Từ chiến binh đến đàn bướm trên xe đạp

Từ những chiến binh đến những cánh bướm trên xe hai bánh, phụ nữ Việt Nam đã là nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ.

2011.09.19
Photo: AFP

Trở về trang Cuộc sống phụ nữ Việt Nam

Hai ngàn năm trước, Hai Bà Trưng đánh đuổi nhà Hán cai trị nước Nam. Triều đại của Hai Bà chỉ được ba năm, nhưng Hai Bà vẫn là anh thư nước Việt.

Hằng ngàn năm dựng nước và giữ nước, chống thiên tai, đã làm nổi bật nhiều đức tính của người phụ nữ Việt Nam.

Lịch sử đất nước Việt Nam cũng từng cho thấy họ là nguồn hạnh phúc của cả gia đình. Họ nuôi chồng nuôi con, săn sóc cha mẹ già.

Trong chiến tranh Việt Nam, trên đường phố, họ thẳng người trên xe đạp, tay nắm vạt áo dài bay phất phới như chiếc cánh.

Nhưng hình ảnh thiên thần ấy không làm nhoà đi điều thực tế là phụ nữ Việt Nam có tỉ lệ tham gia lao động cao nhất thế giới (73,3%). Họ còn chiếm một phần tư vị trí đại biểu Quốc hội. Vấn đề bạo hành trong gia đình mới nổi lên thành một vấn đề nghiêm trọng, môt vấn đề được Nhà nước nhìn nhận và gắng giải quyết.

Xoay trang xuống để tìm thêm dữ kiện.

** Tỉ lệ phần trăm phụ nữ Việt Nam có mặt trong số những người trẻ biết chữ, trong các trường đại học và cao đẳng, trường trung học, trong lực lượng lao động, trong các cơ quan Nhà nước, so với Trung Quốc và những Đông Nam Á như Miến Điện, Lào, Campuchia.

(Bấm chuột vào từng "thanh ngang" để tìm thêm thông tin. Sửa kich thước bản graph bằng cách rà chuột sang cạnh trái và phải của bảng. Bấm chuột bên ngoài bảng để xem phần minh hoạ)



** Tỉ lệ phần trăm những phụ nữ đã thành hôn, và gặp phải những hình thức bạo hành gia đình, so sánh với Trung Quốc và Miến Điện, Lào, Campuchia.



** Tỉ lệ phần trăm những vụ bạo hành gia đình do người chồng gây ra cho người vợ Việt Nam.





** Những vụ bị chấn thương do tấn công tình dục hay bạo hành.



Dữ liệu về phụ nữ Việt Nam

* GIÁO DỤC:
- Tỉ lệ biết chữ: 96% (theo UNICEF)
- Tỉ lệ nữ sinh trong các trường đại học và cao đẳng: 48,8% (theo Liên Hiệp Quốc)
- Tỉ lệ nữ sinh ghi danh tại các trường trung học: 64% (UNESCO)

* LAO ĐỘNG:
- Tỉ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động: 72,3% (UN, 2009), một trong những tỉ lệ phụ nữ tham gia lao động cao nhất trên thế giới
- Tỉ lệ phụ nữ làm việc cho nhà nước: 25,8%
- Phụ nữ chiếm 30% lực lượng lao động ngoài nước
- Thu nhập thực tế bằng 74,5% thu nhập của lao động nam giới
- Công nhân nữ thường làm những công việc với kỹ năng không cao

* HIV/AIDS:
-81000 phụ nữ bị nhiễm HIV, chiếm 30% tổng số bệnh nhân nhiễm HIV (UNAIDS)

* TỈ LỆ THAI SẢN:
- Cứ 100 trẻ nữ được sinh ra thì có 110 trẻ nam ra đời. Tỉ lệ thông thường là 105 nam/ 100 nữ. Có chứng cứ về việc chọn lựa giới tính kỹ lưỡng cho thai nhi trước khi sinh, và tỉ lệ phá thai cao, ngày càng tăng. (UNFPA)
- 28% trường hợp mang thai bị phá (UN), trong số đó môt phần ba là vị thành niên
- Sinh nở trong tuổi vị thành niên (15-19 tuổi): 35 phần ngàn trường hợp sinh nở
- Tỉ lệ phụ nữ trong công đoàn độ tuổi từ 15-49 hiện đang ngửa thai: 80% (UNESCO)

* HÔN NHÂN/BẠO HÀNH GIA ĐÌNH:
- Tuổi thành hôn hợp pháp: nữ 18, nam 20
- Tuổi trung bình thành hôn lần đầu: nữ: 22, nam: 25
- 58% phụ nữ từng lập gia đình phải chịu bạo hành gia đình (UN 2010)
- Tỉ lệ sinh sản: 2 (2009), 3,1 (1990), 7 (1970)
- 53% thiếu nữ độ tuổi 15-10 cho rằng chồng đánh vợ, trong một số trường hợp, là điều chính đáng
- 5% thiếu nữ 15-19 tuổi lập gia đình

* THÀNH THỊ/THÔN QUÊ:
- Sự chênh lệch cao nhất về quyền hành là ở vùng quê nghèo của Việt Nam, nhất là vùng Cao nguyên ở miền Trung.

Bài liên quan:
- Trở về trang Cuộc sống phụ nữ Việt Nam

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.