Đánh giá lại việc mua tạm trữ gạo

Vụ đông xuân 2011-2012 ở đồng bằng sông Cửu Long đã hầu như kết thúc, nhưng kế hoạch mua 1 triệu tấn gạo tạm trữ với nguồn vốn ưu đãi được cho là không đạt mục tiêu vực dậy giá lúa. Dư luận đánh giá thế nào về chương trình này. Nam Nguyên tìm hiểu vấn đề này.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2012.05.01
Thương lái tập kết lúa đi xay xát Thương lái tập kết lúa đi xay xát - Ảnh: Trung Chánh. Nguồn Kinh tế Saigon Online
Nguồn Kinh tế Saigon Online

Không thực sự giúp nông dân


Chính sách mua tạm trữ trên nguyên tắc được chính phủ áp dụng mỗi khi một mặt hàng nông sản bị ứ đọng, rớt giá và với mục đích đẩy giá thị trường lên. Tuy vậy, giá lúa gạo đã không tăng trong thời gian thực hiện mua tạm trữ 15/3-15/4 ở đồng bằng sông Cửu Long mà chỉ tăng vào tuần lễ sau cùng của tháng 4, do có thông tin doanh nghiệp ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo. Theo ước tính của ngành nông nghiệp, nông dân đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch hơn 10 triệu tấn lúa trong vụ đông xuân vừa hoàn tất.                

Nhận định về các thông tin cho rằng việc mua tạm trữ vụ đông xuân vừa qua chỉ có doanh nghiệp hưởng lợi, sự trợ cấp của chính phủ trong chương trình này không đến tay nông dân. Ông Nguyễn Trí Ngọc cục trưởng Cục Trồng trọt phát biểu từ Hà Nội:
Chúng tôi theo dõi thì công bằng mà nói người nông dân chưa được hưởng lợi nhiều và chính vì vậy chúng tôi kiến nghị là bằng cách nào đó để cho người nông dân được hưởng lợi nhiều hơn
Ông Nguyễn Trí Ngọc

“Hiện nay chính phủ đang giao cho Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương đánh giá lại chính sách thu mua 1 triệu tấn gạo vụ Đông Xuân. Chúng tôi theo dõi thì công bằng mà nói người nông dân chưa được hưởng lợi nhiều và chính vì vậy chúng tôi kiến nghị là bằng cách nào đó để cho người nông dân được hưởng lợi nhiều hơn, đặc biệt là theo ý kiến chỉ đạo của thủ tướng người nông dân phải có lãi 30% trở lên so với giá thành sản xuất.”

Để mua 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân theo chương trình tạm trữ các doanh nghiệp có thể được vay vốn không lãi suất lên tới 7-8 ngàn tỷ đồng, tính theo mức giá gạo nguyên liệu trung bình và chi phí xay xát đánh bóng. Trong khi đó người nông dân trực tiếp làm ra hạt lúa đông xuân lại chịu lãi suất khoảng 18% một năm và phải sau vụ đông xuân mới được ngân hàng mở rộng tín dụng và áp dụng lãi suất 16%. Nông dân đồng bằng
Thiếu kho chứa đôi khi nông dân phải bán lúa tươi tại ruộng. Source info.net
Thiếu kho chứa đôi khi nông dân phải bán lúa tươi tại ruộng. Source info.net
Source info.net
sông Cửu Long phát biểu:

“Tôi đang vay lãi suất 16% tức chỉ thấp hơn năm ngoái một chút nhưng họ cho vay nới rộng lắm, nếu một công đất định giá thị trường 50 triệu thì họ có thể cho vay từ 15 tới 20 triệu, như vậy 1 héc-ta có thể cho vay tới 150 triệu đồng. Trước đây không như vậy, 1 héc- ta vay được 10-15 triệu, nếu là khách hàng quen biết thì 1héc-ta có thể được 20-25 triệu.”  
Tôi đang vay lãi suất 16% tức chỉ thấp hơn năm ngoái một chút nhưng họ cho vay nới rộng lắm, nếu một công đất định giá thị trường 50 triệu thì họ có thể cho vay từ 15 tới 20 triệu, như vậy 1 héc-ta có thể cho vay tới 150 triệu đồng. Trước đây không như vậy, 1 héc- ta vay được 10-15 triệu 
Nông dân ĐBSCL  

Trong lúc cộng đồng doanh nghiệp cả nước lao đao vì khó tiếp cận vốn ngân hàng và lãi suất quá cao, thì 88 doanh nghiệp thành viên VFA tham gia chương trình mua tạm trữ đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ toàn bộ lãi suất vốn vay ngân hàng để mua gạo cho dân. Nhiều người gọi đây là một cơn mưa vàng cho những doanh nghiệp thụ hưởng, bởi vì ngân sách nhà nước hỗ trợ toàn bộ phần lãi suất vay vốn 14%/năm đối với vốn vay liên quan tới nông nghiệp, doanh nghiệp xem như được vay vốn không lãi suất trong thời hạn 3 tháng từ 15/3 đến 15/6.

Cần xét lại chính sách mua tạm trữ


Nông dân đồng bằng sông Cửu Long than phiền việc mua tạm trữ không giúp ích cho họ vì giá lúa gần như không thay đổi trong tháng mua tạm trữ:

“Chuyện mua lúa tạm trữ đâu có giúp gì cho nông dân, nếu đưa đồng vốn đó cho nông dân hưởng thì đỡ đàng này đưa cho doanh nghiệp hưởng…vụ mua tạm trữ này để làm cho giá lúa tăng lên nhưng thực tế không tăng. Mấy ‘ổng’ phải có phương cách nào đưa đồng vốn đó tới tay nông dân để họ trữ lúa lại thì hy vọng có lý hơn…để vô tình làm giàu cho doanh nghiệp mà người dân không được hưởng lợi gì.”     

Ngay cả việc ấn định mức giá mua tạm trữ là không dưới 5.000đ/kg lúa khô loại thường giao tại kho doanh nghiệp cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Giá này được cho là đủ để nông dân có lãi 30% so với giá thành.  Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Trí Ngọc phát biểu:
Chuyện mua lúa tạm trữ đâu có giúp gì cho nông dân, nếu đưa đồng vốn đó cho nông dân hưởng thì đỡ đàng này đưa cho doanh nghiệp hưởng…vụ mua tạm trữ này để làm cho giá lúa tăng lên nhưng thực tế không tăng.
Nông dân ĐBSCL

“Cách tính thì có thể nhiều địa phương còn nhiều ý kiến, dân còn nhiều ý kiến. Tuy nhiên theo sự thống nhất của Bộ Tài chính, chúng tôi đã cố gắng tính đủ hết đầu vào cho người nông dân, giá thành thóc lúa đông xuân giao động trong khoảng 3.400đ-3.800đ/kg. Người dân đã bán được từ 5.000đ/kg  hoặc trên 5.000đ/kg
Thiếu sân phơi nông dân đôi khi phải phơi luá trên đường lộ. RFA
Thiếu sân phơi nông dân đôi khi phải phơi luá trên đường lộ. RFA
RFA
lúa khô.”


Trên thực tế hiếm có nông dân tự xay ra gạo nguyên liệu rồi mang tới kho doanh nghiệp thành viên VFA để bán. Hầu hết nông dân bán lúa tươi tại ruộng cho thương lái với giá ít hơn lúa khô khoảng 800đ tới 1.000đ/kg và thương lái mới là người bán gạo tạm trữ cho doanh nghiệp. Ngoài ra các chuyên gia cho rằng, Bộ Tài chính và Bộ NN-PTNT tính giá thành không bao gồm chi phí quản lý của chủ ruộng và nhất là phí sử dụng đất. Theo thời giá 1 công đất 1.000m2 phải thuê 1,5 triệu đồng một vụ lúa hay 15 triệu đồng 1 héc-ta. Nông dân đồng bằng sông Cửu Long phát biểu:  

“Đa số cũng có lời nhưng không được 30%, còn những người đi thuê đất làm thì lỗ nặng…hầu như không có ai được lời họ lỗ nhiều lắm.”
Đa số cũng có lời nhưng không được 30%, còn những người đi thuê đất làm thì lỗ nặng…hầu như không có ai được lời họ lỗ nhiều lắm
Nông dân ĐBSCL

Chương trình mua tạm trữ lúc đầu được Bộ Công thương và bộ NN-PTNT loan báo kéo dài 45 ngày, nhưng sau đó VFA kết thúc sớm ngay vào 15/4 với lý do đã mua đủ 1 triệu tấn gạo quy ra lúa là 2 triệu tấn lúa. Trong suốt 30 ngày mua tạm trữ giá gạo đứng ở mức thấp. Sau đó VFA loan báo từ đầu năm tính đến ngày 19/4 lượng hợp đồng xuất khẩu gạo đạt 4,2 triệu tấn tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Ngay lập tức giá lúa gạo nhích dần lên, đến ngày 23/4, giá lúa tăng trung bình 10%, lúa khô loại thường đạt 5.500đ/kg. Ở thời điểm này, chỉ một số ít nông dân có điều kiện trữ lúa chưa bán thì được hưởng mức giá cao, thực tế lúa gạo đã nằm trong kho các nhà xuất khẩu, các doanh nghiệp cung cấp gạo xuất khẩu, doanh nghiệp xay xát hay trong vựa của thương lái.  

Không hiểu doanh nghiệp tham gia chương trình mua tạm trữ, thực sự sử dụng đồng vốn trợ cấp mua gạo như thế nào, mà mục tiêu đẩy giá lúa lên trong tháng 3 không thành công. Nhưng nếu họ lấy vốn vay được chính phủ cấp bù 14% lãi suất ngân hàng để mua gạo, sau khi ký được hợp đồng với khách hàng, thì đúng là cần xem xét lại chính sách mua tạm trữ. Thay vì giúp đỡ doanh nghiệp kiếm lời, nên sử dụng dòng tiền này hỗ trợ nông dân một cách thực tế, chẳng hạn hỗ trợ chi phí bơm tưới, cung cấp vật tư đầu vào chất lượng tốt với giá hợp lý.      

Video: Việt Nam tuần qua 28-04-2012

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.