Cựu DB Cao Quang Ánh mong muốn cải thiện nhân quyền VN

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013.04.11
20130410_110055_2-305.jpg Cựu DB Cao Quang Ánh đang phát biểu tại cuộc họp báo tại Trụ Sở Quốc Hội Hoa Kỳ sáng 10/4/2013.
RFA photo

Nghe bài này

Tải xuống - download

Trong tuần này, nhiều tổ chức tôn giáo và đoàn thể người Việt hải ngoại từ mọi nơi về thủ đô Washington DC để vận động với hành pháp và điều trần trước Quốc hội về tình trạng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Vũ Hoàng thực hiện cuộc phỏng vấn sau đây với cựu dân biểu Cao Quang Ánh.

Vũ Hoàng: Thưa quí khán thính giả của đài ACTD, chúng tôi rất hân hạnh được gặp cựu dân biểu Cao Quang Ánh, để nói về tình hình dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Thưa dân biểu, ông có thể đánh giá một cách tổng quan về tình hình này tại Việt Nam được không ạ?

D.B Cao Quang Ánh: Như quý vị biết, trong vài năm qua, tình hình này ở trong nước Việt Nam thay vì tiến lên như những nước văn minh khác, Việt Nam lại đi ngược lại trong vấn đề nhân quyền và dân chủ, cũng như tự do tôn giáo. Nếu chúng ta để ý tới sự đàn áp của Giáo xứ Cồn Dầu, ở Đồng Chiêm và ở rất nhiều những khu vực khác, cộng với sự đàn áp của những tôn giáo như Hòa Hảo, hoặc của những người phật giáo… chúng ta thấy rằng quốc hội và những nước văn minh khác cần phải lên tiếng trước những sự vi phạm này, nhất là chúng tôi có những bằng chứng về cộng sản Việt Nam đứng sau những công ty gửi những phụ nữ Việt Nam qua những công ty của Nga, trong điều chúng ta gọi là “buôn bán tình dục.”   Vũ

Vũ Hoàng: Hiện ông đang sống ở một nước dân chủ, tự do, vậy khi nhìn về Việt Nam, những biện pháp gì theo ông để cải thiện những tình hình mà ông vừa trình bày?

D.B Cao Quang Ánh: Vâng, trong vấn đề tranh đấu nhân quyền cho Việt Nam, sự vận động thay đổi cho xã hội Việt Nam, chúng ta thấy là sự tranh đấu này cần một đường lối lâu dài, không thể có sự thay đổi trong vòng một ngày, một tháng hay một năm. Nhiều người như T.S Nguyễn Đình Thắng đã tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam hơn 20 năm, riêng tôi cũng hợp tác với anh Thắng mười mấy năm nay, nên chúng tôi biết việc làm này đòi hỏi sự đóng góp trong thời gian khá lâu, không phải chỉ riêng của chúng tôi mà chắc chắn, cùng với tất cả mọi người trong cộng đồng chúng ta trong nước Mỹ này.

Dần dần chúng ta cũng thấy sự thay đổi, mặc dù cũng chậm trễ, chúng ta để ý thấy là trong mấy tháng vừa rồi Hội đồng giám mục Việt Nam và những người lãnh đạo của tất cả những tôn giáo khác bắt đầu lên tiếng đòi hỏi sự thay đổi hiến pháp cho nước Việt Nam, trong đó có sự đòi hỏi là phải có vấn đề đa đảng giống như bên Mỹ, không có một đảng độc quyền vì độc quyền trở thành độc tài, chúng ta thấy Việt Nam là một xã hội độc tài rồi. Trong vấn đề đất đai, bao nhiêu năm qua, cộng sản Việt Nam đã lấy đất đai của các tôn giáo cùng với những công dân Mỹ bất hợp pháp.

Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng như những tôn giáo khác đòi hỏi đất bây giờ không thuộc về Nhà nước, đất đai thuộc về dân chúng Việt Nam. Từ trước đến nay đất đai thuộc dân chúng Việt Nam, nhưng từ khi đảng CS cầm quyền thì chuyện đó thay đổi, không phải là chiều hướng tốt mà là chiều hướng xấu như sự hối lộ, tham nhũng… Một xã hội văn minh không thể nào chấp nhận chuyện này được, nếu Việt Nam tự gọi Việt Nam là một xã hội văn minh thì Việt Nam phải cần thay đổi, phải thay đổi theo đường hướng dân chủ, phải cho dân chúng quyền lợi phát biểu tự do, tập họp tự do, quyền lợi bảo vệ tài sản riêng của mình, quyền lợi lên tiếng cho những ý nghĩ của mình. Đó là điều kiện của một xã hội văn minh.

Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối cùng chúng tôi muốn biết là hôm nay trong cuộc vận động về dân chủ nhân quyền và tự do tôn giáo cho Việt Nam, thì điều gì là dân biểu mong muốn nhất?

D.B Cao Quang Ánh: Ngày hôm nay là một trong những bước đầu tiên của hành trình mà chúng tôi định đưa ra trong vài tháng tới, buổi điều trần hôm nay là để cộng đồng chúng ta đưa ra những vi phạm của Việt Nam, đòi hỏi Quốc hội phải thông qua Đạo luật Nhân quyền cho Việt Nam và Vietnam Sanction Act (đạo luật Cấm vận Việt Nam) bởi ông Ed Roy. Đó là 2 điều luật chúng ta muốn thông qua quốc hội và hi vọng sẽ được thành luật.

Một điều nữa mà chúng tôi muốn đưa ra cho bộ ngoại giao Mỹ trong mối quan hệ bang giao giữa Mỹ và Việt Nam là Việt Nam chưa có đủ điều kiện để trở thành hội đoàn ở trong Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bởi chúng ta thấy sự vi phạm tôn giáo, nhân quyền trong những vấn đề liên quan đến luật lao động, Việt Nam chưa thay đổi đủ để thành một quốc gia có đủ điều kiện tham gia vào chương trình TPP.

Hi vọng trong những ngày tới chúng tôi vận động Bộ ngoại giao cũng như những người phụ tá của ông Obama để ngăn cản hoặc rời lại những vấn đề, lịch trình để đưa Việt Nam tham gia vào hệ thống TPP hay là được hưởng những quyền lợi trong chương trình đó. Hi vọng trong buổi vận động này, chúng tôi sẽ thành công trong những điều vừa trình bày.

Vũ Hoàng: Xin cám ơn quý thính giả của Đài ACTD và cựu dân biểu Cao Quang Ánh rất nhiều đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn đặc biệt ngày hôm nay.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.