần thảo luận chứ không phải là cho phép ngân hàng tăng lãi suất lên một cách đột ngột như thế. <br/>
Ô.Bùi Kiến Thành
Ông nói đây là quyết định có thể tạo tác động tiêu cực đến một yếu tố vô cùng quan trọng là sự ổn định và phát triển bền vững của toàn nền kinh tế. Bằng vào lãnh vực chuyên môn của mình, ông góp ý:
“Hiện tình hình kinh tế Việt Nam còn yếu, chưa thật sự hồi phục thì gói kích thích kinh tế hay kích cầu kinh tế là sự cần thiết. Thực hiện như thế nào là cả một vấn đề cần thảo luận chứ không phải là cho phép ngân hàng tăng lãi suất lên một cách đột ngột như thế.
Nếu để doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề chi phí đầu vào là đi ngược lại với mục đích phục hồi kinh tế. Nếu mà hợp lý hơn là vẫn giữ lãi suất thấp để cho các doanh nghiệp có thể hoạt động và phát triển kinh doanh được."
Với câu hỏi lấy đâu ra tiền để cho vay trong lúc ngân hàng không huy động được vốn của nhân dân, ông Bùi Kiến Thành cho rằng nhà nước phải đảm bảo được lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển, ổn định và bền vững, nghĩa là không để thiếu tiền để sanh ra tình trạng giảm phát hay thiểu phát, cũng không dư tiền để đưa tới lạm phát.
Tóm lại, ông kết luận, vai trò của ngân hàng nhà nước trong việc điều phối lưu lượng tiền tệ trong nước hiện là một điều cực kỳ quan trọng trong tình hình kinh tế hiện giờ.