Biểu tình tại Tokyo phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam
2011.07.25
Người Nhật tham gia ủng hộ cuộc biểu tình
Cuộc biểu tình vào ngày 24 tháng 7 tại Tokyo diễn ra từ lúc 1 giờ trưa, và do Hiệp hội Người Việt tỵ nạn tại Nhật bản đứng ra tổ chức.
Ông Âu Minh Dũng ủy viên phụ trách ngọai vụ của hiệp hội cho biết tình hình cuộc biểu tình khi họat động đó bắt đầu như sau:
Khỏang gần 200 người là những người Việt sống tại Tokyo và vùng phụ cận. Ngòai ra có người Nhật cũng tham gia ủng hộ người Việt và chống Trung Quốc.
Ông Âu Minh Dũng
Khỏang gần 200 người là những người Việt sống tại Tokyo và vùng phụ cận. Ngòai ra có người Nhật cũng tham gia ủng hộ người Việt và chống Trung Quốc.
Sau khi chào cờ, đòan biểu tình sẽ đi qua hai phố chính của Trung Quốc và sau đó đến trước đại sứ quán của Trung Quốc để phản đối….
Ông Phạm Đức Kiên, một người Việt cho biết ý kiến khi tham gia cuộc biểu tình như sau:
Cách đây khỏang năm năm chúng tôi có tham dự cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây khó dễ cho những tàu bè tại Việt Nam. Lần này cũng chống việc Trung Quốc xâm lăng lãnh hải Việt Nam, chủ trương ‘đường lưỡi bò của Trung Quốc’ muốn chiến luôn cả Hòang Sa và Trường Sa. Trong tinh thần hiệp thông với mọi người trên thế giới chống lại Trung Quốc.
Mình không thể tin tưởng chính quyền Việt Nam khi tiến hành bắt bớ những người biểu tình yêu nước.
Chúng tôi đi một phần để đóng góp phần của mình.
Người khác tiếp lời:
Chúng tôi đọc thông tin biết bên Việt Nam có biểu tình, nhiều người Nhật ở đây cũng rất phẩn uất.
Chúng ta phải lên tiếng chứ không lên tiếng thì ai biết.
thật ra nguy cơ xâm lược của Trung Quốc không chỉ ở Biển Đông mà còn ở biển phía bắc nữa. Điểm thứ hai do trong nước chính quyền Việt Nam cấm không cho người dân đi biểu tình; nên ông muốn nhắn gửi với chính quyền Việt Nam là không nên ngăn cấm biểu tình vì như thế là mở đường cho Trung Quốc xâm lược.
ông Tono Oka, giáo sư Đại học Keio
Trong số những người Nhật cùng đến tham gia cuộc biểu chống Trung Quốc tại Tokyo vào ngày 24 tháng 7, có ông Tono Oka, giáo sư khoa chính trị quốc tế, Đại học Keio. Ông cũng cho biết lý do tham gia và những ý kiến liên quan các hành xử của chính quyền Trung Quốc trên các vùng biển quốc tế :
Phần chuyển ngữ tiếng Việt của giáo sư Tono Oka do ông Âu Minh Dũng thực hiện:
Giáo sư Tono Oka cho biết lý do tham dự: thật ra nguy cơ xâm lược của Trung Quốc không chỉ ở Biển Đông mà còn ở biển phía bắc nữa. Điểm thứ hai do trong nước chính quyền Việt Nam cấm không cho người dân đi biểu tình; nên ông muốn nhắn gửi với chính quyền Việt Nam là không nên ngăn cấm biểu tình vì như thế là mở đường cho Trung Quốc xâm lược.
Trong thời gian qua, các cộng đồng người Việt tại nhiều nước khác nhau trên thế giới như Australia, Bỉ, Hoa Kỳ, Pháp… cũng tiến hành biểu tình chống Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông và bắt bớ, uy hiếp, đánh đập, cướp phá, đòi tiền chuộc của ngư dân Việt Nam khi họ làm ăn trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.