Các nước GMS thúc đẩy hợp tác khung chiến lược mới

Tại Campuchia, Bộ trưởng Thương mại các nước tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), Ngần hàng Phát triển Châu Á ADB cùng với các đối tác phát triển tổ chức Hội nghị lần thứ 17 nhằm rà soát và thống nhất khung chiến lược GMS mới cho gia đoạn 2012 – 2022.
Quốc Việt, Thông tín viên RFA, Phnom Penh
2011.08.04
Bộ trưởng Thương mại Campuchia ông Cham Prasidh tại Hội nghị lần 3, các nước tiểu vùng Mekong mở rộng. (28/7/2011 Bộ trưởng Thương mại Campuchia ông Cham Prasidh tại Hội nghị lần 3, các nước tiểu vùng Mekong mở rộng. (28/7/2011
Photo by Quốc Việt, RFA

Tầm quan trọng của chương trình GMS

Với khung khổ mới nhằm rà soát và thống nhất khung chiến lược các quốc gia tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) cho giai đoạn mới năm 2012 – 2022, Bộ trưởng Thương mại các nước GMS thống nhất khung chiến lược GMS mới, tiến lên trong bối cảnh những thay đổi của thế giới và khu vực, vấn đề biến đổi khí hậu, tăng mạnh xuất khẩu và thương mại nội khối, đặc biệt giúp vùng thông qua các hoạt động hợp tác phát triển, bao gồm việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng để thiết lập các hành lang kinh tế GMS. Quyết định ủng hộ khung chiến lược GMS mới này được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 17, diễn ra từ ngày 2-4/8 tại thủ đô Phnom Penh của Vương quốc Campuchia.
Bộ trưởng Thương mại Campuchia là ông Cham Prasidh cho biết tại Hội nghị rằng Campuchia hoàn toàn ủng hộ khung chiến lược GMS mới cho giai đoạn 2012 – 2022, thúc đẩy hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng,
Biểu tưởng Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước GMS. Source ADB.org
Biểu tưởng Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước GMS thứ 17. Source ADB.org
Source ADB.org
đồng thời tăng cường quản lý tri thức để hỗ trợ cho việc triển khai một cách có hiệu quả khuôn khổ mới.
khung chiến lược mới đánh dấu sự tăng tốc mang tính bước ngoặt của chương trình GMS, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại tại các nước tiểu vùng Mekong mở rộng chẳng hạn sự đe dọa từ khủng hoảng tài chính khiến ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực và vấn đề biến đổi khí hậu.
Ông Kunio Senga
Bộ trưởng Cham Prasidh còn nhấn mạnh các nước GMS vẫn còn nhiều công việc phải hoàn thành trong giai đoan mới nhằm đảm bảo sự tăng cường các hoạt động hợp tác, thiết lập các hành lang kinh tế tại nước tiểu vùng Mekong mở rộng.
Ông Kunio Senga, Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết khung chiến lược mới đánh dấu sự tăng tốc mang tính bước ngoặt của chương trình GMS, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại tại các nước tiểu vùng Mekong mở rộng chẳng hạn sự đe dọa từ khủng hoảng tài chính khiến ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực và vấn đề biến đổi khí hậu. ADB quyết tâm theo đuổi giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong khu vực, đồng thời thúc đẩy hợp tác dựa trên khung chiến lược GMS mới và khẳng định tầm quan trọng của chương trình GMS.
Theo ADB, với sự hỗ trợ từ ADB, chính phủ các nước Thái Lan, Lào, Myanmar, Trung Quốc, Campuchia và Việt Nam đã khởi động chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng GMS vào năm 1992. Tính đến cuối tháng 6 năm 2011, ADB đã cung cấp các khoản vay và viện trợ không hoàn lại với tổng trị giá 5 tỷ USD cho 55 dự án trong khu vực tiểu vùng, các đối tác phát triển đã cung cấp 4,6 tỷ USD cho những dự án này và 118,2 triệu USD đã hỗ trợ cho các dự án hỗ trợ kỹ thuật.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.