ASEAN họp về Myanmar: Việt Nam im ắng

Thái Bảo
2021.03.04
ASEAN họp về Myanmar: Việt Nam im ắng Người biểu tình ở Yangon, Myanmar hôm 3/3/2021
Reuters

Không khác gì “cua gặp ếch”, ngoại trưởng Phạm Bình Minh gần như bị “át vía” không còn là chính mình trước những biến động dữ dội do cuộc đảo chính quân sự gây ra ở Myanmar. Bài đít-cua nhạt thếch của ông Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng đọc từ Hà Nội hôm 2/3 không dám đề cập trực tiếp đến các tình huống nóng bỏng ở thủ đô Naypyidaw và trên hầu hết các thành phố lớn của Myanmar.

Ông Minh chỉ phát biểu lấy lệ, đề cập chung chung về “bạo lực và căng thẳng ở Myanamar”, không vạch rõ ai là những kẻ gây ra bạo lực đó và phải làm gì để giảm căng thẳng hiện nay. Ông Minh cũng không hề có đề xuất cụ thể gì, lại càng không dám hoà đồng cùng tiếng nói với xu thế dân chủ và tiến bộ của các thành viên từ những quốc gia hải đảo như Indonesia, Singapore và Malaysia.

Ba nước hải đảo nói trên đã mạnh mẽ lên án cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2 ở Naypyitaw với những lập luận rõ ràng. Những lời chỉ trích gay gắt của các nước cộng hòa hải đảo đã đưa ra đúng thời điểm và được quốc tế ủng hộ, phản ánh tầm nhìn chính trị xuyên suốt của ba nước này đối với hiện trạng cũng như tương lai của Myanmar.

Indonesia đã tỏ ra là nước đàn anh của khối và ngoại trưởng Retno Marsudi là phụ nữ duy nhất trong số các đồng nghiệp ở ASEAN. Bà nữ ngoại trưởng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vấn đề Myanmar đối với di sản ngoại giao của Hiệp hội. Thông qua chính sách ngoại giao con thoi của mình, bà Retno Marsudi đã tạo được không gian đối thoại, dù kết quả chỉ là đồng ý thảo luận về Myanmar, nhưng các bên vẫn giữ ý kiến của mình. Singapore vẫn nổi bật với vai trò cầm chịch trong quá trình thiết lập quỹ đạo cho toàn khối. Cả Thủ tướng Lý Hiển Long và Ngoại trưởng Vivien Balakrishnan đều đã xây dựng và giữ vững lập trường chống lại tập đoàn quân phiệt Myanmar và đã giành được nhiều lời khen ngợi nhờ khát vọng dân chủ của quốc đảo “bé hạt tiêu”.

000_9443AL.jpg
Hình minh hoạ. Cuộc họp trực tuyến Ngoại trưởng các nước ASEAN hôm 2/3/2021. AFP

Malaysia kêu gọi ASEAN phản ứng mạnh mẽ hơn đối với cuộc đảo chính ở Myanmar. Ngoại trưởng Hishamuddin Hussein đã đưa ra khá nhiều đề xuất để ASEAN và Myanmar tham khảo, bao gồm việc thành lập một “Troika ASEAN” về tình hình ở Myanmar. Indonesia, Singapore và Malaysia đều muốn thấy Liên hợp quốc phát huy vai trò dẫn dắt thông qua đặc phái viên của họ, bà Christine Schraner Burgener. Bà đặc phái viên là một sự “kết nối” tốt, vì bà được phép vào Myanmar để gặp gỡ tất cả các bên liên quan. Bà cũng có thể chuyển tải thông điệp của ba nước kêu gọi trả tự do cho những người bị giữ lại trong cuộc đảo chính.

Tại sao Việt Nam lại im lặng?

Hẳn nhiên, Việt Nam có nhiều lý do để giữ một lập trường cố tránh không tuyên bố bất cứ điều gì to tát, gợi sự quan tâm chú ý quá nhiều của quốc nội cũng như quốc tế đối với tình hình Myanmar. Thậm chí đã có bình luận hài hước trên truyền thông nói rằng, quân đội Myanmar ước được “tự tung tự tác” như các lực lượng vũ trang Việt Nam (điều 3 ngàn quân đánh úp 1 thôn ở ngay ngoại thành Hà Nội lúc nửa đêm mà trong nước lẫn quốc tế không dám phản ứng gì).

Trong khi đó thì nhiều người lại ao ước khi nào thì dân Việt giác ngộ được như dân Miến, nhiều lượt hàng trăm ngàn người xuống đường từ hôm đầu tháng đến nay mà các cuộc biểu tình phản đối giới quân phiệt chưa có dấu hiệu thoái lui. Sau Hong Kong, giờ đến lượt người dân Miến Điện xuống đường liên tục như thế… làm sao có thể bảo ngoại trưởng Phạm Bình Minh dám mạnh miệng ủng hộ các cuộc biểu tình và đòi thả các nhà lãnh đạo chính quyền dân sự, lên án cuộc đảo chính phản dân chủ ở Myanmar?

Lại có người cho rằng cuộc đảo chính hôm 1/2 có sự hỗ trợ phía sau của Trung Quốc, quốc gia từng không hài lòng khi nhìn thấy Myanmar, hay bất cứ một lân bang nào khác, tiến lên trên con đường dân chủ và nhích ra xa khỏi ảnh hưởng của mình. Hơn nữa, đây còn là một “phép thử” của Bắc Kinh đối với chính phủ mới của Mỹ, bên cạnh nhiều “phép thử” khác về Biển Đông, Hoa Đông và Đài Loan. Nếu đúng đây là “kịch bản” của Trung Quốc thì Bộ ngoại giao Việt Nam càng kín tiếng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Không phải đầu lại phải tai – Trí khôn sống bên cạnh kẻ vũ phu và thâm hiểm dạy thế!

Dù sao mặc lòng, dư luận vẫn tin rằng con đường dân chủ hóa của Myanmar dù có gập ghềnh, khi tiến khi lùi, nhưng chí ít dân tộc Myanmar vẫn còn may mắn, vì họ giữ được sự thiện lương, tử tế và nhất quyết không chịu cúi đầu làm nô lệ cho ngoại bang. Theo đánh giá của BBC, nhiều người từng đến thăm Myanmar đều nhận xét như thế.

Myanmar là một quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo nhưng phần lớn vẫn là Phật giáo, trong cách sống của họ thấm đượm tư tưởng của Phật. Xã hội Myanmar dù cũng từng trải qua một chế độ độc tài sắt máu, nhưng may mắn là không bị một thứ chủ nghĩa cộng sản “giả cầy” phá nát đến tận gốc rễ từ văn hóa, đạo đức xã hội, tính thiện trong con người cho tới các mối quan hệ gia đình, kỷ cương, luật pháp… như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên. Xây dựng lại từ đầu trên một cái phông nền con người, xã hội như vậy có phần đỡ hơn.

Tính đến nay, ngày 4/3 là ngày đẫm máu nhất ở Myanmar: Ít nhất 38 người biểu tình thiệt mạng. Vụ bạo động mới nhất diễn ra một ngày sau khi các nước láng giềng của Myanmar thúc giục quân đội kiềm chế. Chưa bao giờ vai trò “trung tâm” của ASEAN bị các quốc gia toàn trị như Myanmar, như Việt Nam đem ra diễu cợt như thế. Tuy nhiên, cuộc đảo chính và dùng bạo lực đàn áp các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục bị quốc tế lên án, dù quân đội Myanmar cho đến nay vẫn phớt lờ.

Phản ứng trước những vụ bắn chết người hôm 4/3, Anh quốc kêu gọi một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào thứ Sáu cuối tuần, trong khi Mỹ cho biết họ đang xem xét có hành động thích ứng tiếp theo với quân đội Myanmar. Vậy là từ bên ngoài, thế giới có lẽ sẽ không để mặc Myanmar, dù Việt Nam lên tiếng hay im lặng.

Tiếc là, tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng” – được cho là đột phá khẩu trong chính trị đối ngoại của Việt Nam năm 2020 – đã tỏ ra không hề đột phá, thậm chí hoàn toàn bị lu mờ tại cuộc họp của ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN vào ngày 02/3/2021.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

CNHT
04/03/2021 14:38

QĐ đang đi quá xa khi ngày nay MXH phản ánh sai trái nếu tự tin TQ chống lưng lại càng sai HĐBA hiện nay phiếu phủ quyết mất giá trị đối với các nước nhõ tiềm lực QS yếu như Syria-Irac ngay Iran HK còn 0 ngại thì với Myanma QĐ sẽ nhận cay đắng tin vào TQ nếu HKĐM đánh phủ đầu VKCN vào nơi điều hành khủng bố QĐ sẽ ra sao mời TQ vào ư loạn thêm vì lòng dân căm phẩn TQ cũng sợ ôm rắc rối căng thẳng TG gia tăng bất ổn nội địa nâng cao đố dám làm bậy còn QĐ.M áp lực nâng cao LHQ vào giải giáp thể chế QCLH mất chính danh coi chừng truy tố nặng

Anonymous
05/03/2021 02:16

Bao nhiêu người dân dã bị giết chết dưới tay quân đội Myanmar, cầm quyền VN vẫn không lên án, chỉ "mong tình hình ổn định trở lại ở Myanmar", nhưng thực ra chúng đang mừng thầm.!
Vì bạo lực dã man chết chóc mà quân đội Myanmar gây ra - đã được Hà Nội lơi dụng lấy làm bài học để đe dọa nhân dân VN.
Không thể khác - vì nó là bản chất của băng đảng độc tài lưu manh cầm quyền ở VN.

Quân đội Myanmar có bị "phi chính trị hóa" hay không, mà sao dã man với nhân dân như thế, hả lũ tuyên giáp CS bịp bợm???

Anonymous
07/03/2021 09:12

Ô PBM CHI LÀ CAI ONG LOA CUA DANG CSVC CÂ`M QUYÊ`N