Tác hại của sự hiện đại hóa công nghiệp ở VN

Chuyến hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở VN xem chừng như ngày càng đi sâu hơn vào con đường khúc khuỷu, gồ ghề, khi chuyến đi ấy bỏ lại đằng sau những dòng sông chết, những con người bị hủy họai sức khỏe, một môi sinh hấp hối. Công ty Vedan - cùng với rất nhiều Vedan khác- đang hớn hở đi trong chuyến hành trình này.
Thanh Quang, phòng viên RFA
2008.09.29
Sông Thị Vải nổi váng, bốc mùi hôi thối. Sông Thị Vải nổi váng, bốc mùi hôi thối.
Photo courtesy VietNamNet

Cái chết của con sông Thị Vải

Vấn đề công ty Vedan ở Long Thanh, Đồng Nai, theo kết quả xét nghiệm mới nhất của đoàn kiểm tra thuộc Bộ Tài nguyên-Môi trường VN, đầu độc sông Thị Vải mỗi tháng hơn 105 ngàn m3 nước thải chưa qua xử lý có lẽ chỉ mới là phần nổi của tảng băng, mà nếu nói theo lời báo điện tử Lao Động, thì sự kiện đau lòng này mới chỉ là vụ Vedan 1, vì còn rất nhiều vụ Vedan khác chưa bị điểm danh.

Công ty Vedan ở Long Thanh, Đồng Nai đầu độc sông Thị Vải mỗi tháng hơn 105 ngàn m3 nước thải chưa qua xử lý

Vẫn theo tờ báo thì Vedan là doanh nghiệp lớn, nên chuyện của Vedan được nhiều người quan tâm. Còn nhiều doanh nghiệp khác ngày đêm âm thầm hủy diệt môi trường, nhưng vì lý do nào đó chưa bị đưa ra ánh sáng.

Báo VietnamNet mới đây cũng có bài báo động về vụ Vedan, với những dòng nhận định rằng. Hẳn cái chết của con sông Thị Vải không phải là bài học đầu tiên, càng chưa phải là bài học cuối cùng. Bởi đất nước ta còn biết bao dự án, khu công nghiệp, khu chế xuất đang chờ đợi, còn biết bao con sông có thể là nguồn chứa nước thải ?

Và bài báo nêu lên câu hỏi rằng. Có bao nhiêu con sông đã qua đời ? Sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Thị Vải. Và còn bao nhiêu con sông Thị Vải nữa chưa được phát hiện, chưa được đưa ra ánh sáng?. Một cư dân ở Saigòn có ý kiến về vấn đề này:

Lời cảnh báo cho tất cả doanh nghiệp

Vụ Vedan sẽ trở thành lời cảnh báo cho tất cả doanh nghiệp khi hoạt động trong khu công nghiệp, khu kỹ nghệ cao ở khu vực dân cư. Điều này đòi hỏi các khu CN ở TP, họ phải chuyển ra ngoài. Và khi họ đầu tư ở đó, họ bắt buộc, theo luật bảo vệ môi trường, phải xử lý nước thải. Vedan là bài học để các quản lý thấy được tầm tác hại.

Số liệu của Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Đồng Nai nhìn nhận rằng có 12 KCN gây ô nhiễm qua lượng nước thải xả thẳng ra môi trường vượt tiêu chuẩn vài chục lần, chứa vi khuẩn gây bệnh vượt chuẩn cho phép gần 36 ngàn lần.

Trong khi chờ các nhà quản lý thực sự thấy được tầm tác hại như vậy thì mới đây, chính số liệu của Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Đồng Nai nhìn nhận rằng có 12 KCN gây ô nhiễm qua lượng nước thải xả thẳng ra môi trường vượt tiêu chuẩn vài chục lần, chứa vi khuẩn gây bệnh vượt chuẩn cho phép gần 36 ngàn lần.

Qua phản ánh của công luận và cả những cuộc thanh tra của giới cầm quyền, thì ai cũng biết hiện không chỉ có một mình Vedan âm mưu và âm thầm thải chất độc hại thẳng ra môi trường trong 14 năm qua, mang vô vàn mầm bệnh và hủy diệt sự sống của những loài thủy sinh ở sông suối địa phương, gây di lụy cho sức khỏe cùng sinh kế của hàng vạn cư dân khốn khổ triền miên, mà hầu hết các nhà máy ở những khu công nghiệp trong nước hiện giờ đều thực hiện chiêu ném đá dấu tay này.

Còn bao nhiêu sông Thị Vải nữa ?

Hệ thống thải nước của CTy Vedan
Cống xả nước thải từ nhà máy Vedan ra sông Thị Vải.
Photo courtesy VietNamnet
Trong khi ngày càng có nhiều con sông và kênh rạch xem chừng như không còn chịu đựng nổi lượng chất thải độc hại ồ ạt và liên tục tuôn xuống chúng - độc hại đến độ, theo nguồn tin của báo điện tử  Lao Động, 7 con bò ngã lăn ra chết sau khi uống nước kênh - thì chính những dòng nước này còn là nguồn huyết mạch phục vụ cho nông nghiệp, cho nhu cầu cấp thiết của hàng triệu dân nghèo

Độc hại đến độ, theo nguồn tin của báo điện tử  Lao Động, 7 con bò ngã lăn ra chết sau khi uống nước kênh - thì chính những dòng nước này còn là nguồn huyết mạch phục vụ cho nông nghiệp, cho nhu cầu cấp thiết của hàng triệu dân nghèo

Nếu vô số doanh nghiệp trong nước tiếp tục lấy sông rạch từng trong lành hiền hoà làm nơi giải quyết chất thải độc hại thì đây quả là một hành động hủy diệt môi trường quy mô, mà nạn nhân chính không ai khác hơn là những cư dân lương thiện nghèo khổ và thấp cổ bé miệng, hầu như chỉ dám nhìn và than thầm mà thôi.

Trước tình cảnh như vậy, báo VietnamNet số ra hôm thứ Hai vừa rồi có nêu lên thắc mắc là. Vì sao mà các cấp quản lý, chính quyền sở tại lại vô cảm với nỗi khốn khổ của dân đến vậy ? Vì quá bận, vì nhận thức cũng hời hợt và ngây thơ, hay vì những gì khác ? Vì sao con sông Thị Vải chết suốt 14 năm qua, nước trắng xóa, ai đi qua cũng có thể nhận ra, dù chỉ bằng mắt thường, mà cơ quan quản lý tài nguyên-môi trường như không hề hay biết ?
Bài báo thắc mắc thêm rằng, hay chính sự vô cảm, quan liêu, yếu kém và xa rời dân ấy, vô tình tiếp tay cho những gian lận của Vedan khiến Vedan nhởn nhơ kiếm lời một cách nhẫn tâm, bỏ mặc ngoài tai những lời kêu không thấu?

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.