Hội luận của giới trẻ trong và ngoài nước về điều 4 Hiến Pháp (phần 4)


2007.10.31

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Diễn đàn Bạn trẻ hôm nay tiếp tục dành cho cuộc trao đổi giữa 3 ngừơi bạn trẻ từ Hà Nội, Hải Phòng, và Hoa Kỳ: là Tuấn, Sơn, và Phương. Kỳ này, các bạn tranh luận về ý kiến của anh sinh viên khoa Sử-Văn tên Sơn đưa ra trong lần gặp tuần trước khi anh cho rằng "hoàn cảnh lịch sử khó khăn chính là nguyên nhân của những sự trì trệ tại Việt Nam."

YouthVote150.jpg
AFP PHOTO

Phương: Người ta nói chính quyền là để lo cho dân tộc thì lực lượng - giai cấp công-nông dân vẫn rất là đông, nhưng ở Việt Nam mình tiếng nói của nông dân không có giá trị.

Sơn: Không phải là vấn đề tiếng nói không có giá trị mà vấn đề đặt ra là phải giáo dục, phải tuyên truyền cho một bộ phận rất lớn của nông dân, nhưng cái nhận thức này rất là hạn chế do cả những yếu tố lịch sử cũng như là các đặc điểm của dân tộc đã để lại.

Trà Mi: Nếu như anh cứ đổ lỗi cho lịch sử đó thì thưa anh, nguyên nhân này có sức thuyết phục không? Nếu nhìn lại lịch sử thì Việt Nam sau chiến tranh đến nay đã bao nhiêu năm, so với một nước gần ở Châu Á thôi là Nhật Bản là một nước thất bại trong Thế CHiến II, nhưng khi họ đi theo tư bản thì chỉ khoảng 20 năm là họ đã trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới. Thế còn Việt Nam thắng trận và đã ba mươi mấy năm thì vẫn còn là một nước lạc hậu, vậy không thể đổ lỗi cho lịch sử và cũng không thể đổ lỗi cho chiến tranh.

Phương: Hãy khoan nói tới tư bản, chỉ nói tới Miền Nam Việt Nam trước đây thôi. Trước đây ở Miền Nam Việt Nam người nông dân có cuộc sống như thế nào, khác hẳn với cuộc sống của người nông dân bây giờ đó anh. Sau khi có đảng cộng sản vào lãnh đạo thì cuộc sống của người nông dân khác hẳn rồi đó.

Đừng nói chi xa tới tư bản hoặc bất cư nướcc nào, tại Việt Nam mình thôi, nếu như đừng có cuộc chiến tranh Bắc - Nam, Miền Bắc đừng vận động cuộc chiến tranh để đưa đảng cộng sản xuống Miền Nam thì cuộc sống của người nông dân ở Miền Nam vẫn khác hẳn, khác xa với bây giờ.

Sơn: Bởi vì sao, bởi vì chúng ta không thể thay đổi lịch sử được, và chúng ta cũng không thể

Tôi muốn phát biểu trước. Ba mục mà Trà Mi mới vừa đưa ra đó, đảng đại diện giai cấp công nông đó, thì tôi thấy giai cấp công nông bây giờ hiện tại ở Việt Nam hình như đảng đã bỏ rơi họ rồi, thành ra không thể nào nói là họ vẫn còn đại diện cho giai cấp công nông.

Tuấn: Theo tôi thì thay đổi được chứ.

Trà Mi: Không. Vấn đề ở đây là không phải là thay đổi lịch sử hay không mà không nên đổ lỗi cho lịch sử, thưa anh.

Sơn: Không. Tôi không đổ lỗi cho lịch sử mà tôi đó là cả một quá trình, nó để lại một hậu quả rất lớn trong đời sống xã hội.

Trà Mi: Như vậy là anh đổ lỗi cho lịch sử rồi.

Phương: Anh có công nhận là đảng cộng sản đã làm rất nhiều điều sai không?

Tuấn: Đương nhiên rồi.

Sơn: Đó là cả một quá trình. Ở Việt Nam, chiến tranh Việt Nam năm 1954 đến năm 1975 về thực chất đấy là một cuộc đối đầu giữa hai cường quốc Liễn Xô và Hoa Kỳ và Việt Nam – hai miền Nam-Bắc đó chỉ là trong một cơn rối ren lúc hai cường quốc đối đầu nhau.

Tuấn: Theo tôi, điều này là không đúng.

Phương: Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, và chủ nghĩa cộng sản dùng sức mạnh bạo lực của mình thì đã thắng chủ nghĩa tư bản (ở Việt Nam), nhưng mà về sự thành công trên cuộc sống của người dân thì chủ nghĩa cộng sản đã thua hoàn toàn. Anh có nhận ra điều đó hay không?

Trước hết tôi xin nói là bản văn của hiến pháp đấy, tính hợp pháp của nó phải đặt trên ngày đầu tiên. Tôi xét lại từ năm 1946 đến nay thì bản văn đó hoàn toàn phi pháp.

Tuấn: Điều này không đúng đâu. Không phải là sự đối đầu giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản đâu, vì sao? Vì ta thấy là chẳng có chủ nghĩa nào là chủ nghĩa cộng sản cả. Làm gì có chủ nghĩa nào là chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa tư bản người ta gọi đấy là hình thức phát triển kinh tế thôi. Chứ còn ta vẫn thấy ở Tây Âu hay là Mỹ họ có để ý gì chủ nghĩa tư bản đâu. Đấy là sự đối đầu giữa thế giới tự do và sự bành trường của chủ nghĩa cộng sản. Gọi là chủ nghĩa cộng sản nhưng thực ra đó là phương tiện để họ đạt đến cái gọi là thực dân kiểu mới đấy.

Sơn: Các anh đánh gia thế nào về hành động của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh vừa qua? Đế quốc Mỹ với chất độc da cam!

Tuấn: Tại sao Mỹ lại rải chất độc màu da cam?

Phương: Bởi vì quân Bắc tiến vào Nam.

Tuấn: Đúng rồi. Miền Nam có đánh miền Bắc đâu?

Sơn: Phải nhớ lại lịch sử chính là quân đội Mỹ đã gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Người Mỹ muốn biến Việt Nam thành nơi để thực hiện chiến lược thực dân mới của mình và họ muốn ngăn chận làn sóng đỏ lan xuống Đông Nam Á.

Tuấn: Thì đấy, chính cái làn sóng đỏ ấy đấy, còn gì nữa?

Phương: Vậy anh nghĩ bây giờ năm 2007 khi Chủ tịch nứôc Nguyễn Minh Triết rồi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi sang Mỹ rồi yêu cầu Mỹ vào Việt Nam đầu tư thì nó như thế nào anh?

Tôi xin thưa với anh, đầu thế kỷ 20 có 3 xu hướng. Xu hưóng thứ nhất là xu hướng Cần Vương, quân chủ phong kiến. Phong trào do cụ Phan Bội Châu lãnh đạo bị thất bại. Phong trào thứ hai Khởi Nghĩa Thái Nguyên bị Pháp chia rẻ, và các phong trào có xu hướng cộng sản cũng thất bại. Và phong trào thứ ba là Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường là con đường theo chủ nghĩa Mác Lê-nin thì lại thành công.

Tuấn: Không thể nói như thế được, vì anh Sơn có thể bảo hiện tại thì quá khứ đã khép lại, v.v... thế thì không thể nói được. Tuy nhiên về bản chất cuộc chiến tranh Việt Nam thì mọi người có thể còn mơ hồ thì mình không nên lan man về vấn đề ấy nhiều, tại vì cần những sử liệu xác đáng mà có khi anh Sơn ảnh chưa đọc đến sử liệu đấy thì cũng hơi khó. Tôi xin bỏ qua vấn đề đó đi.

Trà Mi: Và anh Sơn đã nhiều lần nhấn mạnh chi tiết là Việt Nam chúng ta đang trong thời kỳ quá độ. Câu nói này cũng là một lời giải thích chung chung mà chúng ta đã được nghe hơn ba mươi mấy năm nay rồi. Vậy xin hỏi là nhũng người có tư tưởng, có niềm tin như anh Sơn thì anh tin cái thời kỳ quá độ này sẽ kéo dài bao lâu? Bao lâu nữa thì chúng ta mới thoát qua thời kỳ quá độ này?

Tuấn: Anh Sơn cũng không nói được đâu ạ vì làm gì có thời kỳ quá độ. Chắc chắn là anh ấy không nói được. Tôi thách một người nào ở Việt Nam hay trên thế giới này nói được thời kỳ quá độ kéo dài bao lâu và chứng minh được thì đưa lên báo chí cho mọi người phán đoán. Thời kỳ quá độ làm gì có đâu!

Sơn: Tôi phải nói với các anh thế này. Cái quá trình phát triển của lịch sử loài người, đó là một chuỗi xoắn kép. Nó không thể nào là một đưởng thẳng đi từ A đến Z được mà thực chất có những điểm thăng trầm. Vì vậy cái thời kỳ quá độ này có thể ngắn hoặc dài, nhưng trong quá trình hiện nay chúng ta đang công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thời gian này đang rút dần.

Chúng ta có thể đi tắt đón đầu khi vận dụng công nghệ thông tin, vận dụng khoa học kỹ thuật hoặc là tiếp thu những thành tựu của các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã đạt được. Và tiếp thu những cái đó để tạo ra cái đặc điểm chủ nghĩa xã hội kiểu mới ở Việt Nam. Tất nhiên đó là một mô hình mà hiện nay ta còn đang còn tìm tòi, tìm hiểu, không thể nào phát hiện ngay cái mô hình ấy được.

Phương: Anh nói cộng sản bây giờ đang tìm tòi một phưong huớng mới cho dân tộc mình nghĩa hay sao? Vậy thì dân tộc mình phải tiếp tục phải trải qua những bài học nữa, phải trả giá cho những bài học nữa hay sao?

Quá độ tiến lên Chủ nghĩa Xã hội

Trà Mi: Xin đựoc hỏi thăm anh có bao nhiêu nước trên thế giới đã ra khỏi được cái "thời kỳ quá độ" để tiến lên "xã hội chủ nghĩa"? Và có bao nhiêu nước đạt được xã hội chủ nghĩa?

Tuấn: (cuời) Làm gì có mà đạt!

Có nghĩa là cái quốc hội này không phải là do người dân Việt Nam đại diện, không phải là tiếng nói của người dân Việt Nam. Vì vậy cái hiến pháp hiện tại ở Việt Nam không phải là hiến pháp của người dân Việt Nam. Tất cả những cái điều trong hiến pháp này, trong đó cả điều 4 hiến pháp, đều không phải là nguyện vọng của người dân Việt Nam.

Sơn: Thực ra cái điều này, để thực hiện lý tưởng của chủ nghĩa xã hội, đó là một quá trình không ngừng, không ngừng cải thiện, không ngừng đòi hỏi ta phải đấu tranh, phấn đấu về kinh tế cũng như chính trị, cải thiện về mặt dân chủ, v.v và v.v. Đó là cả một quá trình vận động, như làn sóng dần dần nó sẽ lớn dần.

Phương: Tại sao mình cứ mò mẩm hoài trong khi có bao nhiêu nước chỉ trong một giai đoạn ngắn là người ta đã phát triển được rồi? Đó là bởi vì người ta không đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Có những nước chỉ trong giai đoạn ngắn, 20 năm, 30 năm là người ta đã phát triển vượt bậc rồi. Mà mình bởi vì đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, đi theo đảng cộng sản, cứ mò mẩm hoài, cứ tiến lên bước đường quá độ mà quá độ hoài cũng không tới xã hội chủ nghĩa là thế nào anh?

Anh phải nhìn nhận đảng cộng sản là đường hướng sai lầm. Mình phải cần thay đổi.

Trà Mi: Tiến lên được xã hội chủ nghĩa theo đúng lý tưởng là ‘làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu’, nhìn ra thế giới có nước nào được như vậy chưa?

Tuấn: Nói tương lai thì có thể được. Nhưng mà phải nhìn nhận thế này, nếu thực sự như ngày xưa mọi người ca ngợi Liên Xô là thành trị cách mạng thế giới thì bây giờ là nước Nga thì họ có thể hoàn toàn xét lại chủ nghĩa cộng sản vậy mà sao họ từ bỏ nó và đi theo con đường dân chủ. Người bình thường nhất cũng phải đặt câu hỏi tại sao như vậy chứ.

Mời các bạn tham gia vào mục Diễn Đàn RFA

Trà Mi: Sau Thế Chiến II, Liên Xô là nước thắng trận, nhưng đi dược hơn 70 năm của xã hội chủ nghĩa thì cuối cùng họ đã thất bại, thế thì cái tương lai mà anh nói có thể đạt được đó thì mình có nhìn thấy cái tương lai này không? Ngay chính một nước đã trải qua 70 năm của giai đoạn đó cuối cùng cũng thất bại.

Tuấn: Đấy, tôi đang muốn đặt câu hỏi là nếu nói đạt được thì điều này hoàn toàn là điều vô lý.

Sơn: Tôi có ý kiến thế này. Thứ nhất nói về sự sụp đổ của Liên Xô, đó là sự sụp đổ về mô hình của chủ nghĩa xã hội. Còn như chị nói làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu thì đó là cái quan niệm kiểu cũ của nền kinh tế mô hình xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế thị trường theo định hướng XHXN

Trà Mi: Và cái chủ nghĩa xã hội kiểu mới như anh nói đó có phải là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa?

Sơn: Vâng. Tôi muốn nói thế này, tức là khi mà xã hội nó cần có một quá trình quá độ để tích luỹ đủ các yếu tố về lượng và chất để có sự biến đổi. Chứ không thể nào anh muốn đẩy cả số lượng lên trong khi đó chất lựơng anh chưa có gì cả.

Tuấn: Mình phải nghĩ xem tại sao Liên Xô là thành trì cách mạng thế giới mà bây giờ họ lại không quay lại thành trì đó.

Phương: Vì sao nhân dân Liên Xô (Nga) không bầu lại đảng cộng sản lên lãnh đạo lại một lần nữa?

Tuấn: Đúng rồi.

Phương: Bởi vì người dân đã quá sợ cộng sản rồi.

Sơn: Nhưng đảng cộng sản Nga hiện nay cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong quốc hội đó chứ?

Tuấn: Nhưng tại sao lại không phải là chế độ xã hội chủ nghĩa mà là chế độ tổng thống? (Cười) Đấy mọi người cứ suy nghĩ thoang thoáng một chút.

Sơn: Tôi nhấn mạnh thế này. Mỗi một quốc gia có đặc điểm, có lịch sử dân tộc cũng như là có những cá tính nên không thể áp dụng một mô hình nhất định nào cả.

Tuấn: Đương nhiên.

Phương: Vậy thì dân tộc Việt nam có cá tính là chịu để cho người ta đè đầu cởi cổ mình để cho mình sống nghèo khổ hoài sao anh?

Việt Nam trên bản đồ phát triển của thế giới

Trà Mi: Chúng ta đồng ý rằng mỗi quốc gia có đặc điểm về chính trị, về dân tộc riêng, nhưng mà có một đặc điểm chung của các quốc gia đi theo chế độ cộng sản đều là quốc gia nghèo nàn lạc hậu. Còn đặc điểm chung của các nước phát triển tiến bộ thì lại giàu có.

Tuấn: Nghèo nàn thì mình nói cụ thể về thành tích nhân quyền, còn nói về kinh tể Việt Nam hơn kinh tế Campuchea, nhưng vì sao một số người Việt Nam vẫn chạy sang Campuchea lánh nạn? Không phải vì Việt Nam nghèo mà vì vấn đề quyền con người.

Sơn: Nếu anh muốn nói về chỉ số phát triển con người…

Tuấn: Không, tôi không nói chỉ số đó. Tôi chỉ nói về nhân quyền con ngừơi Việt Nam rất thấp. Tại sao có một số người phải chạy đi lánh nạn, một số người vẫn phải đi biểu tình khiếu kiện, v.v.

Trà Mi: Khi các anh nói Việt Nam đang phát triển thì có phải là mình đang tự nhìn lại mình, mình so sánh vói chính mình thì mình thấy mình phát triển, nhưng mà một sự so sánh xác đáng là nên so sánh với người ngoài để thấy là mình có phát triển hay không. Phải so sánh với người ngoài chứ tại sao lại so sánh với chính mình?

Tuấn: So sánh với ngừơi ngoài thì tôi thấy Việt Nam vẫn hơn nhiều nước, chẳng hạn như hơn một số nước ở Châu Phi.

Trà Mi: Tại sao anh lại đi so sánh với những nước thấp bé nhất, tức là những nước ở tận cùng trên thế giới. Nhưng mà thực ra nếu mình so sánh để mình tiến bộ hơn thì Trà Mi không nghĩ rằng mình nên so sánh với những nước thấp hơn mình bởi vì như vậy mình sẽ chỉ mãn nguyện với những gì mình đang có.

Sơn: Đúng rồi. Tôi thừa nhận với các anh chị như thế. Nhưng mà chúng ta cũng phải nhìn nhận chúng ta là ai, chúng ta từ đâu đến và chúng ta sẽ đi về đâu. Chúng ta phải xem lại lịch sử chúng ta.

Phương: Việt Nam với các nước ở bên ngoài, như ý kiến của chị Trà Mi, mình nên dùng một nước nào đó cùng thời điểm với mình làm mốc để so sánh. Chẳng hạn nói về nước Đại Hàn (Hàn Quốc) hoặc là nước Đài Loan.

Trước đây Đại Hàn, Đài Loan, Singapore, tất cả những nước đó ba mươi mấy năm về trước họ không bằng mình. Nhưng bây giờ, sau ba mươi mấy năm dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản thì mình lại không bằng một góc của người ta. Đó là điểm mốc mình dùng để so sánh.

Sơn: Vậy các anh xem các yếu tố Trung Quốc chẳng hạn, nay họ cũng là một cường quốc của thế giới đó chứ.

Phương: Đó chỉ là của những người lãnh đạo thôi, chứ không phải là sức mạnh của rnhân dân. Nhân dân rất là nghèo.

Trà Mi: Thời lựơng dành cho Diễn đàn đến đây đã hết, chúng ta phải tạm nói lời chia tay tại đây. Giờ này, sáng thứ tư tuần sau, Trà Mi sẽ gửi đến quý vị và các bạn phần hội luận tiếp theo. Mong quý vị đón theo dõi. Chương trình rất mong nhận được ý kiến tham luận của bạn nghe đài khắp nơi để Diễn đàn ngày càng phong phú và bổ ích hơn.

Quý vị muốn chia sẻ quan điểm, xin để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775. Quý thính giả cũng có thể email cho Ban Việt Ngữ qua địa chỉ : vietweb@rfa.org.

Trà Mi kính chào.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.