Ván bài nguy hiểm của Duterte ở Biển Đông

Đinh Quốc Đạt
2020.10.19
  yy Hình minh hoạ. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bắt tay Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ở Bắc Kinh hôm 30/8/2019
AFP

Quyết định mới gây tranh cãi của Duterte

Tổng thống Philippines mới đây lại khiến dư luận bất ngờ khi ngày 15/10/2020 đã phê chuẩn việc dỡ bỏ lệnh tạm hoãn thăm dò và khai thác dầu khí tại một số khu vực trên Biển Đông. Lệnh tạm hoãn thăm dò và khai thác này được Tổng thống Aquino III áp dụng từ ngày 15/12/2014, sau khi Philippines đã khởi kiện Trung Quốc trước một Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS. Trước đó, đã xảy ra sự kiện Trung Quốc giành quyền kiểm soát Scarborough từ phía Philippines năm 2012.

Trong một thông báo chính thức của Bộ Năng Lượng Philippines ngày 15/10, dẫn lời của Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cusi cho biết quyết định dỡ bỏ lệnh cấm khai thác nói trên với thiện chí và sự quan tâm đối với các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Philippines và Trung Quốc, Công ty Forum Ltd và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC).”

Cũng theo thông báo này, Philippines dự định sẽ tiếp tục thăm dò trên 3 lô dầu khí (Philippines gọi là Service Contracts - Viết tắt là SC), bao gồm SC 59, SC 72 và SC 75.

Quyết định này của ông Duterte đã gây ồn ào cho dư luận, bởi lẽ nó làm dấy lên khả năng Philippines hợp tác khai thác chung với Trung Quốc trên vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Philippines nhưng Trung Quốc cho rằng nó thuộc Trung Quốc vì nằm trong “đường lưỡi bò” đầy tai tiếng.

Trong 3 lô dầu khí mà Philippines sẽ tiếp tục thăm dò và khai thác sau khi Tổng thống Duterte bãi bỏ lệnh tạm ngưng khai khác này, có lô SC 72 là đáng quan tâm. Bởi lẽ, năm 2018, Người phát ngôn của Phủ Tổng thống Philippines tuyên bố, lô SC 72 sẽ là đối tượng khai thác chung giữa Philippines và Trung Quốc.

Hình minh hoạ. Tàu cá Trung Quốc đậu ở bãi Scarborough hôm 6/4/2017
Hình minh hoạ. Tàu cá Trung Quốc đậu ở bãi Scarborough hôm 6/4/2017
Reuters

Lô SC 72 trước đó Philippines gọi là Lô GSEC101. Trong và sau Vụ Philippines kiện Trung Quốc, Philippines luôn khẳng định “Lô GSEC 101 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines”, tuy nhiên, Trung Quốc cho rằng “Trung Quốc có toàn bộ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với Trường Sa và các vùng nước kế cận. Cái gọi là Lô GSEC101 thuộc về vùng biển của quần đảo Nam Sa của Trung Quốc.”. Trong Phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc, Tòa trọng tài đã khẳng định lô SC 72 và một số lô khác: “đều nằm trong khu vực mà chỉ Philippines mới có quyền sở hữu các quyền lợi biển tại các vùng biển được quy định bởi UNCLOS. Các khu vực liên quan này chỉ tạo thành vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho Philippines.”

Chính vì vậy, sau khi Phán quyết được tuyên bố, việc thực hiện khai thác chung tại SC 72 không phải là chuyện đơn giản. Việc khai thác chung như vậy không chỉ là một hợp đồng kinh tế đơn thuần, mà nó còn ẩn chứa những mưu toan chính trị đằng sau. Một rủi ro chính trị lớn khi theo đuổi thỏa thuận với Trung Quốc là hình ảnh bất lợi của nước này ở Philippines. Có 4 lý do chính khiến người dân Philippines không tin tưởng và có nhận thức tiêu cực về Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông, đó là: (1) Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc hạn chế các hoạt động đánh bắt cá của ngư dân Philippines; (2) Việc ngư dân Trung Quốc thực hiện các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp (ví dụ như phá hủy các rạn san hô và khai thác các loài có nguy cơ tuyệt chủng); (3) Các vụ Trung Quốc chặn tàu tiếp tế và máy bay tuần tra của Philippines; Và (4) việc Trung Quốc tiến hành cải tạo và quân sự hóa các thực thể biển ở Trường Sa.

Cùng với những vấn đề nói trên là sức ép từ chính trị nội bộ Philippines và những nhân vật chính trị trung tâm liên quan đến sự thành công (hay thất bại) của các dự án của Trung Quốc tại Philippines. Ví dụ, sau khi Tổng thống Gloria Macapagal-Arroyo tái đắc cử vào năm 2004, toàn bộ nhiệm kỳ của bà đã bị đặt dấu hỏi về tính hợp pháp do bị cáo buộc gian lận bầu cử và tham nhũng. Điều này khiến công chúng và những đối thủ chính trị của Tổng thống Gloria Macapagal-Arroyo trở nên cảnh giác trước mọi động thái của bà. Khi thỏa thuận thăm dò địa chất tại Biển Đông (JMSU) với Trung Quốc và Việt Nam được ký kết vào năm 2005, nhiều cuộc phản đối của các lực lượng chính trị chống đối bà Arroyo đã lan rộng ở Philippines. Đáng chú ý, sau sự kiện JMSU, bà Arroyo đã hủy bỏ dự án mạng internet băng thông rộng quốc gia NBN-ZTE và dự án đường sắt Northrail do Trung Quốc tài trợ bị cáo buộc có nhiều điểm bất thường và có các khoản lại quả”. Bà Arroyo được cho là đã làm như vậy nhằm kiểm soát thiệt hại trong bối cảnh bản thân đang bị bao vây bởi các vụ bê bối chính trị.

Việt Nam sẽ chịu tác động?

Dư luận và các chuyên gia Philippines luôn theo sát các hoạt động về khai thác chung giữa Trung Quốc và Philippines. Bởi vì luật pháp Philippines , bao gồm Hiến pháp 1987, các đạo luật và các án lệ đã quy định rất rõ ràng về vấn đề khai thác chung này, theo đó, nếu chấp nhận theo luật của Philippines, theo tỉ lệ phân chia lợi nhuận Philippines được hưởng tối thiểu 60%, thì hoạt động khai thác chung đó mới được chấp thuận.

Hình minh họa. Giàn khoan Hakyuru - 5 ngoài khơi Vũng Tàu hôm 29/4/2018
Hình minh họa. Giàn khoan Hakyuru - 5 ngoài khơi Vũng Tàu hôm 29/4/2018
Reuters

Đối với Trung Quốc, điều này chắc chắn là không thể chấp nhận được vì nếu chấp nhận khai thác chung như vậy, đồng nghĩa với việc Trung Quốc thừa nhận Philippines có quyền chủ quyền đối với khu vực này. Đây là điều Trung Quốc không muốn. Cái Trung Quốc muốn là “gác tranh chấp cùng khai thác”, mà theo họ, có 4 nội dung: 1. Chủ quyền lãnh thổ là thuộc Trung Quốc. 2. Khi điều kiện cần thiết không xuất hiện để giải quyết toàn diện tranh chấp lãnh thổ, việc thảo luận vấn đề chủ quyền lãnh thổ sẽ tạm gác sang bên cạnh. Việc gác lại tranh chấp chủ quyền lãnh thổ không có nghĩa là từ bỏ chủ quyền. Đó chỉ là tạm gác tranh chấp trong một thời gian. 3. Lãnh thổ tranh chấp có thể được cùng khai thác. 4. Mục đích của cùng khai thác là duy trì sự hiểu biết lẫn nhau thông qua sự hợp tác và tạo ra các điều kiện cho việc giải quyết quyền sở hữu lãnh thổ”.

Mặc dù Trung Quốc đề nghị khai thác chung, nhưng Trung Quốc vẫn duy trì “đường lưỡi bò” chiếm gần 80 % biển Đông và chủ quyền đối với bốn nhóm thực thể ở biển Đông, bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa cùng với hai khu vực khác là Pratas và Macclesfield mà Trung Quốc gọi là quần đảo Đông Sa và quần đảo Trung Sa.

Quan trọng hơn, phần lớn các khu vực mà Trung Quốc đề nghị khai thác chung đều nằm trên khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa hiển nhiên thuộc quyền chủ quyền của nước khác.

Thời gian gần đây, Trung Quốc đã luôn gây sức ép để thực hiện “gác tranh chấp, cùng khai thác”, đặc biệt là đối với Việt Nam và Philippines. Chỉ cần một trong hai nước hoặc Việt Nam hoặc Philippines chấp nhận “gác tranh chấp, cùng khai thác” là Trung Quốc sẽ đạt được thành công bước đầu. Dựa trên thành công bước đầu đó, Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh để chia rẽ và ép buộc các quốc gia còn lại phải thực hiện theo.

Cụ thể với Lô 06.1 của Việt nam, mặc dù đây là Lô này nằm hoàn toàn trên vùng bồn trũng Nam Côn Sơn, nằm sâu trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng Trung Quốc luôn cho tàu hải cảnh và các tàu cá quấy phá hoạt động thăm dò, khai thác trên Lô này của phía Việt Nam. Trung Quốc luôn đưa ta lập luận bởi vì Lô này nằm trên “đường lưỡi bò” và Trung Quốc có chủ quyền trên Hoàng Sa, Trường Sa nên Trung Quốc có quyền chủ quyền và quyền tài phán xung quanh Hoàng Sa và Trường Sa, và Lô 06.1 nằm tại khu vực này nên nó là vùng tranh chấp. Trung Quốc muốn dùng sức mạnh biến từ vùng không tranh chấp thành tranh chấp và từ đó yêu cầu phía Việt Nam tham gia thực hiện “gác tranh chấp cùng khai thác "với Trung Quốc tại khu vực này.

Nếu chấp nhận chủ trương “gác tranh chấp cùng khai thác” như vậy, nguy cơ các quốc gia tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc tại khu vực biển Đông sẽ phải “khai thác chung” với các nguồn tài nguyên nằm trong vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa của chính mình, mà tại các khu vực đó, theo UNCLOS, các quốc gia đó sẽ có đặc quyền thăm dò, khai thác các nguồn tài nguyên mà không phải chia sẻ cho bất cứ ai. Chính vì vậy, các nước Đông Nam Á đều cảnh giác với chiêu bài này của Trung Quốc. Nhưng nếu Duterte nhượng bộ cho Trung Quốc “gác tranh chấp cùng khai thác” như vậy thì có lẽ Duterte sẽ trở thành “tội đồ” đầu tiên bán đứng lợi ích của đất nước và dân tộc.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
19/10/2020 12:02

Tại sao nhân dân Philippime lại bầu một người không có đầu óc sáng tạo, không có tầm nhìn chiến lược làm tổng thống để rồi từ khi ông Dutete lên làm tổng thống Philippine từ năm 2012 đến nay, đất nước Philippine luôn lộn xộn, không phát triển được mà dần dần trở thành một lãnh thổ của Trung quốc cho đến khi hoàn toàn phải bắt buộc lệ thuộc vào Trung quốc rồi, người dân Philippine sẽ bị diệt chủng bởi ĐCSTQ và tất nhiên Trung quốc sẽ đủ quyền cai trị đất nước này. Hình thù của ông Dutete không khác gì người tiền sử. Như vậy làm sao có trình độ am hiểu âm mưu, thủ đoạn của ĐCSTQ.

Anonymous
20/10/2020 00:22

Hình thù của ông Dutetet là một người tiền sử còn sót lại, ông ta không có nhận thức, ông ta chỉ biết ai cho ông ta tiền, ông ta liền thương mến và đi theo. Hiện nay trên thế giới vẫn tồn tại đồng bào thiểu số dạng Dutete cứ ai cho ti9eenf, cho báng, cho gạo là nghe và đi theo. Do đó ông Dutete cũng vậy. Trung quốc là con ma ảo huyệt, sát hại loài người, nắm bắt được nhận thức của ông Dutete kiểu dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức kém, Trung quốc áp dụng ngay chiêu bài mua chuộc kiểu mua chuộc Campuchia rồi biến Philippine trở thành lãnh thổ 'không thể tách rời Trung quốc'

Anonymous
20/10/2020 21:08

Trung quốc ngày đêm đang tìm mọi cách phá hoại các cường quốc hàng đầu thế giới. Trung quốc biết rằng không bao giờ đánh thắng Mỹ và các cường quốc Châu Âu trong đó có Nga nên Trung quốc đã cố tình gieo rắt dịch bệnh để tàn phá nhân mạng và nền kinh tế các cường quốc để các cường quốc suy yếu và mở đường cho Trung quốc tiến lên chiếm thế thượng phong. Ở Trung quốc, cứ mỗi kỳ thay đổi chủ tịch mới là một hiện tượng ra vẻ ta là người tài giõi phải được ca tụng. Trong đó, Tập Cận Bình là một nhân tố thể hiện điều này rõ nhất. Tuy nhiên trình độ ông ta chả hơn ai so với các lãnh tụ trên thế giới.