Đông Á bất an


2005.05.18

Nguyễn Xuân Nghĩa, phóng viên đài RFA

Triển vọng tăng trưởng kinh tế trong khu vực Đông Á đang bị đe dọa bởi nhiều biến cố địa dư chiến lược, tình hình sẽ xoay chuyển ra sao trong thời gian sắp tới đây?

Biểu tình chống lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Il gần Toà đại sứ Hoa Kỳ ở Seoul hôm 11-2-2005. AFP PHOTO

Diễn đàn Kinh tế xin trao đổi với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về đề tài này trong mục chuyên đề hàng tuần do Việt Long thực hiện sau đây.

Hỏi: Thưa ông, vào đầu năm nay, kinh tế Đông Á có nhiều hứa hẹn tốt đẹp mà cũng bao hàm một số rủi ro thuộc địa hạt kinh tế, như nguy cơ hạ cánh nặng nề của kinh tế Trung Quốc, là điều chúng ta đã đề cập tới nhiều lần trên diễn đàn này.

Nhưng, trong mấy tuần qua, nhiều biến cố thuộc loại địa dư chiến lược trong khu vực lại như đe dọa hy vọng tăng trưởng ấy của Đông Á. Ông giải thích thế nào về sự việc này và dự báo ra sao về cục diện sắp tới?

Đáp: Thực ra, bước vào năm nay, chúng ta đã dự đoán là tình hình kinh tế của khu vực Đông Á sẽ bị chi phối nặng bởi những gì xảy ra tại Trung Quốc, là điều dư luận bắt đầu thấy ra, kể cả lời đồn đoán về việc Bắc Kinh có thả nổi đồng nhân dân tệ trong nay mai hay không.

Tuy nhiên, như ông vừa nói, từ ít tuần nay, địa dư chiến lược trong vùng lại có một số yếu tố bất ổn khả dĩ đe dọa tình hình kinh tế của Á châu Thái bình dương. Nhận xét đầu tiên của tôi là đa số các yếu tố này lại đe dọa sự ổn định và cả khả năng tồn tại của đảng Cộng sản Trung Quốc cho nên sẽ là một sức ép khác trên địa hạt kinh tế của Hoa lục và qua đó trên toàn vùng Đông Á.

Hỏi: Xin ông tổng lược cho thính giả về các yếu tố bất ổn này, và vì sao chúng lại ảnh hưởng tới lãnh đạo Trung Quốc.

Đáp: Trước hết, trong lãnh vực an ninh, Hoa Kỳ và Nhật Bản cho biết nền tảng hợp tác quân sự của hai nước bao trùm lên vùng eo biển Đài Loan, tức là Đài Loan sẽ được hai nước cùng bảo vệ.

Phản ứng bảo hộ mậu dịch và gay gắt với Trung Quốc đang thắng thế tại Hoa Kỳ, trong Quốc hội và cả bên Hành pháp với việc nâng hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may Hoa lục vừa được thông báo hôm Thứ Sáu 13 vừa qua.

Kế tiếp là việc Quốc hội Trung Quốc biểu quyết đạo luật phản phân liệt chống lại xu hướng độc lập của Đài Loan. Thứ ba là quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đột nhiên suy đồi với phong trào chống Nhật tại Hoa lục.

Thứ tư, và cũng thuộc lãnh vực an ninh, ngay trong nội bộ chính quyền Nam Hàn lại có rạn nứt khiến Seoul khó ứng phó bởi phản ứng đầy thách đố của Bắc Hàn là đòi thử nghiệm hỏa tiễn – hay tên lửa nói theo lối trong nước - và giải pháp thương thảo giữa sáu nước liên hệ là Nam-Bắc Hàn, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Liên bang Nga sẽ khó thành. Kết cục là an ninh tại Đông Bắc Á bị đe dọa.

Trong bối cảnh an ninh bất ổn đó, từ mấy tuần qua một số biến cố khác lại xảy ra. Đó là phản ứng bảo hộ mậu dịch và gay gắt với Trung Quốc đang thắng thế tại Hoa Kỳ, trong Quốc hội và cả bên Hành pháp với việc nâng hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may Hoa lục vừa được thông báo hôm Thứ Sáu 13 vừa qua.

Thứ hai là cùng sức ép của nhiều nước trên thế giới đòi Bắc Kinh phải thả nổi đồng nhân dân tệ, chính quyền Hoa lục cũng ban hành một số biện pháp mới nhằm hạ nhiệt thị trường địa ốc với hậu quả là đà tăng trưởng sẽ giảm.

Ta thấy rằng sáu loại biến cố vừa an ninh vừa kinh tế đều gây vấn đề cho lãnh đạo Bắc Kinh, cho đảng Cộng sản Trung Quốc, vì đảng này viện dẫn lý do cầm quyền của mình ở hai điểm là bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ - nôm na là thu hồi Đài Loan - và đảm bảo thành quả kinh tế khả quan cho người dân.

Nếu kinh tế Trung Quốc sa sút, là điều bắt đầu xảy ra, và lãnh đạo xứ này lại có cảm giác là mình bị đe dọa thì khu vực Đông Á sẽ khó yên vì một quy luật mình có thể minh diễn bởi một thành ngữ Pháp: “chính sự sợ hãi của ngươi mới làm ta sợ hãi”….

Hỏi: Trước khi nói đến hậu quả, xin hỏi ông thêm một chi tiết là liệu Trung Quốc có thuyết phục được Bắc Hàn từ bỏ ý định sử dụng võ khí hạch tâm và hỏa tiễn hay không?

Đáp: Ứng xử với Bắc Hàn, thế giới có thể hoặc dụ hoặc dọa. Giải pháp ôn hòa và khuyến dụ, là điều chính quyền Mỹ đã áp dụng thời Tổng thống Bill Clinton, không có hiệu quả. Giờ đây, các nước chỉ còn giải pháp cứng rắn, và việc gây sức ép cho chế độ Bắc Hàn tùy thuộc nhiều nhất vào Trung Quốc.

Nếu Bắc Kinh tiếp tục đường lối nhập nhằng hiện nay, tức là không thực sự gây áp lực mà còn dùng Bắc Hàn làm đòn bẩy để tranh thủ quyền lợi với các nước liên hệ thì liên minh quân sự giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản càng được củng cố, với hậu quả là toàn khu vực sẽ mở ra một cuộc thi đua võ trang và Đài Loan càng được bảo vệ.

Nhìn từ bên kia Thái bình dương, Hoa Kỳ có tiếp tục đối sách cứng rắn hiện nay với Trung Quốc hay không? Ta thấy là trong nội bộ của cả hai nước, xu hướng cứng rắn và nghi kỵ hiện đang thắng thế cho nên một phản ứng phiêu lưu dại dột nào đó của Bắc Hàn có thể gây hậu quả tai hại nằm ngoài dự đoán của các nước liên hệ.

Thứ nữa, đường lối ỡm ờ này còn gây ra một mối nguy khác cho Trung Quốc là võ khí hạch tâm của Bắc Hàn chưa bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ thì có khi đã rót vào Bắc Kinh. Vấn đề còn lại, và tôi không dám lạm bàn về địa hạt này, là Bắc Kinh có đổi chác được gì khi can ngăn Bắc Hàn hay không, và nếu như có muốn thì có can ngăn nổi hay không?

Ngược lại, và nhìn từ bên kia Thái bình dương, Hoa Kỳ có tiếp tục đối sách cứng rắn hiện nay với Trung Quốc hay không? Ta thấy là trong nội bộ của cả hai nước, xu hướng cứng rắn và nghi kỵ hiện đang thắng thế cho nên một phản ứng phiêu lưu dại dột nào đó của Bắc Hàn có thể gây hậu quả tai hại nằm ngoài dự đoán của các nước liên hệ.

Hỏi: Bây giờ, ta mới nói về những hậu quả, và theo dõi tình hình khu vực này, ông dự đoán là hậu quả của những bất ổn này sẽ ra sao?

Như vừa trình bày, tôi không dám lạm bàn về những xoay chuyển tại bán đảo Triều Tiên hay phản ứng đầy bất trắc và bất ngờ của Bắc Hàn, nhưng thiển nghĩ rằng ngoài yếu tố ngoại biên ấy, nội tình Trung Quốc cũng đã có nhiều vấn đề không thể không phá tác nay mai.

Trước hết là các vấn đề này lại giàng chính trị vào kinh tế vì hệ thống lãnh đạo hiện hành tại Hoa lục. Thứ nữa, lãnh đạo xứ này ý thức rất rõ sự nguy kịch của các vấn đề ấy, rõ hơn là nhận thức hay cảm quan của dư luận bên ngoài, kể cả dư luận của các tổ hợp tài chính quốc tế đang theo dõi hay tường trình về tình hình Hoa lục.

Điều đáng chú ý là cách giải quyết các vấn đề này. Bắc Kinh có thể mạnh tay cải cách và gột bỏ những suy nhược trong cơ chế kinh tế tài chính nhưng sẽ gây hậu quả khó lường về xã hội và chính trị. Đã vậy, và điều này là một thực tế mà thế giới bên ngoài không đánh giá đúng - y như đang đánh giá sai tại Việt Nam - chính quyền trung ương thực ra không điều khiển được bộ máy cai trị của mình tại các địa phương, là các đảng bộ hay ban ngành ở dưới.

Vì vậy mà cứ tiến được một bước là họ lại lùi vài bước, từ việc cải cách doanh nghiệp nhà nước đến chấn chỉnh hệ thống ngân hàng cũng do nhà nước quản lý. Nguy cơ suy sụp do đó cứ tích lũy dần và rốt cuộc, lãnh đạo sẽ phải thoái lui về chủ nghĩa ái quốc, nhất là trước sức ép rất mạnh của Hoa Kỳ và nhiều nước Đông Á khác về yêu cầu cải cách chính trị cho dân chủ hơn và cải tổ kinh tế cho minh bạch hơn.

Nói cho ngắn gọn thì đây là một cơ hội chuyển hóa hay thoát xác cho Việt Nam – chỉ tồn tại được một vài năm mà thôi, sau đó là quá trễ. Chúng ta có thể biết được một phần nào dự tính cải cách hay không của Việt Nam nhân chuyến thăm viếng Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải vào tháng tới.

Những gì đang xảy ra tại Liên bang Nga, trong vùng ảnh hưởng sinh tử nhất của nước Nga, có thể sẽ xảy ra tại Trung Quốc. Nhanh hay chậm thì ta chưa thể rõ nhưng thấy là bất ổn sẽ chỉ tăng mà thôi.

Hỏi: Câu hỏi cuối, thưa ông, Việt Nam sẽ gặp hậu quả gì trong tình hình ấy?

Đáp: Nếu có thể dự đoán - và tôi nghĩ rằng dự đoán sai vẫn có xác suất cao – thì trong ngắn hạn Việt Nam gặp nhiều rủi ro lớn nhưng trong dài hạn thì cục diện này có khi là điều có lợi. Trước mắt, Việt Nam bị thách đố nặng vì sức ép của cạnh tranh và những bất ổn ngoại nhập về kinh tế và tài chính hay ngoại hối.

Tuy nhiên, trong lâu dài thì những biến động an ninh lẫn chính trị này khiến Việt Nam ý thức được những nhược điểm của hệ thống kinh tế lẫn chế độ lãnh đạo chính trị hiện nay, đi cùng mối quan hệ đầy phức tạp với Trung Quốc.

Nói cho ngắn gọn thì đây là một cơ hội chuyển hóa hay thoát xác cho Việt Nam – chỉ tồn tại được một vài năm mà thôi, sau đó là quá trễ. Chúng ta có thể biết được một phần nào dự tính cải cách hay không của Việt Nam nhân chuyến thăm viếng Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải vào tháng tới.

Tôi nói “một phần nào” vì không tin vào một kết quả đột biến từ chuyến thăm viếng và càng không tin là ông Khải có khả năng hay thực quyền để tiến hành việc ấy, nếu như ông ta có muốn. Chúng ta sẽ còn có dịp trở lại chuyến đi này trong một kỳ tới.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.