Động vật quý hiếm ở VN đang bị tuyệt chủng

Săn bắt và buôn bán động vật hoang dã là hành vi vi phạm pháp luật. Ở Việt Nam, tình trạng này đã xảy ra từ rất lâu và được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc săn bắt và buôn bán động vật hoang dã ban đầu chủ yếu dành cho xuất khẩu.
Việt Hà phóng viên RFA
2009.07.14

Tuy nhiên, giờ đây, Việt nam không chỉ là nước xuất khẩu mà còn là nước tiêu thụ các sản phẩm từ thú hoang dã.

Việc săn bắt và buôn bán động vật hoang dã từ lâu đã được thế giới quan tâm, biểu hiện qua công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (gọi tắt là Cites) ra đời năm 1973.

VN được đánh giá có hệ động thực vật phong phú

Việc săn bắt và buôn bán động vật hoang dã từ lâu đã được thế giới quan tâm, biểu hiện qua công ước về buôn bán

Tê giác 2 sừng
Tê giác 2 sừng. VN có 9 loài động vật trước kia chỉ nằm trong tình trạng de dọa nhưng nay xem như đã tuyệt chủng như tê giác hai sừng, bò xám, heo vòi. Photo courtesy Wikipedia
Photo courtesy Wikipedia
quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (gọi tắt là Cites) ra đời năm 1973.

Việt Nam đã chính thức gia nhập công ước này vào năm 1994. Tuy nhiên, Việt nam vẫn được coi là một trong những điểm nóng của  nạn săn bắt, buôn bán động thực vật hoang dã, mà mục đích không chỉ để dành cho xuất khẩu mà còn cả cho tiêu dùng trong nước.

Việt nam là một nước được đáng giá có hệ động thực vật phong phú. Trải qua nhiều năm bị tàn phá do chiến tranh, một phần rừng của Việt Nam bị phá huỷ làm mất đi nơi cư trú của nhiều loài động vật.

Tuy nhiên một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự tàn phá rừng và huỷ diệt động vật hoang dã lại là do mục đích khai phá, săn bắt phục vụ đời sống. Giáo Sư Võ Quý, Chủ tịch hội sinh thái học Việt Nam cho biết:

Số loài động vật và thực vật của ta là một trong số nước giàu về đa dạng sinh học. Tuy là giàu thật nhưng là nước nhỏ hẹp mà dân số lại cao, vì thế cho nên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên rất mạnh mẽ bởi vì đa số người dân hiện nay còn sống phụ thuộc vào thiên nhiên.

Giáo sư Võ Quý

Giáo sư Võ Quý: số loài động vật và thực vật của ta là một trong số nước giàu về đa dạng sinh học. Tuy là giàu thật nhưng là nước nhỏ hẹp mà dân số lại cao, vì thế cho nên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên rất mạnh mẽ bởi vì đa số người dân hiện nay còn sống phụ thuộc vào thiên nhiên.

Vì thế nên việc khai thác rừng, khai thác thực vật và động vật cho cuộc sống lớn. Vì thế cho nên trong quá trình phát triển cũng đã làm suy thoái các loài động vật và thực vật. Cũng vì thế cho nên nhiều loài động vật quý là hiếm dần.

Buôn bán động vật hoang dã mang lại lợi nhuận rất lớn

Đấy là vào những năm ngay sau chiến tranh, khi Việt Nam còn đang rất nghèo và rừng đã trở thành nguồn thực phẩm cho người dân ở nhiều nơi. Tuy nhiên, vào những năm 1990 của thế kỷ trước, tức là hơn 20 năm sau chiến tranh, ở Việt Nam người ta lại thấy rộ lên phong trào xuất khẩu thú quý hiếm như tê tê, ba ba, rùa các loại, sang Trung Quốc. Lúc này Việt Nam là một nước xuất khẩu thú hoang dã.

Những năm trở lại đây, Viêt nam đã trở thành một nước tiêu thụ thú hoang dã và cũng là quốc gia trung chuyển các sản phẩm thú hoang dã. Chị Nguyễn Vân Anh, điều phối viên động vật hoang dã, trung tâm giáo dục thiên nhiên Việt nam cho biết như sau:

Hơn 20 năm sau chiến tranh, ở Việt Nam người ta lại thấy rộ lên phong trào xuất khẩu thú quý hiếm như tê tê, ba ba, rùa các loại, sang Trung Quốc. Lúc này Việt Nam là một nước xuất khẩu thú hoang dã.

Nguyễn Vân Anh: Nếu tính từ những năm 90 thì tại thời điểm đó Việt Nam chỉ là một nước cung câp động vật hoang dã cho trung quốc thôi vì tại thời điểm đó thì thị trường Trung Quốc là thị trường lớn nhất về tiêu thụ động vật hoang dã và thời điểm đấy thì động vật hoang dã ở Trung Quốc hầu như là cạn kiệt rồi, thì động vật hoang dã của Việt Nam chủ yếu là sang Trung Quốc ở những thời điểm đó.

Nhưng tới hiện nay thì Việt Nam cũng đang trở thành một quốc gia tiêu thụ, đồng thời cũng là môt quốc gia trung chuyển từ các nước sang Trung Quốc. Có thể động vật hoang dã được buôn bán từ Thái lan, Malaysia, Indonesia, Lào qua Việt Nam sau đó thì sang Trung Quốc.

Ông đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Michael Michalak, trong một bài viết gần đây đã ước tính kim ngạch của việc buôn bán thú hoang dã là từ 10 đến 20 tỷ đô la một năm.

Săn bắt động vật hoang dã ngày càng gia tăng

Theo chị Vân Anh thì việc săn bắt và buôn bán động vật hoang dã có thể mang lại lợi nhuận khổng lồ và đó cũng là nguyên nhân khiến tệ nạn này gia tăng, chị nói:

Nguyễn Vân Anh: đối với việc săn bắt động vật hoang dã là để buôn bán rồi, lợi nhuận từ việc buôn bán động vật hoang dã trái phép có thể nói là khổng lồ, có thể tương đương với việc buôn bán vũ khí và thuốc phiện.

Đối với việc săn bắt động vật hoang dã là để buôn bán rồi, lợi nhuận từ việc buôn bán động vật hoang dã trái phép có thể nói là khổng lồ, có thể tương đương với việc buôn bán vũ khí và thuốc phiện.

Chị Vân Anh

Nó là lĩnh vực mang lại siêu lợi nhuận cho những kẻ buôn bán. Và đó là lý do tại sao nạn buôn bán động vật hoang dã lại gia tăng trong những năm gần đây. 

Có thể là do nhu cầu trong nước tăng lên, do nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân cao lên nên người ta cũng có khả năng để tiêu thụ những sản phẩm xa xỉ, thịt động vật hoang dã được coi là một trong những thứ xa xỉ, và chỉ người có tiền  mới có khả năng tiêu dùng nó.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm giáo dục thiên nhiên Việt Nam thì từ năm 2005 đến năm 2008, số vụ buôn bán, vận chuyển trái phép do cơ quan chức năng tịch thu được là 322 vụ, riêng trong năm 2008 là 71 vụ.  Theo như ghi chú của Trung tâm thì đây chỉ thể hiện một phần nhỏ trong số các vụ săn bắt, buôn bán động vật hoang dã đang diễn ra ở Việt Nam vì còn có thể có nhiều trường hợp cơ quan chức năng không phát hiện được.

Các sản phẩm từ động vật hoang dã được dùng cho nhiều mục đích như làm món ăn đặc sản, vật trưng bày trang trí và thuốc cổ truyền.

Sách đỏ Việt Nam

Theo  Sách đỏ Việt Nam 2007, được công bố vào ngày 26 tháng 6 năm 2008, hiện nay tại Việt Nam có 418 loài động vật đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên. Trong đó có 116 loài động vật được coi là “rất nguy cấp”. Có 9 loài động vật trước kia chỉ nằm trong tình trạng de dọa nhưng nay xem như đã tuyệt chủng như tê giác hai sừng, bò xám, heo vòi.

Để ngăn chặn việc săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, chính phủ Việt Nam đã ban hành các quy định pháp luật, thành lập các đội cảnh sát môi trường và xây dựng các khu bảo tồn. Tuy nhiên, pháp luật của Việt nam vẫn còn nhiều lỗ hổng và việc thực thi còn nhiều hạn chế. Việt Hà xin gửi đến quý thính giả những tìm hiểu về thực trạng này trong bài tiếp theo.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.