Tình hình cuộc tranh đấu của người dân Miến Ðiện


2007.10.05

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Sau những tuần lễ gây chú ý cho cả thế giới, cuộc tranh đấu cho tự do và công bằng của nhân dân Miến Ðiện đã chìm hẳn xuống, hoặc đang ở trong tình trạng ‘đóng băng’ như nhận định được một số nhà quan sát chính trị Châu Á đưa ra. Ðiều đó có nghĩa là người ta vẫn có quyền chờ đợi một làn sóng những cuộc biểu tình mới, cho dù không thể biết đến bao giờ mới xuất hiện.

GambariAungSanSuuKyi150.jpg
Ðặc Sứ Liên Hiệp Quốc ông Ibrahim Gambari trong một cuộc gặp với bà Aung San Suu Kyi tháng 11-2006 tại Rangoon. AFP PHOTO >> Xem hình lớn hơn

Tại sao giữa lúc khí thế đang lên cao và được sự ủng hộ của thế giới, tăng ni và người dân Miến Ðiện lại chùn bước? Vì họng súng của quân đội, hay vì các cuộc tập họp dù liên tục diễn ra trong những tuần qua nhưng chỉ mang tính tự phát, không có đường hướng, kế hoạch hành động rõ rệt? Ðó là những thắc mắc đang được đặt ra, và Ban Việt Ngữ chúng tôi xin được dùng làm đề tài thảo luận với vị khách mời tuần này.

Khách mời là ông Bo Hlan Tint, thành viên của Liên Ðoàn Toàn Quốc Ðấu Tranh Cho Dân Chủ do Bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo. Hồi 1990, ông được dân chúng bầu chọn làm đại biểu Quốc Hội nhưng chính quyền quân sự Rangoon -một mặt- không chấp nhận kết quả cuộc bầu cử, mặt khác, bắt bớ tất cả những chính trị gia đối lập, khiến ông phải chạy ra khỏi nước và xin tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ. Ở nước ngoài, ông Tint tiếp tục tranh đấu và hiện đang là người phát ngôn cho Chính Phủ Lưu Vong Miến Ðiện.

Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện và chúng tôi xin gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.

Nguyễn Khanh: Cám ơn ông đã nhận lời mời của chúng tôi. Các cuộc biểu tình không còn xuất hiện trên đường phố Rangoon và Mandalay nữa. Muốn hỏi ông là cuộc tranh đấu của người dân Miến Ðiện đang ở trong tình trạng đóng băng, tạm ngừng hay lại một lần nữa đi vào tuyệt vọng?

Ông Bo Hlan Tint: Theo tôi, vấn đề cần phải nhìn như thế này. Chính sách tàn bạo mà chính phủ quân sự Rangoon đang áp dụng đã khiến cho những cuộc biểu tình tạm ngưng lại. Dù mong ước, nhưng tăng ni và người dân nước tôi không tiếp tục các cuộc biểu tình được nữa. Nhưng tôi có thể đảm bảo với ông là dù có võ khí trong tay, nhưng nhà cầm quyền không ngăn cản được ước mơ tự do, dân chủ và nhân quyền của người dân.

Tôi nhìn nhận là ngay trong lúc này các cuộc biểu tình tuân hành trên đường phố đang tạm ngưng, nhưng sẽ bùng nổ trở lại khi có cơ hội.

Theo tôi, vấn đề cần phải nhìn như thế này. Chính sách tàn bạo mà chính phủ quân sự Rangoon đang áp dụng đã khiến cho những cuộc biểu tình tạm ngưng lại. Dù mong ước, nhưng tăng ni và người dân nước tôi không tiếp tục các cuộc biểu tình được nữa. Nhưng tôi có thể đảm bảo với ông là dù có võ khí trong tay, nhưng nhà cầm quyền không ngăn cản được ước mơ tự do, dân chủ và nhân quyền của người dân.

Nguyễn Khanh: Cơ hội mà ông vừa nói đó gồm những điều kiện gì?

Ông Bo Hlan Tint: Trước hết, ông phải nhớ rằng đời sống hàng ngày của người dân Miến Ðiện là đời sống của những người cùng cực. Sau những tuần lễ tham gia tranh đấu, bây giờ là lúc chính họ cũng cần phải tạm ngừng lại để lo kiếm miếng ăn cho gia đình. Ðồng thời đây cũng là lúc người dân sẽ bàn thảo với nhau về các phương cách sẽ thực hiện trong tương lai khi họ tập họp trở lại.

Họ sẽ bàn đến chuyện làm sao khắc phục được các hành động bạo tàn của nhà cầm quyền, làm sao để có thể đạt được mục đích đã đặt ra. Theo tôi hiểu thì tập thể tranh đấu Miến Ðiện đang chấp nhận lùi một bước, để tiến nhanh hơn nữa trong cuộc tranh đấu đầy khó khăn này. Lùi một bước để tiến hai bước, như những người tranh đấu thường hay nói.

Thế giới phải làm gì?

Nguyễn Khanh: Không chỉ trong những tuần qua mà có thể nói đã 20 năm rồi, cuộc tranh đấu của quý ông được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ mọi nước, mọi tổ chức. Nhưng xin ông tha lỗi cho, “cấm vận” như Hoa Kỳ và EU cũng chẳng thành công, “hợp tác để thay đổi cho tốt hơn” như chính sách của chính phủ Nhật Bản cũng bị thất bại. Là một người trong cuộc, ông nghĩ thế giới phải làm gì?

Ông Bo Hlan Tint: Hợp tác mà không có các điều kiện trừng phạt nghiêm nhặt đi kèm thì cũng chẳng đem lại lợi ích gì. Cấm vận mà không kèm theo một kế hoạch ngoại giao hữu hiệu thì cũng chẳng bao giờ đem lại kết quả. Ðó là những bài học chúng tôi rút tỉa được khi nhận xét về chính sách cấm vận cứng rắn lẫn chính sách hợp tác lỏng lẻo mà các nuớc đang cho áp dụng với Rangoon.

Ðó chính là lý do tại sao trong suốt bao nhiêu năm qua, các tổ chức tranh đấu cho nhân dân Miến Ðiện luôn luôn kêu gọi mọi quốc gia, kể cả EU lẫn Hoa Kỳ và ngay cả Liên Hiệp Quốc, ASEAN, làm việc với nhau, đưa ra một kế sách chung cho trường hợp Miến Ðiện. Ðương nhiên thế giới phải tiếp tục làm áp lực với chính phủ Rangoon, nhưng làm áp lực không thôi vẫn chưa đủ, phải có một chính sách thực tế hơn.

Nguyễn Khanh: Chính sách hay kế hoạch mà ông muốn nói đến bao gồm những yếu tố nào?

Ông Bo Hlan Tint: Kế hoạch đó là sự kết hợp hòa hài giữa việc làm áp lực, trừng phạt kinh tế, và kế hoạch ngoại giao khôn khéo, hữu hiệu. Về mặt lý thuyết, có thể ông cho rằng đây là điều khó có thể thực hiện được, nhất là trong giai đoạn này khi Miến Ðiện đang nằm trong bàn tay nâng đỡ của 2 cường quốc là Ấn Ðộ và Trung Quốc, và Trung Quốc lại có quyền phủ quyết ở Hội Ðồng Bảo An.

Kế hoạch đó là sự kết hợp hòa hài giữa việc làm áp lực, trừng phạt kinh tế, và kế hoạch ngoại giao khôn khéo, hữu hiệu. Về mặt lý thuyết, có thể ông cho rằng đây là điều khó có thể thực hiện được, nhất là trong giai đoạn này khi Miến Ðiện đang nằm trong bàn tay nâng đỡ của 2 cường quốc là Ấn Ðộ và Trung Quốc, và Trung Quốc lại có quyền phủ quyết ở Hội Ðồng Bảo An.

Nhưng nếu đem tất cả những yếu tố để hợp lại với nhau, chúng ta sẽ nhìn thấy một giải pháp khả thi, có thể đem lại kết quả tốt hơn tình trạng hiện giờ. Giải pháp đó là đưa vấn đề Miến Ðiện ra thảo luận trước Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, và tất cả 15 nước thành viên soạn thảo một kế hoạch được áp dụng ở cấp toàn cầu.

Nếu thế giới cứ chia rẽ như bây giờ, Miến Ðiện sẽ tiếp tục bị cai trị bằng một chính quyền quân sự không hề tôn trọng ý kiến của người dân, và chính quyền này cũng chẳng ngần ngại gì mà không tiếp tục dùng võ lực để đàn áp người dân.

Khắc phục trở ngại

Nguyễn Khanh: Ông mới nói đến vai trò của Liên Hiệp Quốc, của Hội Ðồng Bảo An. Theo tôi hiểu thì chuyện Miến Ðiện được Liên Hiệp Quốc nói đến khá nhiều, nhưng nếu bảo rằng Hội Ðồng Bảo An sẵn sàng để đặt Miến Ðiện lên bàn mổ xẻ thì, xin lỗi ông, câu trả lời là chưa. Làm sao để khắc phục trở ngại đó?

Ông Bo Hlan Tint: Chữ nghĩa, lời nói không đem lại kết quả, chỉ có hành động mới giải quyết được vấn đề. Ông phải nhớ rằng nếu không hành động, tất cả những lời nói dù cứng rắn đến đâu đi chăng nữa cũng sẽ bay vào khoảng không và trở thành vô nghĩa.

Nhà cầm quyền Rangoon biết rõ điều đó. Họ biết là cộng đồng thế giới chưa đoàn kết với nhau thì chẳng có gì khiến họ phải lo. Chỉ khi nào Hoa Kỳ, EU, Hội Ðồng Bảo An thật sự là một, lúc đó chúng ta mới giải quyết được vấn đề. Muốn làm điều này, trước hết phải vận động để Trung Quốc thay đổi thái độ.

Nguyễn Khanh: Thế còn vai trò của ASEAN thì sao?

Ông Bo Hlan Tint: ASEAN là tổ chức nồng cốt không chỉ riêng với Miến Ðiện, mà với toàn cảnh nền an ninh và ổn định cho khu vực Ðông Nam Á. Ngay lúc này, điều đáng mừng là lãnh đạo ASEAN đã cất tiếng nói bày tỏ quan điểm của tổ chức, tức là bắt đầu nhận trách nhiệm của một cơ chế có tầm vóc.

Tôi coi biến chuyển xảy ra ở Miến Ðiện trong những tuần vừa qua là thử thách cho ASEAN, và hy vọng trong những ngày tới, tổ chức sẽ đóng một vai trò tích cực hơn nữa trong việc góp phần đem lại tự do và dân chủ cho người dân Miến Ðiện.

Cá nhân tôi, tôi hiểu rằng Washington đã đơn phương làm những gì có thể làm để giúp đỡ cho nhân dân Miến Ðiện, nhưng ngay lúc này, tôi cũng nghĩ là Hoa Kỳ nên tìm một phương cách nào đó để kéo được cộng đồng quốc tế đứng chung với mình trong mục tiêu giúp Miến Ðiện đạt được ước mơ tự do, dân chủ.

Nhà Trắng nói gì?

Nguyễn Khanh: Ông thường xuyên tiếp xúc với Nhà Trắng. Trong buổi tiếp xúc gần đây nhất, các giới chức Nhà Trắng nói gì với ông?

Ông Bo Hlan Tint: Không chỉ có Nhà Trắng, những người tranh đấu chúng tôi còn cám ơn sự quan tâm đặc biệt của Quốc Hội, của nhân dân Mỹ trước những biến chuyển đang xảy ở Miến Ðiện. Sự hỗ trợ mạnh mẽ mà nước Mỹ dành cho các thành phần tranh đấu, từ tập thể tăng ni, sinh viên, thanh niên cho đến những người dân bình thường là điều chúng tôi không bao giờ quên.

Cá nhân tôi, tôi hiểu rằng Washington đã đơn phương làm những gì có thể làm để giúp đỡ cho nhân dân Miến Ðiện, nhưng ngay lúc này, tôi cũng nghĩ là Hoa Kỳ nên tìm một phương cách nào đó để kéo được cộng đồng quốc tế đứng chung với mình trong mục tiêu giúp Miến Ðiện đạt được ước mơ tự do, dân chủ.

Nguyễn Khanh: Có khi nào cá nhân ông hay Chính Phủ Miến Ðiện Lưu Vong nghĩ đến chuyện sẽ nói chuyện tay đôi với giới lãnh đạo Rangoon không?

Ông Bo Hlan Tint: Chúng tôi không hề chủ trương phục thù, mà thay vào đó, chúng tôi đặt niềm tin vào hòa giải hòa hợp dân tộc. Chúng tôi sẵn sàng nói chuyện với Chính Phủ Rangoon, với điều kiện các viên tướng đang nắm quyền phải thật tâm muốn giải quyết bế tắc chính trị hiện giờ. Chúng tôi sẵn sàng gặp đại diện chính quyền bất cứ nơi nào, bất cứ ở đâu….

Nguyễn Khanh: Xin ngắt lời ông. Ðiều kiện các ông đưa ra đơn giản như vậy thôi sao?

Ông Bo Hlan Tint: đúng. Chúng tôi không đặt bất kỳ điều kiện tiên quyết nào cho các cuộc đàm phán hòa giải hòa hợp dân tộc. Chúng tôi đã sẵn sàng để gặp họ, để thảo luận về tương lai của đất nước.

Nguyễn Khanh: Xin cám ơn ông Bo Hla Tint.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.