Lời đe doạ thế giới trong bài phát biểu của Tập Cận Bình

Bài bình luận của Vũ Hữu Kính
2021.07.08
Lời đe doạ thế giới trong bài phát biểu của Tập Cận Bình Màn hình khổng lồ với hình ảnh Chủ tịch Tập Cận Bình hát quốc ca nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, hôm 1/7/2021
Reuters

Ngôn ngữ hung hăng

Trong buổi lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), phát biểu của ông Tập Cận Bình đã thu hút rất nhiều sự chú ý, nhất là khi ông cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ không để ai bắt nạt, áp bức hoặc nô dịch”, và rằng bất kỳ ai dám thử làm như vậy sẽ bị sứt đầu mẻ trán và đổ máu trước bức thành đồng Vạn lý Trường thành của 1,4 tỷ người dân Trung Quốc". Bài phát biểu này được nhiều người nhận xét là "mang tính thách thức" và "hung hăng”.

Trong bài phát biểu này, điều đáng chú ý là ông Tập Cận Bình đã đặt sự phát triển và các chương trình của ĐCSTQ cùng với các sự kiện như cuộc nổi dậy Thái bình Thiên quốc (cuộc nội chiến đẫm máu nhất trong thế kỷ XIX tại Trung Quốc) và phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. Tất cả những điều này được mô tả như những nỗ lực cải cách Trung Quốc nhằm hiện đại hóa và phát triển đất nước. Theo ông Tập Cận Bình, sự khác biệt nổi bật ở đây là những nỗ lực trước kia đều thất bại, trong khi những nỗ lực của ĐCSTQ đã thành công. Điều này đã trực tiếp nhắc đến thế kỷ ô nhục" và sự sụp đổ của Trung Quốc từ vị thế vượt trội về kinh tế và chính trị ở châu Á (và có thể nói là trên thế giới) và trở thành Đông Á bệnh phu”. Ông Tập Cận Bình lưu ý rằng khi Trung Quốc bị các thế lực nước ngoài khai thác (đặc biệt là Vương quốc Anh trong thời kỳ các cuộc chiến tranh nha phiến), đất nước rất yếu và lạc hậu. Ông mô tả đây là thời kỳ nửa phong kiến, và điều đó được cho là chính xác, đặc biệt là ở vùng ngoại ô Trung Quốc năm 1921. Chính sự yếu kém ở trong nước này đã khiến Trung Quốc dễ bị nước ngoài phá hoại. Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng chính ĐCSTQ đã đưa Trung Quốc thoát khỏi tình trạng lạc hậu này. Điều cốt yếu là ĐCSTQ đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc nhờ vào năng lực đã được chứng minh của đảng. Vì lý do đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm tách ĐCSTQ ra khỏi nhân dân Trung Quốc đều sẽ thất bại (hoặc ít nhất là vấp phải sự phản đối gay gắt từ ĐCSTQ).

Không có gì ngạc nhiên khi sự thành công của ĐCSTQ trong việc vực dậy Trung Quốc gắn liền với các chính sách của Tập Cận Bình. Như ông đã nhấn mạnh nhiều lần, mặc dù nhờ những nỗ lực kéo dài hàng thế kỷ của ĐCSTQ, song sự tăng trưởng và thành tựu hiện nay của Trung Quốc cũng là một phần của sự phục hưng vĩ đại của nhân dân Trung Quốc”, vốn là điều cốt lõi trong giấc mơ Trung Hoa” - một khái niệm liên quan trực tiếp đến bản thân ông Tập Cận Bình. Ngoài ra, khi ông Tập Cận Bình tuyên bố rằng ĐCSTQ đại diện cho đỉnh cao của 5.000 năm lịch sử và văn minh Trung Quốc, ông đã ngầm gợi ý rằng ông là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng ghi nhận chủ nghĩa xã hội đã đóng góp vào sự phục hưng vĩ đại” này. Thật vậy, bài phát biểu của ông Tập Cận Bình là một sự tái khẳng định đầy đủ về bản chất chủ nghĩa xã hội của ĐCSTQ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và đây cũng là một nỗ lực để tự khẳng định vinh quang của ông. Bài phát biểu là một lời nhắc nhở quan trọng rằng thách thức mà ông Tập Cận Bình và ĐCSTQ đặt ra có một thành phần ý thức hệ, vốn bắt nguồn từ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Chính trong bối cảnh đó, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ không để bị “bắt nạt, áp bức hoặc khuất phục”. Nhắc lại phát biểu của các nhà ngoại giao Trung Quốc là Dương Khiết Trì và Vương Nghị tại cuộc gặp ở Anchorage (bang Alaska, Mỹ), ông Tập Cận Bình đã tuyên bố rõ rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ không chấp nhận việc bị thuyết giảng và Trung Quốc cũng sẽ không phát triển theo những hướng do người khác đặt ra. Trung Quốc có “lợi ích cốt lõi” của riêng mình mà nước này sẽ không nhượng bộ - đây là một điểm quan trọng khi xem xét các diễn biến trong nhiều vấn đề, từ Biển Đông, nhân quyền đến không gian mạng hay không gian ngoài vũ trụ và cả những kỳ vọng về một ĐCSTQ ủng hộ tự do hơn.

000_8R62U8.jpg
Hình minh hoạ. Các nhà hoạt động của Liên đoàn các nhà dân chủ xã hội biểu tình ở Hong Kong hôm 1/10/2020. AFP

Lời cảnh báo của nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng những ai tìm cách bắt nạt” hoặc khuất phục” Trung Quốc sẽ bị "sứt đầu mẻ trán vì va phải Vạn lý Trường thành bằng thép" rõ ràng bắt nguồn từ những suy nghĩ giống như của ông Dương Khiết Trì và Vương Nghị khi hai nhà ngoại giao này cảnh báo rằng Mỹ không đủ tư cách để chỉ trích Trung Quốc, và rằng người dân Trung Quốc sẽ không còn dung thứ cho kiểu hành vi này nữa. Đáng chú ý, việc cố gắng khiến Trung Quốc tự do hóa, dù liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ hay Hong Kong, đều được cho là hành vi bắt nạt” và tìm cách khuất phục” Trung Quốc. Trên cơ sở tương tự, việc mong đợi Trung Quốc tiết chế hành vi của mình đối với Hong Kong hay Đài Loan là một hy vọng hão huyền. Ông Tập Cận Bình tuyên bố rằng giải quyết vấn đề Đài Loan" là một phần của việc thống nhất quốc gia và là một sứ mệnh lịch sử” đối với ĐCSTQ.

Trung Quốc sẽ không nhượng bộ về vấn đề biển Đông

Với tuyên bố như vậy của ông Tập, thể hiện rất rõ thái độ của Trung Quốc trước các vấn đề liên quan đến Trung Quốc mà Trung Quốc gọi là “các lợi ích cốt lõi” của họ, trong đó có vấn đề biển Đông. Điều này thể hiện rằng các quốc gia ASEAN liên quan đến tranh chấp biển Đông không nên có ý nghĩ rằng, Trung Quốc sẽ thoả hiệp hay nhượng bộ họ về vấn đề biển Đông.

Năm năm trước đây, Toà Trọng tài vụ Philippines kiện Trung Quốc đã đưa ra Phán quyết, theo đó, bác bỏ cái gọi là yêu sách “quyền lịch sử” của Trung Quốc bên trong “đường lưỡi bò” là vô giá trị. Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc vẫn phớt lờ Phán quyết - vốn là một phần trong luật biển quốc tế.

Nhiều học giả đã dự đoán Việt Nam sẽ là quốc gia kế tiếp Philippines khởi kiện Trung Quốc ra Toà. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa thấy các động thái thể hiện Việt Nam quyết tâm làm việc này?

Có lẽ, một trong các nguyên nhân khiến Việt Nam e ngại, đó là việc Trung Quốc đã luôn từ chối Phán quyết và công kích rằng Toà trọng tài không có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp này.

Luật sư Paul Reichler - Luật sư Trưởng tư vấn cho chính phủ Philippines trong vụ kiện, đã đưa ra ý kiến rằng nếu các quốc gia như Việt Nam lo ngại việc sử dụng Toà trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS thì Trung Quốc sẽ phớt lờ và tiếp tục công kích Toà này. Chính vì vậy, Việt Nam có thể tìm kiếm ý kiến tư vấn từ Toà án Quốc tế về Luật biển tại Hamburg (ITLOS) hoặc Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) để yêu cầu các Toà này đưa ra giải thích cho một số vấn đề tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam. ITLOS và ICJ là những Toà thường trực, trong các Toà này Trung Quốc có các thẩm phán trong đó, nên Trung Quốc sẽ không có lý do gì để bác bỏ thẩm quyền cũng như các giải thích của Toà được.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

CNHT
08/07/2021 14:15

VN chưa thể kiện vì cùng ý thức hệ đại cục chỉ khi nào từ bỏ ĐCS quay về ĐLĐ lấy lại chính nghĩa cũa dân do dân vì dân niềm tin hào khí sẽ được ĐM+Pháp cung cấp tư liệu LSCQ cũng cố hồ sơ kiện TQ cưỡng chiếm HS-TS hình ảnh tư liệu đầy LHQ sẽ đồng ý Nato ẤÁTBD tập trận VN vào áp chế TQ rời khỏi đảo hiện nay TCB đang nâng CNDT ra ngoài la to tránh đụng sự bất lực trước thái độ cương quyết của ĐL nỗi đau trong tâm đang ăn sâu lan toả trong nội địa covitc thất nghiệp nợ xấu cơ hội sụp đỗ dây chuyền cố gắng qua kĩ niệm 100 xong nay là thời kỳ tan rã khi TG rõ quan điễm ĐL chưa hiểu sâu sắc của HK thừa nhận 1 TQ vì LS khó tách ra BSVH nguồn gốc khá gần và phức tạp sau này thì thừa nhận & bảo vệ TDDC tôn trọng ĐL là đối lập trong TQ sẽ làm ĐCS bối rối thể chế ĐT muốn áp chế sẽ khó phãi đối thoại công minh đến ĐL trưng cầu dân ý TDDC ĐL 1 thực thể đối lập đại diện LHQ trước ĐCS với 24 triệu dân LHQ buộc bảo vệ nhân quyền TQ khó nguỵ biện khi rõ quan điễm TQ có 2 thể chế sẽ tác động nội địa TQ đứng về ĐL đòi TDDC qua MXH và cơ chế này lấn vào nội địa đổi mới phù hợp bình yên khi ĐCS sụp đỗ hệ thống ngã mềm 0 rối

Anonymous
08/07/2021 14:24

Không cần coi đoạn phim ngư dân quay, tôi cũng biết tàu cảnh sát biển Việt Nam chẳng dám làm gì tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, chỉ giỏi tài bắt nạt tàu cá dân mình mà thôi. Nhục nhã thay cho Trọng lú và đồng bọn của chúng? Chỉ vì đặc quyền, đặc lợi của mình, bọn bây làm cho đất nước kém phát triển, để Trung Quốc bắt nạt!