Quan trọng là ổn định nông thôn

Tọa đàm “Tác Động của Khủng Hoảng Tài Chính Thế Giới đến Lao Động, Việc Làm – Những Giải Pháp, Kinh Nghiệp của Đức và Việt Nam” vừa được tổ chức tại Hà Nội.

0:00 / 0:00

Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện Trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam, tham gia với bài tham luận tìm hiểu tác động của cuộc khủng hoảng lên Việt Nam.

Phóng viên Thiện Giao phỏng vấn tiến sĩ Trần Đình Thiên một số vấn đề liên quan đến kinh tế và gói kích cầu hỗ trợ khu vực doanh nghiệp cũng như nông thôn. Ông nói, rằng hỗ trợ nông thôn sẽ có hiệu quả tốt khi tâm lý bất ổn tăng lên.

Kích c ầu kinh tế

Thi n Giao: Phòng Th ươ ng M i và Công Nghi p Châu Âu đ ư a ra d đoán tăng tr ưở ng cho Vi t Nam là 4,3%, còn Vi t Nam thì đ ư a ra con s là 5%. Ý ki ế n cá nhân c a ông v v n đ này?

TS Tr n Đình Thiên: Tôi cho rằng Việt Nam vào khoảng 4,5 đến 5% là có thể đạt được. Hoàn toàn có thể đạt được.

Thi n Giao: Hi u qu tr ướ c m t cũng nh ư lâu dài c a các gói kích c u, theo ý ông, s ra sao?

TS Tr n Đình Thiên: Hiện gói lãi suất được triển khai tương đối tốt. Các doanh nghiệp có thể tháo gỡ được 1 số khó khắn. Những định hướng cho các gói sau, với cùng lãi suất nhưng thời gian dài hơn, có thể tốt hơn.

Hiện chính phủ đang hướng tới hỗ trợ khu vực nông thôn nhiều hơn. Đây cũng là điều có thể giúp khu vực nông nghiệp ổn định hơn.

TS Trần Đình Thiên<br/>

Hiện chính phủ đang hướng tới hỗ trợ khu vực nông thôn nhiều hơn. Đây cũng là điều có thể giúp khu vực nông nghiệp ổn định hơn. Điều này cũng có thể có tác động xã hội. Thường thường khi những vấn đề tâm lý bất ổn tăng lên, giúp nông thôn cũng sẽ có hiệu quả tốt.

Tuy nhiên, những gói kích cầu mang tính tháo gỡ dài hạn cho nền kinh tế, cần được chú trọng hơn. Ví dụ, nhân dịp này cần tháo gỡ ách tắt của giao thông, hay hỗ trợ cho các công trình năng lượng.

Ổn định nông thôn

Thi n Giao: Ông v a nh c đ ế n y ế u t tâm lý. Th ư a Ti ế n Sĩ, tình hình th t nghi p hi n ra sao? Và thông tin v s có m t c a lao đ ng ph thông n ướ c ngoài Vi t Nam s có y ế u t tâm lý ra sao?

TS Tr n Đình Thiên: Hiện đánh giá về việc làm chưa hoàn toàn cụ thể. Ở Việt Nam, đánh giá này hơi khó. Hiện Bộ Lao Động đưa ra đánh giá là năm nay mức độ mất việc làm có thể là 400 đến 500 ngàn người. Đây cũng là con số đáng lưu ý vì là con số thất nghiệp chính thức trong khu vực doanh nghiệp.

Điều đáng nói hơn là khu vực nông thôn gắn với các làng nghề, sử dụng 11 đến 12 triệu lao động. Làng nghề phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu.

Do đó tình trạng thiếu việc làm tại đây là khá nghiêm trọng. Người ta tính rằng phải đến 5 đến 6 triệu lao động từ Tết đến giờ đã về quê. Đây là gánh nặng lớn. Do đó, giúp khu vực nông thôn cũng chính là giúp cho những người này.

Gói kích cầu giúp cho nông thôn đỡ khó khăn, một phần là giúp cho nhóm người này.

Người ta tính rằng phải đến 5 đến 6 triệu lao động từ Tết đến giờ đã về quê. Đây là gánh nặng lớn.

TS Trần Đình Thiên<br/>

Thi n Giao: Ông có nghĩ r ng các gói kích c u lãi su t có th v c đ ượ c doanh nghi p Vi t Nam trong tình hình hi n nay?

TS Tr n Đình Thiên: Chắc chắn sẽ có tác động tích cực. Gói lãi suất của chính phủ hướng tới đối tượng không phân biệt đối xử. Không chỉ dành cho mấy doanh nghiệp nhà nước, mà dành cho tất cả các doanh nghiệp thuộc các khu vực khác nhau. Đây là cơ hội cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Khu vực này tạo việc làm rất tốt. Do đó, nếu mà yểm trợ được nhiều cho khu vực này thì cũng giúp cho tăng trưởng và tạo việc làm. Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam sử dụng vốn hiệu quả hơn doanh nghiệp nhà nước, và tạo việc làm tốt hơn. Vì vậy, lựa chọn gói kích cấu hướng đến khu vực này là điều tích cực.

Tất nhiên, để có hiệu quả hơn, cần có sự giám sát tốt hơn nữa. Nếu không, có thể doanh nghiệp vừa và nhỏ được hưởng nhưng không đến mức mà họ đáng được hưởng.

Thi n Giao: Ông đánh giá vai trò c a th tr ườ ng n i đ a ra sao?

TS Tr n Đình Thiên: Thị trường thế giới khó khăn thì thị trường nội địa có vai trò tăng lên. Tuy nhiên, kích cầu thị trường nội địa là điều khó khăn. Lý do là vì nhiều doanh nghiệp Việt Nam quen thị trường hướng ra nước ngoài. Nay họ quay lại thị trường Việt Nam để khẳng định chỗ đứng của mình thì đó là điều khó khăn.

Việc này muốn làm thì cần thời gian và cần sự yểm trợ của chính quyền địa phương. Khi doanh nghiệp muốn quay lại thị trường nội địa, thì phải tạo điều kiện về thủ tục, luật lệ dễ dàng, như thế sẽ tốt hơn. Còn nếu làm khó khăn cho họ thì sẽ rất khó.

Thị trường nội địa Việt Nam có tiềm năng lớn. Mấy năm gần đây, sức mua thị trường nội địa giảm đi do lạm phát. Bây giờ, kích cầu cho thị trường này bùng dậy thì sẽ có tiềm năng lớn. Đây là điều rất cần sự quan tâm và thúc đẩy.

Thi n Giao: Xin cám ơ n ông.