WTO trong tay, người Việt phải làm gì ?

Lê Dân, phóng viên đài RFA

Chặng đường 12 năm mà Việt Nam đã trải qua để được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO được nhiều nước thành viên tổ chức này mô tả là dài.

BusinessWTOShopping200.jpg
Một cửa hàng bán quần áo ngoại nhập ở Hà Nội hôm 27-10-2006. AFP PHOTO

Vào đầu năm tới, khoảng 30 ngày sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua các thỏa thuận và chính thức thông báo cho Tổ chức Thương mại Thế giới thì Việt Nam bước vào sân chơi kinh tế cùng 149 nước trên thế giới. Viễn cảnh đó ra sao, được chuẩn bị như thế nào ? Lê Dân trình bày một số nhận xét của nhiều nguồn khác nhau như sau.

Trong bản tin của WTO đọc được trên mạng Internet theo địa chỉ www.wto.org, Liên minh Châu Âu đưa ra nhận xét "đó là đoạn đường xứng đáng vì nó cho thấy sự thay đổi của nền kinh tế và hệ thống mậu dịch Việt Nam". Canada thì cho các kết quả mới đạt được là có giá trị cao.

Còn Hoa Kỳ thì ca ngợi lòng "can đảm" và sự "kiên trì" của Việt Nam, xem đó là điều chứng tỏ Việt Nam đánh giá cao Tổ chức Thương mại Thế giới. Hoa Kỳ còn nhấn mạnh rằng thời điểm hiện nay để Việt Nam gia nhập WTO là rất "phấn khởi" vào lúc kim ngạch thương mại Việt-Mỹ đã gia tăng 400% trong vòng 5 năm qua, đạt gần 8 tỷ đôla mỗi năm.

Pakistan thì thán phục hơn, cho Việt Nam đáng làm khuôn mẫu cho những quốc gia đang phát triển còn tìm cách đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ, tức xóa đói nghèo. Pakistan nhận định là về mặt này Việt Nam đã tiến cả 10 năm trước nhiều nước khác.

Tất cả những nhận xét đầy khích lệ đó được thế giới đưa ra sau khi nhóm công tác WTO về vấn đề Việt Nam xin gia nhập hôm 26 tháng Mười vừa rồi đã thông qua các văn bản ký kết với phía Việt Nam.

Những cam kết của Việt Nam

Nói chung Việt Nam được vào WTO nói chung rất là tuyệt vời. Vào thì Việt Nam mình mới thay đổi mọi chế độ, chính sách để làm theo luật của WTO thì mới phát triển được. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp không năng động, không có sự mở mang, không học hỏi của các đối tác, thì cũng rất là khó.

Số văn bản đó gồm 3 phần. Thứ nhất những cam kết của Việt Nam về mặt sản phẩm, hàng hóa, thứ nhì là những cam kết về lãnh vực dịch vụ, và thứ ba là phúc trình của Việt Nam về những cải tổ về luật pháp và cơ cấu cho phù hợp với quy tắc của kinh doanh quốc tế.

Phần cam kết về sản phẩm, hàng hóa dày 560 trang, Việt Nam trình bày thuế suất, hạn ngạch và mức trợ giá nông phẩm tối đa. Trong một số trường hợp còn ghi rõ ân hạn để hủy bỏ từng bước việc trợ cấp đó.

Phần cam kết về dịch vụ dày 60 trang, Việt Nam ghi rõ loại hình và thời hạn sẽ mở cửa cho các nhà kinh doanh quốc tế vào tham gia, trong đó gồm cả việc giải tỏa sự giới hạn về tỷ lệ sở hữu của doanh giới nước ngoài tại những doanh nghiệp Việt Nam.

Sau cùng là phần phúc trình dày 260 trang Việt Nam trình bày các luật lệ và định chế được thiết lập nhằm phục vụ cho nền thương mại sau khi được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Phần này còn ghi nhận những cam kết Việt Nam đã đưa ra trong các lãnh vực này.

Tất cả các văn bản đó sẽ được tóm tắt và công bố sau khi đại hội đồng WTO thông qua, dự kiến vào ngày mùng 7 tháng Mười Một tới. Quý thính giả có thể tự theo dõi bằng cách truy cập vào trang Internet của Tổ chức Thương mại Thế giới là www.wto.org.

Phản ứng của các doanh nghiệp

Thế nhưng triển vọng gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã nằm trong tầm tay, doanh nghiệp Việt Nam vui hay lo ? Một doanh gia Hà Nội cho biết :

"Nói chung Việt Nam được vào WTO nói chung rất là tuyệt vời. Vào thì Việt Nam mình mới thay đổi mọi chế độ, chính sách để làm theo luật của WTO thì mới phát triển được. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp không năng động, không có sự mở mang, không học hỏi của các đối tác, thì cũng rất là khó. Nên Nhà nước mình phải thay đổi, chính sách mình phải thay đổi, đổi nhiều vấn đề nữa...." Sự thay đổi đó ra sao, bức thiết như thế nào ? Một nhà kinh doanh trong miền Nam nhấn mạnh đến sự cần thiết cấp bách đó.

Khi hội nhập, tức là có yếu tố nước ngoài trong nền kinh tế. Dứt khoát họ không chấp nhận chuyện đó. Mà không chấp nhận thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Người ta sẽ có phản ứng, hoặc là sự không đồng tình, làm những chuyện như là chung, chi chẳng hạn..

“Khi gia nhập sân chơi rộng hơn, áp lực sẽ khác. Tôi nghĩ chắc chắn nó phải thay đổi, mạnh lắm, nhiều lắm, chứ không phải cứ như thế đâu nữa. Mọi người cùng thấy, chớ không phải chỉ một số người thấy.”

Doanh nghiệp dự đoán là chủ trương, chính sách phải thay đổi, nhưng còn phần doanh nghiệp thì có thay đổi hay không, và thay đổi thế nào. Một nhà quản lý ở miền Trung cho là khi có sự hiện diện của doanh gia nước ngoài vào cạnh tranh thì lúc đó mới có chuyển biến.

“Khi hội nhập, tức là có yếu tố nước ngoài trong nền kinh tế. Dứt khoát họ không chấp nhận chuyện đó. Mà không chấp nhận thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Người ta sẽ có phản ứng, hoặc là sự không đồng tình, làm những chuyện như là chung, chi chẳng hạn....”

Thông tin về WTO

Tất cả, từ Bắc vào Nam, doanh giới khi được hỏi thăm hầu như chỉ đoán mò. Lý do là cho tới nay chưa ai rõ là gia nhập WTO rồi thì Việt Nam được những gì, phải chịu nhân nhượng những gì.

Các thỏa thuận ký kết với những nước ngoài vẫn chưa hề được công bố. Quan chức trách nhiệm vẫn còn đưa ra nhiều lý do, trở ngại, thủ tục....để hoãn ngày cho doanh giới và công chúng biết.

Bộ trưởng Thương mại từng loan báo rằng phải chờ sau khi đại hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới phê chuẩn Nghị định thư cho Việt Nam gia nhập, tức vào đầu tháng Mười Một, thì Hà Nội mới có thể đúc kết và công bố bản tóm lược các điều khoản nội dung.

Trung Quốc khi chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã ấn hành trên 4 triệu cuốn cẩm nang liên quan hàng nhiều tháng trời trước ngày chính thức làm thành viên tổ chức này. Số cẩm nang đó chỉ dẫn cặn kẽ những điều mà người dân cần biết trong từng lãnh vực.

Tất cả được bán hết chỉ trong một thời gian ngắn, khiến Bắc Kinh phải cho tái bản nhiều lần. Có lẽ nhờ đó mà kinh tế Hoa Lục khởi sắc nhanh sau khi vào WTO chăng ?

Để kết thúc, chúng tôi xin nhắc lại là quý vị quan tâm có thể truy cập vào trang Internet của Tổ chức Thương mại Thế giới để tìm thêm thông tin mình cần biết theo địa chỉ www.wto.org.

Thông tin trên mạng:

- Working party completes Viet Nam’s membership talks