Người dân vô tư ăn thịt lợn bị bệnh “dịch tai xanh”


2007.04.21

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA

Cúm gia cầm tạm được khống chế, dịch lở mồm long móng được thu hẹp, nhưng miền Bắc Việt Nam lại đang xảy ra dịch lợn tai xanh, với tình trạng người chăn nuôi bán tống bán tháo lợn bệnh ra thị trường. Chúng tôi sẽ tổng hợp các bài báo liên quan hầu quí thính giả.

PigMeatFood150.jpg
AFP PHOTO

Theo Việt Nam Express, đàn lợn đang khoẻ mạnh bỗng dưng bỏ ăn, sốt cao, tai chuyển màu xanh và lăn ra chết. Khởi phát từ Hải Dương vào tháng 3, căn bệnh bí hiểm nay đã được định danh nhưng đã lan ra một loạt tỉnh thành miền Bắc. Theo Vietnam Net ngày 10/4 , Cục Thú Y đã xác định bệnh lạ chính là hội chứng rối loạn hô hấp và rối loạn sinh sản, còn gọi là bệnh tai xanh.

Virus được tìm thấy trong dịch mũi, nứơc bọt, tinh dịch, phân và nứơc tiểu của con vật và gió, hay chim có thể mang mầm bệnh lây lan đi xa 3 km. Khi nhiễm bệnh tai xanh, con lợn sốt cao, ho, khó thở, thân tím tái, tím mõm mắt mũi đầy ghèn và dịch.

Những bệnh tích thường gặp, qua quan sát lợn bệnh tai xanh, bao gồm não sung huyết, hạch amidan sưng, sung huyết, gan sưng, tụ huyết, lá lách sưng, nhồi huyết, thận xuất huyết đinh ghim, hạch màng treo ruột xuất huyết, loét van hồi manh tràng. Lợn nái bị bệnh tai xanh thường xảy thai hoặc đẻ non, tỷ lệ chết ở đàn lợn con lên tới 70%.

Thật ra bệnh này từng được phát hiện năm 1997 ở Việt Nam trên đàn lợn nhập từ Mỹ. Như vậy không phải là bệnh lạ chỉ có điều ít phổ biến tại Việt Nam, mạng lưới thú y cơ sở yếu nghiệp vụ không xác định được bệnh. Theo báo chí, không loại trừ dịch tai xanh hiện nay liên quan tới đợt dịch ở các tỉnh nam Trung Quốc hồi năm ngoái.

Dịch bệnh lây lan

Mời quí thính giả nghe Tiến sĩ Văn Đăng Kỳ trưởng phòng dịch tễ Cục Thú Y cập nhật tình hình: “ Chừng trên hai chục nghìn con, nhưng có nhiều lý do. Thực ra chết chỉ trên 6 nghìn con, số mắc bệnh thì nhiều nhưng người dân đã bán chạy ( ngay khi lợn có triệu chứng). Chính xác thì 5 tỉnh có dịch là Hải Dương, Bắc Ninh Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình, còn một số tỉnh nữa thì phát hiện lưu hành bệnh là Thanh Hoá, Sơn La, Bắc Kạn.”

“ Chừng trên hai chục nghìn con, nhưng có nhiều lý do. Thực ra chết chỉ trên 6 nghìn con, số mắc bệnh thì nhiều nhưng người dân đã bán chạy ( ngay khi lợn có triệu chứng). Chính xác thì 5 tỉnh có dịch là Hải Dương, Bắc Ninh Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình, còn một số tỉnh nữa thì phát hiện lưu hành bệnh là Thanh Hoá, Sơn La, Bắc Kạn.

Theo báo chí số lượng lợn bệnh ở các tỉnh phía Bắc có thể cao hơn con số chính thức gấp nhiều lần, nhưng không thể thống kê vì người chăn nuôi đã bán chạy để gỡ lại một phần vốn.

Vietnam Net trích lời Tiến sĩ Bùi Quang Anh Cục Trưởng Thú Y cho biết nhiều hộ dân ở Hải Dương bán tháo lợn bệnh cho lái buôn với giá 2 ngàn đồng 1Kg. Theo báo cáo của công an Hải dương thí vào ngày 2/4 toàn tỉnh có khoảng hơn 11 ngàn con lợn bệnh, trong đó hơn 3 ngàn con đã được bán tháo đi khắp nơi.

Tại Sóc Sơn Hà Nội cơ quan chức năng đã phát hiện 132 con lợn bệnh chở từ Hải Dương lên, 21 con bị chết. Đó mới chỉ là số liệu chính thức của Hải Dương, chưa kể lợn bệnh bán chạy của Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình và một số nơi khác.

Cục trưởng thú y cảnh báo, nếu không kiểm soát tốt dịch bệnh có thể lây lan tới tận Phú Yên ở nam trung bộ và miền bắc thì tới tận Sơn La. Theo ông Bùi Quang Anh, đàn heo ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cũng khó tránh được dịch bệnh nếu công tác kiểm dịch tiếp tục lỏng lẻo như hiện nay. Cục trưởng thú y nhấn mạnh rằng, dịch bệnh sẽ như cơn bão lướt qua các tỉnh có chăn nuôi lợn. Nó sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng

Thưa quí thính giả theo sự tìm hiểu của chúng tôi, mỗi năm công nghiệp chăn nuôi heo ở Hoa Kỳ bị thiệt hại khoảng 560 triệu đô la vì hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp PRRS. Nhận thức tính cách nghiêm trọng của dịch bệnh trên đàn lợn, ngày 13/4 Bộ Trưởng NN &PTNT Cao Đức Phát đã bổ xung bệnh rối loạn sinh sản và hô hấp của lợn vào danh mục các dịch bệnh mà địa phương phải công bố dịch.

Hưng Yên là địa phương bùng phát mạnh dịch lợn Tai Xanh sau Hải Dương, huyện Văn Lâm có hàng trăm hộ có đàn lợn mắc bệnh. Ngày 17/4 Ông Văn Đăng Kỳ trưởng phòng dịch tễ Cục Thú Y đến Hưng Yên trước khả năng phải công bố dịch ở tỉnh này:

,em> “Chúng tôi đang công tác ở Hưng Yên để chuẩn bị công bố dịch. Thực ra hứơng dẫn đưa bệnh rối loạn hô hấp sinh sản của lợn vào danh sách phải công bố dịch thì mới có cách đây mấy ngày thôi ( 13/4). Hưng Yên nhiều xã có dịch chúng tôi đến tại chỗ để nắm tình hình.”

Việc ăn thịt lợn bệnh rối loạn sinh sản thì chưa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề này, bản thân chúng tôi thấy là tài liệu không đề cập đến chuyện lây sang người, giống như trường hợp ăn thịt gà bị lây cúm gia cầm. Dĩ nhiên về vệ sinh thực phẩm thì phải đảm bảo, ăn thịt lơn chết rõ ràng là có ảnh hưởng.

Vietnam Net ngày 18/4 đưa lên mạng bài ‘Lợn dịch tai xanh biến thành lợn quay xiên nướng.’ Theo nhà báo một tiểu thương Hà Nội tiết lộ, thịt lợn bệnh chưa nấu chín có lớp tụ máu dưới da, nhưng nếu chế biến thành các món như lợn quay, xiên nướng thì khó mà phát hiện được. Đây cũng là nhận định của một nữ công chức ở thủ đô ngàn năm văn vật:

“ Lợn bệnh tai xanh đưa về Hà Nội người tiêu thụ không biết được, họ làm lợn quay qua chế biến bôi mật ong và nhiều phụ gia nữa…ai mà biết được”

Vẫn theo Vietnam Net Hà Nội dù giáp với Hưng Yên nhưng dường như không sợ thịt lợn bệnh. Hưng Yên là nơi đang có dịch tai xanh, lợn bán tháo rất nhiều. Nhà báo trích lời ông Đoàn Phong giới chức chi cục thú y Hà Nội khẳng định là thủ đô không có thịt lợn bệnh nhờ kiểm dịch gắt gao. Ông cho biết Hà Nội nhập thị thịt lợn của Hà Tây và Hưng Yên.

Tại Hải Dương tỉnh bùng phát dịch lợn tai xanh đầu tiên, nhưng theo Vietnam Net chính quyền ở đây cho phép xẻ thịt bán nội tỉnh những con chưa chết và cán bộ công chức là đối tượng được ưu tiên mua. Về vấn đề ăn thịt lợn bị bệnh tai xanh có nguy hiểm hay không, tiến sĩ Văn Đăng Kỳ giới chức Cục Thú Y cho rằng:

“Việc ăn thịt lợn bệnh rối loạn sinh sản thì chưa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề này, bản thân chúng tôi thấy là tài liệu không đề cập đến chuyện lây sang người, giống như trường hợp ăn thịt gà bị lây cúm gia cầm. Dĩ nhiên về vệ sinh thực phẩm thì phải đảm bảo, ăn thịt lơn chết rõ ràng là có ảnh hưởng.”

Tuy vậy, cần nhấn mạnh một điều bệnh tai xanh là một hội chứng rối loạn về hô hấp và sinh sản nên nó thường kết hợp với những bệnh nguy hiểm khác ở lợn nuôi như liên cầu khuẩn, bệnh đỏ, dịch tả.

Vì thế, tiến sĩ Nguyễn Thanh Chò phó chủ nhiệm bộ môn dinh dưỡng Viện 103 nhận định với Vietnam Net rằng, virus gây bệnh tai xanh ở lợn thường chết ở nhiệt độ khoảng 70 tới 80 độ C. Nhưng dịch bệnh này lại là sự kết hợp của nhiều thứ bệnh khác nhau, có vi khuẩn gây bệnh lại sống sót trong môi trường nhiệt độ tới 120 độ C.

Chúng tôi nghĩ rằng ngừơi tiêu dùng nên tự bảo vệ mình cẩn thận với vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ nên mua thịt lợn thịt heo nếu biết chắc là đó là thịt xẻ từ những con khỏe mạnh không có dấu hiệu bệnh tật.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.