Căng thẳng Nhật Trung có thể tiếp tục gia tăng?

Từ nhiều tuần nay căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh chủ quyền tại quần đảo Senkaku ngoài khơi biển Hoa đông đã tăng cao.
Việt Hà, phóng viên RFA
2012.09.26
Tàu tuần duyên Nhật Bản và tuần duyên Đài Loan dùng súng phun nước xua đuổi nhau tại khu vực đảo Senkaku/Điếu Ngư Tàu tuần duyên Nhật Bản và tuần duyên Đài Loan dùng súng phun nước xua đuổi nhau tại khu vực đảo Senkaku/Điếu Ngư
AFP

Tranh chấp giữa hai nước tại quần đảo này đã xảy ra từ nhiều thập kỷ qua nhưng căng thẳng lần này có phần khác biệt so với trước kia. Khác biệt lần này là gì và các chuyên gia về an ninh của Nhật bản nghĩ gì về khả năng giải quyết căng thẳng lần này giữa hai nước? Việt Hà phỏng vấn giáo sư Narushige Michishita, Giám đốc chương trình nghiên cứu quốc tế và an ninh thuộc viện nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật bản về vấn đề này. Trước hết nói về căng thẳng lần này giữa hai nước, giáo sư Michishita cho biết:

Khởi đầu từ quyết định mua các đảo của Nhật

GS. Narushige Michishita: khác nhau giữa lần này và các lần khác trong quá khứ đó là chính phủ Nhật bản quyết định mua các đảo này, phần lớn các đảo là do tư nhân quản lý, chỉ có một đảo duy nhất thuộc chính phủ trước khi có quyết định này. Bây giờ thì tất cả thuộc về chính phủ. Tại sao lại có quyết định này? Đó là vì trước đó, thị trưởng Tokyo, ông Ishihara quyết định mua một vài đảo, và chính phủ biết quyết định này có thể gây vấn đề với Trung Quốc và do đó để tránh trước, chính phủ quyết định mua toàn bộ các đảo. cho nên có thể nói vấn đề bắt đầu từ quyết định của ông Ishihara, và trong trường hợp này thì phía Nhật đã có hành động đầu tiên khiến căng thẳng lên cao.

Việt Hà: là một chuyên gia về an ninh, ông có quan ngại thế nào về căng thẳng Nhật Trung lần này, nó có ảnh hưởng thế nào đến an ninh của Nhật bản?

GS. Narushige Michishita: trước hết câu hỏi là tại sao ông Ishihara muốn mua các đảo này, đó là bởi vì ông quan ngại về sự chuyển dịch thế cân bằng giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Nền kinh tế Nhật đã gặp nhiều khó khăn trong suốt thập

Bản đồ khu vực tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư. AFP
Bản đồ khu vực tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư. AFP
AFP
kỷ qua, trong khi Trung Quốc có tăng trưởng tốt. Vì thế chúng tôi ở thế phòng thủ. Người Nhật bây giờ có thể có cảm giác là tiếng nói của mình có thể sẽ không được lắng nghe rộng khắp trên thế giới trong khi ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực và thế giới tiếp tục tăng. Đó là lý do tại sao ông Ishihara nghĩ là cần thiết  phải mua các đảo này để chứng tỏ là các đảo này thuộc về Nhật thực sự.

Trước đó, thị trưởng Tokyo, ông Ishihara quyết định mua một vài đảo, và chính phủ biết quyết định này có thể gây vấn đề với Trung Quốc và do đó để tránh trước, chính phủ quyết định mua toàn bộ các đảo... và trong trường hợp này thì phía Nhật đã có hành động đầu tiên khiến căng thẳng lên cao

GS Narushige Michishita

Tôi không nghĩ vấn đề này sẽ chuyển thành các xung đột quân sự giữa hai nước. Tất nhiên là chính phủ Trung quốc muốn chứng tỏ Senkaku thuộc về họ, chính phủ Trung Quốc đã chỉ đạo cho người dân biểu tình trên phố theo một cách nào đó. Nhưng giờ đây chính phủ Trung quốc dường như cũng đang tìm cách hạn chế các hành động của người biểu tình. Lúc này đây thì các tàu Trung Quốc vẫn ở ngoài đó, gần Senkaku, nhưng hoạt động của họ vẫn có vẻ hung hăng nhưng cũng có phần kiềm chế.

Cả hai đều biết phải tìm mọi cách cải thiện tình hình

Việt Hà: theo ông thì hiện tại Nhật bản đang gặp những khó khăn lớn nào trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku với Trung Quốc?

GS. Narushige Michishita: chắc chắn là có những khó khăn. Có hai cuộc bầu cử đang diễn ra tại Nhật bản vào lúc này, thứ nhất là bầu chủ tịch đảng dân chủ tự do, đảng chính trị đối lập lớn nhất của Nhật bản và chủ tịch đảng dân chủ nhật bản. Có nhiều ứng cứ viên tham gia tranh cử. Để chiếm được cảm tình của người dân Nhật, các ứng viên này phải tỏ ra cứng rắn trong quan điểm về Senkaku. Vào lúc này lãnh đạo cả hai nước Nhật bản và Trung Quốc đều phải tỏ ra cứng rắn trong vấn đề tranh chấp này.

Nhưng cả hai đều biết là quan hệ hai nước cũng hết sức quan trọng. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật, kinh tế hai nước phụ thuộc lẫn nhau, chúng tôi mua nhiều thứ từ Trung Quốc, còn Trung Quốc cũng phụ thuộc vào công nghệ và đầu tư từ Nhật bản. Sau một thời gian, tôi hy vọng lãnh đạo hai nước sẽ quyết định phải tìm cách cải thiện tình hình.

Nhưng cả hai đều biết là quan hệ hai nước cũng hết sức quan trọng. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật, kinh tế hai nước phụ thuộc lẫn nhau, chúng tôi mua nhiều thứ từ Trung Quốc, còn Trung Quốc cũng phụ thuộc vào công nghệ và đầu tư từ Nhật bản.

GS Narushige Michishita

Việt Hà: theo ông thì Mỹ đóng vai trò thế nào trong tranh chấp giữa hai nước?

GS. Narushige Michishita: Mỹ có vai trò quan trọng ở đây theo cách là họ không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền trên các đảo. Nhưng Mỹ cũng đã cho thấy là họ sẽ phải thực hiện cam kết của mình là bảo vệ Senkaku theo hiệp định an ninh giữa hai nước Nhật Mỹ. Đồng thời Mỹ cũng đóng vai trò như người trung gian giữa hai phía. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã đến thăm hai nước khi tình hình căng thẳng và yêu cầu hai bên phải giảm nhiệt và điều này có tác dụng tích cực.

Việt Hà: Sắp tới sẽ có những thay đổi lãnh đạo tại Bắc Kinh, ông có hy vọng là lãnh đạo mới ở Bắc kinh sắp tới sẽ có thể đi theo một hướng khác trong vấn đề tranh chấp này và làm tình hình lắng dịu trở lại?

GS. Narushige Michishita: theo tôi ông Tập Cận Bình chắc chắn sẽ muốn duy trì quan hệ tốt đẹp của hai nước vì nó có lợi cho cả Trung Quốc lẫn Nhật bản. Kinh tế Trung Quốc cũng đang có những khó khăn và duy trì quan hệ này sẽ giúp cho kinh tế Trung  Quốc. Tất nhiên ông ta sẽ vẫn phải duy trì quan điểm là Senkaku thuộc về Trung Quốc trong khi cũng phải tìm cách cải thiện quan hệ giữa hai nước.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.