Kỳ nữ Kim Cương và tuyệt tác Lá Sầu Riêng

Nói chuyện trong chương trình Văn Học Nghệ Thuật của đài RFA, Nghệ sĩ Kim Cương cho biết kịch bản Lá Sầu Riêng được viết trong một trạng thái không mấy tự tin, và đó là lý do khiến cô chọn bút danh Hoàng Dũng thay vì Kim Cương.
Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
2008.09.21

KimCuong-200.jpg
Nữ nghệ sĩ Kim Cương. Photo courtesy of VNExpress
Photo courtesy of VNExpress
Nghệ sĩ
Kim Cương tên thật là Nguyễn Thị Kim Cương, sinh năm 1938.

Tuổi thơ của
là những ngày cô đơn và thiếu tình thương của gia đình khi Bà Bảy Nam là mẹ ruột gởi theo học ở trường dòng.

Cho đến năm 16 tuổi, Kim Cương rời trường trung học Lê Tấn Thành để chính thức tham gia nghề diễn ở đoàn Năm Phỉ. Năm 1956, Kim Cương được 19 tuổi, lần đầu tiên đóng vai chánh trong vở “Giai Nhân và Ác Quỷ”. Ngay lập tức, cô được báo chí phong tặng là “Kỳ nữ Kim Cương”.

Lần lên sân khấu đầu tiên ấy dường như là định mệnh của cả cuộc đời tôi. Tôi nghĩ rằng, dù má tôi có muốn cho tôi ăn học, muốn tôi không phải chịu những dằn vặt chua cay đời nghệ sĩ thì cái nghiệp chướng dường như đã được chuẩn bị sẵn cho tôi từ cái đêm ấy rồi..."

Nghệ sĩ Kim Cương

Những năm cuối thập niên 1950, Kim Cương tham gia vào nền điện ảnh Sài Gòn, tuy còn rất trẻ nhưng Kim Cương đã được xem là một ngôi sao sáng của Sân Khấu và Màn Bạc.

Cho đến thập niên sáu mươi Kim Cương bước chân vào lãnh vực sáng tác với hai vở “Lá Sầu Riêng”“Dưới Hai Màu Áo” đã chứng tỏ khả năng đa dạng của cô. Hôm nay chúng tôi xin được giới thiệu một trong hai kịch bản đó, vở thoại kịch Lá Sầu Riêng.

“Tôi xuất thân bốn đời bên sân khấu cải lương. Ông cố bà cố ông nội bà nội, ba má đều là cải lương hết!”

Nghệ sĩ Kim Cương kể lại những ngày đầu của nền kịch nghệ miền Nam Việt Nam với những kinh nghiệm mà cô đã trải qua:

“Một trong những ban thoại kịch đầu tiên là ban kịch Kim Cương và Ban Vân Nam. Tôi tham gia vì chủ yếu thỏa mãn cái lòng mê nghệ thuật của mình”.

Lá Sầu Riêng

Kịch bản Lá Sầu Riêng được cô viết trong một trạng thái không mấy tự tin, và đó là lý do khiến cô chọn bút danh Hoàng Dũng thay vì Kim Cương. Kỳ nữ kể lại:

kim-cuong-200.jpg
Kỳ Nữ Kim Cương
Photo courtesy of VnExpress
“Vào khoảng năm 1963 tôi viết vở Lá Sầu Riêng chỉ vì đáp ứng lại nhu cầu thiếu kịch bản thoại kịch vào lúc bấy giờ nhưng tôi lấy tên là Hoàng Dũng vì không tự tin lắm vào tài viết kịch của mình”.

Lá Sầu Riêng là một kỷ niệm của tôi với má tôi. Má tôi chết không để lại của cải gì chỉ để lại vở kịch này. Tôi xem nó là của gia bảo.

Nghệ sĩ Kim Cương

Hãy nghe lại một trích đoạn trong vở thoại kịch Lá Sầu Riêng khi Vân Hùng trong vai Hoàng đến từ giã Diệu để lên Sài Gòn học.

Vai Sang khi còn nhỏ là một vai gây nhiều xúc động nhất cho khán giả. Vai này không dễ chọn người đóng vì tình chất khó khăn của nó. Kim Cương kể lại những khó khăn khi chọn người đóng vai này như sau:

“Thiệt rất khó chọn vai bé Sang vì cứ vài ba năm là các em đóng vai này lớn lên hết.”

Bé Dị Thảo đã tỏ ra xuất sắc khi thủ vai này.

Bà Bảy Nam vừa là người mẹ vừa là người thầy mà cũng là bạn diễn của Kim Cương. Trong suốt mấy chục năm hai mẹ con như hình với bóng trong nhiều vai diễn nhưng có lẽ cho đến khi Lá Sầu Riêng ra đời thì cả hai nghệ sĩ mới đạt được mức xuất thần tuyệt đối trong vai mẹ và con.

Và rồi chính Kim Cương trổ tài trong vai bà mẹ khốn khổ.

Thời kỳ mang thai và sắp sanh Kim Cương Bà Bảy Nam theo đoàn hát trên đường lưu diễn đến Đà Lạt, đoàn hát đã gửi lại Huế người mẹ sắp đến ngày sinh với năm đồng bạc mà ba đồng đã được bà mua sắm quần áo cho đứa con đầu lòng. Kim Cương chào đời ở cửa Thượng Tứ, đúng khi người mẹ chỉ còn đủ một cắc để đi xe kéo đến nhà bảo sanh.

Một tuần lễ sau, đoàn hát đón hai mẹ con đi diễn ở Vinh bằng xe lửa. 18 ngày sau đó, đoàn diễn ở Huế vở Quan âm Thị Kính, bé Kim Cương đã lên sân khấu trong vai đứa con sơ sinh của Thị Mầu mà đạo cụ là cái... bình sữa!

Sau này, khi đã thành danh, Kim Cương tâm sự:

"Lần lên sân khấu đầu tiên ấy dường như là định mệnh của cả cuộc đời tôi. Tôi nghĩ rằng, dù má tôi có muốn cho tôi ăn học, muốn tôi không phải chịu những dằn vặt chua cay đời nghệ sĩ thì cái nghiệp chướng dường như đã được chuẩn bị sẵn cho tôi từ cái đêm ấy rồi..."

Kim Cương đã gắn bó với mẹ của mình trong hơn nửa thế kỷ và tất cả những gì mà cô trân quý nay dồn lại trong các tác phẩm mà cô đã cùng với bà đóng chung trong đó có Lá Sầu Riêng:

“Lá Sầu Riêng là một kỷ niệm của tôi với má tôi. Má tôi chết không để lại của cải gì chỉ để lại vở kịch này. Tôi xem nó là của gia bảo.”

Kim Cương, Vân Hùng, Bà Bảy Nam, Túy Hoa, Bé Dị Thảo, Ngọc Đan Thanh là những nghệ sĩ tiên phong trong các vai của kịch bản Lá Sầu Riêng. Sau bao nhiêu năm, kịch bản này được chuyển thể sang điện ảnh hay cải lương để thu một lượng khán giả đông đảo hơn nhưng có lẽ kịch bản gốc dành cho sân khấu kịch nói vẫn có giá trị hơn cả.

Người nghệ sĩ không bị lệ thuộc vào bài hát hay ngôn ngữ của điện ảnh. Họ mặc sức diễn tả nhân vật của mình một cách tinh tế nhất và từ đó hằn sâu trong tâm tư người xem cho đến hơn nửa thế kỷ sau.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.