Giải pháp nào cho Việt Nam trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên?

RFA
2020.03.03
Từ trái sang: Bà Mary Melnyk, ông Anish Adheria, bà Sally Yozell và bà Kate Newman Từ trái sang: Bà Mary Melnyk, ông Anish Adheria, bà Sally Yozell và bà Kate Newman
RFA

Hội thảo về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và an ninh tại vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vừa diễn ra hôm 2-3 tại Stimson Center ở Washington DC.

Buổi hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia như bà Mary Melnyk, Trưởng An ninh Môi trường khu vực châu Á thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID); ông Anish Adheria, Chủ tịch Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã (Wildlife Conservation Trust); bà Kate Newman, Phó Chủ tịch Duy trì Cơ sở hạ tầng bền vững và Đề xướng Công cộng thuộc Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và bà SALLY YOZELL, Giám đốc Chương trình An ninh Môi trường, STIMSON CENTER.

"Nếu các quốc gia có nguồn thủy hải sản trong khu vực như Việt Nam, Indonesia và Philippies cùng làm việc với nhau về vấn đề quản lý đánh bắt thủy hải sản để góp phần ổn định thương mại và trở nên minh bạch hơn, nhất là không để Trung Quốc lợi dụng thu mua nguồn hải sản từ các ngư dân."-Bà Sally Yozell, GĐ Chương trình An ninh Môi trường của Stimson Center

Theo báo cáo của Quỹ Công lý Môi Trường EJF – Environmental Justice Foundation vào tháng 11/2019, tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ở Việt Nam vẫn không thuyên giảm, dẫn đến nguy cơ Việt Nam có thể bị cấm hoàn toàn xuất khẩu thủy sản sang các nước châu Âu.

Theo bài phát biểu của bà Sally Yozell, Giám đốc Chương trình An ninh Môi trường của Stimson Center, đánh bắt thủy hải sản bất hợp pháp còn liên quan đến vấn đề an ninh toàn cầu, khi lợi nhuận của vụ việc này tạo ra lợi nhuận lên tới 36 tỷ USD đã bị lấy đi từ các quốc gia, và ảnh hưởng tiêu cực được ước tính từ 20-50% tới số lượng thủy hải sản của toàn thế giới.

Bà Sally nhận định, môi trường không phải là mối quan tâm lớn duy nhất trong tình trạng đánh bắt thủy hải sản, mà thực chất vẫn còn rất nhiều căng thẳng chính trị đang diễn ra giữa các nước trong khu vực Thái Bình Dương. Có rất nhiều trường hợp đụng độ giữa tàu cá và tàu quân đội các nước.

Một trong những ví dụ điển hình bà Sally nêu ra là vào tháng 4 năm 2019, các tàu cá của Việt Nam đã đụng độ với tàu hải quân của Indonesia, dẫn đến việc chính phủ nước này đánh chìm tàu cá của Việt Nam và bắt giữ 12 ngư dân.

Đụng độ giữa hải quân Indonesia và tàu cá Việt Nam
Đụng độ giữa hải quân Indonesia và tàu cá Việt Nam
Reuters

Theo thông tin từ truyền thông Malaysia trong tháng 2 vừa rồi, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Malaysia, Saifuddin Abdullah cho biết chính phủ nước này muốn có một thỏa thuận với Việt Nam để khắc phục tình trạng xâm lấn của ngư dân Việt Nam vào vùng lãnh hải của Malaysia, sau khi một thỏa thuận tương tự đã được ký giữa Indonesia và Malaysia. Theo ông Abdullah, đang có sự gia tăng số lượng tàu cá nước ngoài xâm lấn vào vùng biển Malaysia ở bờ biển phía đông, trong đó phần lớn đến từ Việt Nam.

Trả lời câu hỏi riêng của RFA về cách giải quyết các căng thẳng chính trị quốc tế vùng biển Đông giữa các nước trong khu vực, nhất là khi điều đó trực tiếp ảnh hưởng đến vấn đề đánh bắt thủy hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, bà Sally cho biết:

Thành thật mà nói thì có giải pháp cho vấn đề này, nhưng sẽ rất khó khăn. Tôi nghĩ rằng các nước trong khu vực Biển Đông cùng đoàn kết hợp tác với nhau, vì cá thì không biết bất kỳ ranh giới nào; chúng sẽ di chuyển từ vùng này sang vùng khác thôi, nhưng nếu các quốc gia có nguồn thủy hải sản trong khu vực như Việt Nam, Indonesia và Philippies cùng làm việc với nhau về vấn đề quản lý đánh bắt thủy hải sản để góp phần ổn định thương mại và trở nên minh bạch hơn, nhất là không để Trung Quốc lợi dụng thu mua nguồn hải sản từ các ngư dân, thì tôi nghĩ điều đó sẽ dẫn đến các tác động tích cực cho vấn đề đặc biệt này. Khi các quốc gia này nhận ra tầm quan trọng của việc bảo quan tài nguyên và làm thế nào để tài nguyên của họ không bị cướp đi, thì kết quả sẽ trở nên tích cực hơn, mặc dù nó liên quan đến vấn đề quốc phòng. Rất nhiều thuyền đánh các của ngư dân được canh chừng và hộ tống bởi lực lượng bảo về bờ biển, nhưng vấn đề chính ở đây là về lực tượng tuần tra bở biển hay là về đánh bắt thủy hải sản? Nếu chúng ta hiểu rõ hơn về lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản, có thể điều đó sẽ dẫn các quốc gia đến một kết quả khả quan hơn.”

Ông Anish Andheria, Chủ tịch Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã cũng đã có nhận định riêng với RFA về vấn đề bảo tồn thiên nhiên hoang dã tại Việt Nam:

Rất khó để sao chép một câu chuyện thành công từ nước này sang nước khác, nhưng chúng ta có nhìn vào văn hóa của người dân địa phương của từng khu vực để đưa ra giải pháp thích hợp. Cho dù có sự khác biệt văn hóa hay nạn nghèo đói đi nữa, thì mỗi con người ta đều có một trái tim. Nếu tìm được một khoản trống trong trái tim của ng ười dân dành cho động vật hoang dã, thì chính phủ các nước sẽ dễ dàng tìm ra được giải pháp khắc phục tình trạng săn bắt lậu.”

Ông Anish còn cho biết thêm, chúng ta không nên chỉ dựa vào chính quyền để bảo vệ động vật và thiên nhiên hoang dã, mà chính các cộng đồng địa phương có thể góp phần không kém cho việc bảo tồn. Về mặt kinh tế, nếu lợi nhuận thu được từ động vật hoang dã còn sống trong các khu rừng lớn hơn là lợi nhuận từ da và sừng của những  loài này, thì chúng ta sẽ thấy được sự bền vững quân số của động vật hoang dã và điều này sẽ góp phần rất lớn vào việc bảo tồn thiên nhiên hoang dã của các nước như Việt Nam.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.