Dịch heo tai xanh đang diễn biến phức tạp

Dịch heo tai xanh tiếp tục lan rộng tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tình trạng này đang được kiểm sóat, khống chế ra sao? Và tác động của đợt dịch này đối với người chăn nuôi heo thế nào?
Dịch heo tai xanh tiếp tục lan rộng
Heo bệnh được mang đi thiêu hủy. Heo bệnh được mang đi thiêu hủy. Courtesy dantri online
Courtesy dantri online

Thông tin cập nhật trên trang web của Cục Thú Y Việt Nam, được một số cơ quan truyền thông trong nước trích đăng, cho thấy trong ngày 17 tháng 8, tỉnh Bến Tre là địa phương mới nhất nhiễm dịch heo tai xanh. Như thế tổng số các địa phương chính thức công bố dịch này lên đến 23 tỉnh, thành phố khắp cả ba miền tính đến thời điểm này.

Áp lực dịch giảm mạnh mức tiêu thụ

Đối với nhiều người Việt Nam hiện nay, nhất là cư dân thuộc lớp trung lưu thành phố, mỗi khi nghe có dịch đều tiết giảm tiêu thụ những sản phẩm đang là đối tượng dịch bệnh.
Một hiện trượng vẫn thường xảy ra lâu nay tại Việt Nam là khi xuất hiện dịch bệnh, nhiều người lo bán ‘chạy dịch’ vật nuôi của họ với mong muốn vớt vát lại nguồn vốn đã bỏ ra.
Thành phố Hồ Chí Minh với số lượng người tiêu thụ đông đảo, chính là nơi thu hút nguồn thịt từ các nơi đổ về.

Người Việt Nam hiện nay, nhất là cư dân thuộc lớp trung lưu thành phố, mỗi khi nghe có dịch đều tiết giảm tiêu thụ những sản phẩm đang là đối tượng dịch bệnh.

Thống kê do Chi cục Thú Y thành phố Hồ Chí Minh đưa ra hôm ngày 16 tháng 8 vừa qua cho thấy số heo nuôi tại thành phố hằng đêm được hạ tại các điểm giết mổ gia súc tập trung tại đó chỉ chừng 1000 con trong tổng số khỏang 8000 con. Số còn lại do các tỉnh, thành lân cận đưa về.

Các hố tiêu huỷ lợn bệnh.
Các hố tiêu huỷ lợn bệnh. Source vietchinabusiness
Source vietchinabusiness
Tình trạng đó khiến thành phố Hồ Chí Minh đang đứng trước áp lực lớn như trình bày của ông Phan Xuân Thảo, chi cục trưởng Thú y thành phố Hồ Chí Minh:
“Tình hình này hiện áp lực rất lớn đối với thành phố, mặc dù thành phố có nhiều biện pháp nhưng nguy cơ vẫn có khả năng bộc phát. Thành phố chỉ có thể cân đối chừng 15% nguồn gia súc đưa vào giết mổ, 85% còn lại từ các tỉnh; trong đó có các tỉnh quanh thành phố Hồ Chí Minh như Đồng Nai, Long An, Bình Dương, và một số tỉnh khác nữa mà đó là những tỉnh đang xảy ra dịch.

Tình hình này hiện áp lực rất lớn đối với thành phố, mặc dù thành phố có nhiều biện pháp nhưng nguy cơ vẫn có khả năng bộc phát

Ô. Phan Xuân Thảo

Do đó việc kiểm sóat nguồn động vật sạch từ các tỉnh đưa vào phải hết sức nghiêm nhặt; tuy nhiên nguy cơ vẫn còn vì có khả năng sót bỏ. Áp lực dịch bệnh làm gia tăng mức độ lưu hành virus tai xanh, nguy cơ vẫn còn lớn.”

Vaccine không hiệu lực?

Ông cũng giải thích về thông tin vaccine dịch heo tai xanh không có hiệu lực trong việc phòng ngừa bệnh cho heo, cũng như những biện pháp mà cơ quan chức năng thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh lân cận đang thực hiện:
“Bốn lọai vaccine đang lưu hành trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Cục Thú Y đã có khảo sát và kiểm tra; Cục có khuyến cáo hiệu quả không cao; do đó không bắt buộc phải tiêm phòng mà chỉ khuyến cáo áp dụng những biện pháp an tòan về sinh học để phòng ngừa bệnh này. Đã có chỉ đạo chung của Bộ; tôi hy vọng sẽ xiết chặt như trong thời gian qua, Tiền Giang làm khá tốt vấn đề này. Chúng tôi cũng sẽ có ký cam kết với các tỉnh khác trong việc nguồn thực- động vật đưa về thành phố.”

Bốn lọai vaccine đang lưu hành trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Cục Thú Y đã có khảo sát và kiểm tra; Cục có khuyến cáo hiệu quả không cao; do đó không bắt buộc phải tiêm phòng

Đối với người chăn nuôi chân chính, mỗi khi xảy ra dịch bệnh họ là những người bị ảnh hưởng trước hết. Chủ nhân một hộ hiện đang nuôi chừng 100 heo tại Củ Chi nói lên tình cảnh khó khăn của gia đình hiện nay:

Nguồn thịt heo tiêu thụ giảm rất nhanh. Courtesy Cục Thú Y.
Nguồn thịt heo tiêu thụ giảm rất nhanh. Courtesy Cục Thú Y.
“Người ta bị ở đâu mà đây mình bị ảnh hưởng: heo bán không được trong khi đó cám vẫn tăng lên. Người ta lên báo, truyền hình nói là ăn heo tai xanh sẽ bị thế này thế nọ nên người ta không ăn. Mình đây ngủ không được vì lỗ.”
Trong khi heo nhà gặp nguy cơ nhiễm bệnh tai xanh, một số người chuyển sang sử dụng thịt heo rừng. Một chủ trang trại nuôi heo rừng tại Đồng Nai tỏ ra lạc quan dịch bệnh sẽ không lây sang đàn heo rừng của ông này và đưa ra những nhận định:
“Heo tai xanh chỉ có heo nhà thôi, heo rừng không bị ảnh hưởng và mức độ tiêu thụ trên thị trường không bị giảm sút. Dịch theo chu kỳ, cứ hai ba năm có một lần dịch thế này. Mỗi lần dịch đều ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi heo, nhất là heo nhà. Sẽ có một khỏang quá độ để phục hồi lại thị trường. Như tại thành phố Hồ Chí Minh người ta chọn giải pháp an tòan vào siêu thị mua. Và TV cho thấy mức tiêu thụ giảm 20%.

Người ta bị ở đâu mà đây mình bị ảnh hưởng: heo bán không được trong khi đó cám vẫn tăng lên. Người ta lên báo, truyền hình nói là ăn heo tai xanh sẽ bị thế này thế nọ nên người ta không ăn. Mình đây ngủ không được vì lỗ
Chủ nhân một hộ nuôi heo tại Củ Chi

Nếu cá nhân nuôi mà không có kiểm dịch thì không ai dám mua; nếu có đăng ký thú y, chích ngừa theo đúng pháp luật thì khi xuất bán có giấy tờ thì nguồn này rất chạy. Thương lái cũng tìm nguồn này, hơn là đi mua nhỏ lẻ.”

Dịch vượt tầm kiểm sóat?

Mạng Đất Việt ngày 12 tháng 8 có cảnh báo heo rừng nuôi cũng có nguy cơ mắc bệnh tai xanh, sau khi có bốn con heo rừng nuôi tại một trang trại ở quận 12 có dấu hiệu bệnh.
Truyền thông trong nước vừa qua có những bài viết cho thấy họat động phòng chống dịch heo tai xanh vẫn còn nhiều điều bất cập.

Ngành thú ý Việt Nam thừa nhận từ đó đến nay mức độ lây lan của dịch vượt tầm kiểm sóat của cơ quan chức năng trong nước.

Ngay cả ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn, Cao Đức Phát, được báo chí trích dẫn phát biểu trong cuộc họp bàn biện pháp cấp bách chống dịch heo tai xanh ở khu vực miền nam ngày 13 tháng 8 vừa rồi, thừa nhận rằng Việt Nam đang tay không chống dịch. Có ý kiến cho rằng do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ của người dân khiến dịch lây lan.
Heo tai xanh theo ngôn từ khoa học là hội chứng rối lọan hô hấp và sinh sản ở heo. Bệnh do virus gây nên. Đợt bùng phát dịch heo tai xanh đầu tiên tại Việt Nam là hồi tháng 3 năm 2007. Ngành thú ý Việt Nam thừa nhận từ đó đến nay mức độ lây lan của dịch vượt tầm kiểm sóat của cơ quan chức năng trong nước.


Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
18/08/2010 15:43

Đọc bản tin nầy mà thấy thương cho người dân VN. Cực khổ nuôi heo rốt cuộc rồi chẳng đi đến đâu. Lấy mà sống.