Campuchia: biểu tình đòi ân xá tù chính trị

Hàng trăm cảnh sát Campuchia chống bạo động đã ngăn chặn đoàn biểu tình đòi thả các nhà hoạt động nhân quyền và tù nhân chính trị .
Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia
2012.11.08
Cảnh sát Campuchia ra sức đẩy lụi đoàn biểu tình (8/tháng) Cảnh sát xô đẩy, ngăn chặn không cho người biểu tình diễu hành trên đường phố ngày 08/11/2012.
Photo Quốc Việt RFA


Tải xuống - download

Sáng ngày 8 tháng 11, Phong trào thanh niên Sam Rainsy, đảng Nhân quyền cùng một số cộng đồng bị cưỡng chế đất đai đã tổ chức biểu tình tại công viên tự do thuộc Quận Daun Penh ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Mục đích nhằm đòi thả các nhà hoạt động nhân quyền và tù nhân chính trị.

Mục đích của đoàn biểu tình

Phong trào thanh niên của hai đảng đối lập lớn nhất ở Campuchia khoảng 200 người tổ chức biểu tình ôn hòa tại công viên tự do, rồi diễu hành trên đường phố đến Hoàng cung để kiến nghị Quốc vương Norodom Sihamoni yêu cầu ân xá cho các tù nhân nhân quyền và chính trị.

Điều 27 của Hiến pháp Campuchia, Quốc vương có quyền giảm tội và ân xá mỗi lần có lễ truyền thống.

Ông Suong Sophorn, Trưởng Phong trào thanh niên Sam Rainsy cho biết cuộc biểu có ba mục đích lớn bao gồm kêu gọi chính phủ thay đổi thành phần của Ủy ban bầu cử quốc gia; tăng cường xiết chặt hệ thống tư pháp vì chính phủ không thể tách rời giữa cơ quan lập pháp, tư pháp và hành pháp; và thứ ba đoàn biểu tình kiến nghị Quốc vương ân xá các tội phạm chính trị hoạt động nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và đất đai.

Ông Suong Sophorn phát biểu:

“Những tù nhân chính trị như ông Sam Rainsy, ông Mam Sonando, Giám đốc Đài phát thanh Tổ Ong, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Dân chủ và một số nhà hoạt động vì quyền sỡ hữu đất đai ở Borey Keila và Boeung Kak, họ là những tù nhân bị tòa án cáo buộc một cách vô lý. Chúng ta được biết vụ án ông Sam Rainsy hoàn toàn là vụ án chính trị. Chính phủ cũng từng thừa nhận hành động nhổ cột mốc biên giới tạm của ông nhằm lợi dụng trong vấn đề chính trị.”

Cuộc biểu có ba mục đích lớn bao gồm kêu gọi chính phủ thay đổi thành phần của Ủy ban bầu cử quốc gia; tăng cường xiết chặt hệ thống tư pháp vì chính phủ không thể tách rời giữa cơ quan lập pháp...; và thứ ba đoàn biểu tình kiến nghị Quốc vương ân xá các tội phạm chính trị

Ông Suong Sophor

Cuối tháng 1/2010, ông Sam Rainsy bị tòa án tỉnh Svay Rieng của Campuchia tuyên án hai năm tù giam vì tội phá hoại tài sản nhà nước và có hành động kích động phân biệt sắc tộc, khi nhổ các cột mốc biên giới tạm số 185 của Ủy ban biên giới chung Campuchia – Việt Nam vào ngày 25/10/2009.

Ông Suong Sophorn, Trưởng Phong trào thanh niên Sam Rainsy phát biểu với báo giới. 08/11/2012, Photo Quốc Việt, RFATrước khi ông bị kết tội, chính phủ Việt Nam đã yêu cầu Campuchia phải có biện pháp xử lý thích đáng đối với ông. Việt Nam đã lên án hành động này và các phát biểu của ông Sam Rainsy cáo buộc Việt Nam lấn cột mốc là vu cáo Việt Nam, nhằm mục đích phá hoại mối quan hệ của hai nước.

Tháng 9/2010, ông Sam Rainsy bị Toà án Campuchia kết án thêm 10 năm tù giam trong vụ án làm giả tài liệu và bản đồ gây cản trở công tác phân giới cắm mốc của Chính phủ hai nước.

Còn ông Mam Sonando, Giám đốc Đài phát thanh Tổ Ong, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Dân chủ đã bị Tòa án sơ thẩm thủ đô Phnom Penh xử ngày 1/10/2012. Ông bị kết án 20 năm tù và phạt tiền 2.500 USD với tội danh kích động gây rối và chống đối chính quyền, kích động bãi công, can thiệp bất hợp pháp vào công việc của chính quyền và kích động dân cầm vũ khí chống nhà nước.

Trước đó, Thủ tướng Hun Sen cũng tuyên bố sẽ không ân xá ông Sam Rainsy. Và chẳng bao giờ thảo luận với ông Sam Rainsy để ông này có cơ hội trở về nước tiếp tục hoạt động chính trị.

Tất cả những hoạt động trên đều không phù hợp với hoàn cảnh chính trị hiện nay. Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, không có tù nhân chính trị. Các tù nhân đều được tòa án điều tra, xét xử và công bố phán quyết, kết tội đúng người và theo Pháp luật

Ông Tith Sothea

...Tất cả những hoạt động trên đều không phù hợp với hoàn cảnh chính trị hiện nay. Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, không có tù nhân chính trị. Các tù nhân đều được tòa án điều tra, xét xử và công bố phán quyết, kết tội đúng người và theo Pháp luật.Ông Tith Sothea

Campuchia không có chính trị?

Còn Cố vấn Thủ tướng Hun Sen phát biểu, Campuchia đã có hơn một ngàn tù nhân trên toàn quốc nhưng không có tù nhân chính trị. Ông nói các tổ chức nhân quyền, đảng phái chính trị đối lập không nên lợi dụng ngày Lễ độc lập thống nhất đất nước (9/11) để cầu xin Quốc vương ân xá.

Ông Tith Sothea: “Tất cả những hoạt động trên đều không phù hợp với hoàn cảnh chính trị hiện nay. Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, không có tù nhân chính trị. Các tù nhân đều được tòa án điều tra, xét xử và công bố phán quyết, kết tội đúng người và theo Pháp luật. Những hành động biểu tình trên đường phố không phải là giải pháp tốt nhất, hơn nữa chính phủ không có quyền ân xá tù nhân.”

Quay lại chuyện biểu tình, sau khi tập trung vài tiếng tại công viên tự do, đoàn biểu tình đã diễu hành trên đường phố hướng tới Cung điện Hoàng gia nhằm cầu nguyện cho cựu Quốc vương Norodom Sihanouk và trình kiến nghị thư tuy nhiên bị hàng trăm cảnh sát chống bạo động, công an và an ninh chặn lại. Nhóm người biểu tình bị cảnh sát xô đẩy không cho tiến về phía trước nhưng không có sự đáng tiếc nào xảy ra.

Hành động ngăn cản của cảnh sát và chính quyền của Thủ tướng Hun Sen cho thấy họ không tôn trọng Nhà vua bởi cuộc biểu tình hôm nay chỉ là muốn có thống nhất đất nước, thống nhất chính trị và đoàn kết đất nước

ông Suong Sophorn

Theo ông Suong Sophorn, dự kiến ban đầu có khoảng hơn 1.000 người tham gia biểu tình nhưng đa số bị công an, chính quyền tỉnh chặn đường không cho xe chở người biểu tình vào thủ đô.

Ông nói: “Hành động ngăn cản của cảnh sát và chính quyền của Thủ tướng Hun Sen cho thấy họ không tôn trọng Nhà vua bởi cuộc biểu tình hôm nay chỉ là muốn có thống nhất đất nước, thống nhất chính trị và đoàn kết đất nước.”

Trong khi đó, quan chức đại diện của Quận Daun Penh cho rằng đoàn biểu tình của Phong trào thanh niên Sam Rainsy đang tuyên truyền, biểu tình chống chính phủ và lợi dụng chính trị. Đoàn biểu tình đã xem thường cựu Quốc vương Sihanouk vì đã biểu tình trong khi người dân đang đến cầu nguyện cho cựu Quốc vương trước Hoàng cung.

Đại diện Quận Daun Penh: “Tất cả những hành động của thanh niên Sam Rainsy đã và đang lợi dụng chính trị cho đảng đối lập. Chúng tôi đề nghị ngừng lại hành động này. Trưởng đoàn biểu tình nên cho đại diện của mình 3 người đến trình kiến nghị thư tại các cơ quan có liên quan.”

Thành phần của Ủy ban bầu cử quốc gia Campuchia đã được Quốc hội thông qua và tuyên thể nhậm chức vào ngày 5/11 vừa qua. Trong số 9 ủy viên của Ủy ban bầu cử quốc gia, hầu hết là cựu thành viên của đảng Nhân dân Campuchia đang cầm quyền.

Ủy ban này vừa xóa tên ông Sam Rainsy ra khỏi danh sách ứng cử viên Thủ tướng trong cuộc tổng tuyển cử Quốc hội vào năm 2013.

Cho đến hiện nay, thành phần của Ủy ban bầu cử Campuchia vẫn là đề tài nóng tại xứ này mỗi lần mùa bầu cử tới. Châu Âu, Hoa Kỳ và các tổ chức Nhân quyền trong và ngoài nước cũng kêu gọi Phnom Penh thay đổi thành phần của Ủy ban bầu cử, đồng thời trả tự do cho các nhà hoạt động chính trị đang bị giam cầm.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.