Nhóm thuyền nhân ở Indonesia lo sợ bị trả về Việt Nam

Cách nay ít lâu, Đài Á Châu Tự Do chúng tôi có đưa tin về số thuyền nhân VN muộn màng từ Miền Tây VN vượt biển đến Indonesia, và hiện đang tá túc trên đảo Batam của xứ ngàn đảo này.
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
2009.03.17

Tình cảnh của hai mươi mấy thuyền nhân ấy hiện ra sao. Họ đang nong mõi những gì ?

Gặp nhiều khó khăn

Chúng tôi được tin số thuyền nhân VN tại đảo Batam của Indonesia, hiện gồm 28 người, đang gặp rắc rối khi giới chức địa phương tiếp tục giam giữ 7 người trong nhóm, như

Thuyên nhân Việt Nam đã bắt đầu rời trốn khòi cộng sản từ những năm 1975
Thuyên nhân Việt Nam đã bắt đầu rời trốn khòi cộng sản từ những năm 1975
Photo courtesy Boat People
một thuyền nhân ở đó cho biết:

Thuyền nhân: “7 người bị nhốt. 21 người được tự do. Nếu mà chúng em không bị nhốt thì họ nhốt tất cả”.

Một thuyền nhân khác giải thích nguyên nhân khiến cả nhóm bị họa lây:

Thuyền nhân thứ hai: “Sự việc xảy ra là do một người cao tuổi nhất ở đây tên Lâm Thôn. Ông ta uống rượu khiến xảy ra chuyện đến bây giờ tất cả chúng em bị nhốt”.

Trong khi đó, giới chức và báo giới địa phương giải quyết và đưa tin một chiều bất lợi cho nhóm thuyền nhân muộn màng này:

Thuyền nhân: “Giới hữu trách đến giải quyết. Nhưng họ nghe theo một phía thôi, còn tui em giải thích thì họ không nghe. Họ đăng lên báo nói tụi em quậy phá, chạy trốn…”

Tình cảnh hiện nay

28 người vừa nói thuộc trong 35 thuyền nhân – đa số từ tỉnh Sóc Trăng – thoạt đầu đến tá túc ở đảo Batam của Indonesia hồi năm 2006. Trong thời gian qua, đã 2 lần, Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ đã có những cuộc phỏng vấn thanh lọc họ, đưa ra 5 lý do tỵ nạn, nhưng tất cả đều không qua được những cuộc phỏng vấn ấy, ngọai trừ 2 người thành công và hiện đang định cư tại Canada.

Theo dòng thời gian, một số đã hồi hương, khiến con số còn lại ở đảo Batam hiện giờ là 28 người như đã nói. Và, theo lời các thuyền nhân này kể lại, thì đã có 4 người trong nhóm đăng ký xin trở lại VN.

Nói chung, trong hơn 2 năm nương náu ở đây, tình cảnh của những thuyền nhân này ra sao ? Qua cuộc trao đổi với chúng tôi, anh Kha trong nhóm cho biết:

Kha: Tụi em thấy thì không có khó khăn gì lắm đối với chính quyền địa phương. Nhưng những người canh giữ thì họ có thái độ, cử chỉ không thích mấy anh em VN ở đây.

Thanh Quang: Trong thời gian qua, mấy anh em ở đây sống bằng cách nào ?

Kha: Ban ngày, sáng 7 giờ, một số anh em đi giăng lưới, bắt cua, bắt cá về bán kiếm tiền mua một số đồ dùng cần thiết cho đời sống.

Thanh Quang: Mấy anh em muốn ra ngoài làm công người ta cho phép không ?

Kha: Họ có cho, nhưng tụi em cũng làm một ít thôi, vì mình cũng không rành tiếng của họ.

Tụi em thấy thì không có khó khăn gì lắm đối với chính quyền địa phương. Nhưng những người canh giữ thì họ có thái độ, cử chỉ không thích mấy anh em VN ở đây.
Anh Kha

Miễn đừng trả về VN...

Thanh Quang: Các thuyền nhân ở đây có nhận được trợ giúp nào từ các tổ chức nhân đạo ở ngoài không ?

Kha: Dạ không.

Thanh Quang: Bây giờ, mong muốn của những thuyền nhân trong trại là gì ?

Kha: Dạ riêng em thì khi ra đi, em mong đến một đất nước tự do để sau này có thể có một cuộc sống tốt hơn, có thể giúp đỡ cho gia đình. Còn đối với những anh em thuyền nhân tỵ nạn nói chung thì mong muốn của anh em là không muốn bị trả trở về VN.

Thanh Quang: Một thuyền nhân khác, anh Trung, tâm sự như sau:

Trung: Một khi chấp nhận bỏ nước ra đi thì em chấp nhận mọi khó khăn. Đa số anh em ở đây muốn được đến đất nước tự do, để có được cuộc sống tự do, và thứ hai là có thể kiếm tiền lo cho gia đình.

Trước kia ở VN, em cũng có đất canh tác. Nhưng nhà nước lấy làm lộ và không bồi thường khiến cuộc sống gia đình em khó khăn.

Một khi chấp nhận bỏ nước ra đi thì em chấp nhận mọi khó khăn. Đa số anh em ở đây muốn được đến đất nước tự do, để có được cuộc sống tự do, và thứ hai là có thể kiếm tiền lo cho gia đình. Trước kia ở VN, em cũng có đất canh tác. Nhưng nhà nước lấy làm lộ và không bồi thường khiến cuộc sống gia đình em khó khăn.

Anh Trung

Thanh Quang: Bây giờ, tại đảo Batam này, anh có nguyện vọng như thế nào ?

Trung: Trên đất nước này, có sự trợ giúp của cơ quan IOM, lo cho cuộc sống hàng ngày, lo cơm, đồ ăn. Nhưng vấn đề tiền bạc thì tụi em xin ra ngoài làm thêm, đánh bắt cá…để lo cho sinh hoạt hàng ngày cũng như mua thẻ điện thọai để khi nhớ gia đình thì gọi hỏi thăm.

Những anh em ở bên nầy xin thế giới mở lòng nhân đạo giúp đỡ chúng em đến được đất nước tự do.

Thanh Quang: Mặc dù đã có 4 người đăng ký xin trở về VN, nhưng nói chung thì đa số trong nhóm 28 thuyền nhân ấy không muốn trở về:

Một thuyền nhân: “Chúng em chỉ muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng em có một ước mơ chung là không bị trả trở về VN.”

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.