Tầm nhìn của “Ai ở đâu ở đó” phải trở thành “Ai ở đâu thì phải được sống tốt ở chính nơi đó”

Bài bình luận của Trần Lê Minh
2021.10.01
Tầm nhìn của “Ai ở đâu ở đó” phải trở thành “Ai ở đâu thì phải được sống tốt ở chính nơi đó” Hình minh hoạ: một người lái xe ôm đang ngủ trên chiếc xe máy trước một tấm biển quảng cáo bán nhà mới xây ở TPHCM hôm 20/11/2013
AFP

TPHCM tái mở cửa, nhưng COVID vẫn còn hoành hành ở Việt Nam. Số người chết mỗi ngày vẫn trên dưới 200, tỷ lệ tử vong cao hơn trung bình thế giới đến bốn điểm phần trăm. Lúc này liệu có là xa xôi khi nói đến tầm nhìn xây dựng những thành phố thích ứng, bền vững, kiên cường và có khả năng chống chịu với các biến cố?

Một trong những nguyên nhân chính gây lây lan dịch COVID-19 mạnh mẽ ở TP HCM là điều kiện sống

Các ổ dịch hình thành nhanh chóng  tại các khu dân cư nghèo, khu tạm cư, khu dân cư tự phát mới hình thành ven các khu công nghiệp, khu chế xuất, những xóm liều trên các bãi đất hoang, hoặc các khu dân cư lâu đời nhưng mật độ dân số quá cao, trong các ngõ hẻm dày đặc và sâu thăm thẳm. Ở đó người dân sống chen chúc, thiếu ánh sáng và dưỡng khí trong các ngôi nhà nhỏ kín tối tăm. Nhà vệ sinh một cái dùng  cho chục người hoặc chỉ là vài ba viên gạch lót nền, vách tôn hay  tranh lá quây tạm. Hàng ngày họ túa ra đường làm thuê, làm công nhật, làm thợ tay nghề thấp, buôn bán tự do, chỗ ở chỉ là nơi về ngủ qua đêm. Ở những khu tạm cư tự phát thì còn rách nát tồi tàn hơn nữa, “nhà” chỉ là các túp lều tạm bợ dựng lên gần như trên bãi rác, điều kiện vệ sinh tối thiểu cũng không thể đạt được.

Họ là những người dân nghèo ít học, không có nghề nghiệp chuyên môn, ở quê không có ruộng hoặc ruộng đất rất ít, không đủ sinh nhai nên lên thành phố mưu sinh bằng làm công nhân, bán sạp rau hành, vài món thức ăn rẻ tiền ở ven các khu tập trung công nhân hay sinh viên, rửa chén thuê, lượm ve chai, phụ quán... Họ sống một đời sống trôi dạt và bấp bênh ở thành thị. Những người cha làm phụ hồ, thợ xây, thợ sơn,… đi theo công trình, con cái may mắn thì học lớp tình thương, ngày được ngày mất, tới đâu hay tới đó, tương lai gần như lặp lại kiếp sống của cha mẹ.

Không thể yêu cầu giãn cách, 5K với những người dân này, vì họ không có điều kiện thực hiện.

Khả năng nhận thức của bộ phận dân cư này cũng rất thấp, căn bản họ không hiểu được nguyên nhân cốt lõi của các yêu cầu dịch tễ nên chỉ thực hiện đối phó, kiểu như đeo khẩu trang khi thấy công an, còn bình thường thì tụ tập thường xuyên, thói quen sống quần cư rất náo nhiệt.

Có lẽ tiêm vắc-xin là biện pháp cuối cùng để giữ cho tỷ lệ tử vong ở nhóm dân cư này thấp nhất có thể.

Nhưng hiện trạng của Việt Nam là vác rá đi xin vắc-xin khắp nơi vẫn không đủ nhét kẽ răng nên phải ưu tiên tiêm. Chỉ khi nào Việt Nam có thể chủ động nguồn vắc-xin, lúc đó câu chuyện mới được nói tiếp.

Nhưng đấy mới chỉ là COVID-19, liệu còn những trận dịch khác nữa thì sao?

TPHCM sẽ chống chịu ra sao với những biến cố bất thần và không thể lường được của tương lai?

Từ khoảng 20-30 năm trước, Chính phủ Việt Nam đã đề ra những chủ trương rất hay. Ví dụ “Ly nông không ly hương”, “Quy hoạch vùng đô thị”…

Ly nông không ly hương nghĩa là phát triển nông nghiệp tại chỗ thuận theo thế mạnh có sẵn của từng địa phương, chuyên nghiệp và thương mại hóa sản phẩm nông nghiệp để biến nông dân thành người chủ, có thể sống no ấm bền vững trên ruộng đất của mình từ đời này sang đời khác. Con cháu của họ được nuôi dưỡng đầy đủ, được học hành và có sinh kế tốt ngay tại quê nhà. Cứ như vậy bồi đắp từng địa phương tốt lên.

Quy hoạch vùng là chủ trương lớn bao trùm. Trong đó các vùng địa lý được định hướng phát triển phù hợp với sở trường kinh tế và đặc điểm địa lý-dân cư. Mục đích cũng vẫn nhằm tạo ra nguồn tài chính chủ động và bền vững, tạm ví như lắp thật nhiều động cơ mạnh cho một bộ máy to lớn. Ví dụ vùng lõi là TPHCM được dành để làm trung tâm giao thương, đầu mối xuất nhập khẩu... Các vành đai bên ngoài là vùng giáo dục với hệ thống các trường đại học vừa đào tạo nhân lực cho toàn vùng và cho cả nước, đặc biệt cho vùng, đồng thời là các trung tâm nghiên cứu. Các đô thị vệ tinh trong vùng tùy thế mạnh mà làm dịch vụ cảng, du lịch, xuất nhập khẩu, cung cấp nông sản, thủy hải sản (thế mạnh là xây dựng nhà máy ngay tại vùng nguyên liệu), khu công nghiệp, khu chế xuất phù hợp... Mỗi khu vực trong vùng đều có chức năng phù hợp với vị trí và diện tích, nhân lực, để bổ sung cho nhau và thúc đẩy nhau phát triển.

Bệnh viện của vùng có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho người dân quanh vùng với năng lực tương đương nhau, mà không phải là người dân tận Cà Mau ho sốt cũng phải nằm xe đò nguyên đêm lên TP HCM để chữa bệnh như hiện tại.

Nói cách khác, ly nông không ly hương hay quy hoạch vùng tức là thực hiện trên diện rộng và chiều sâu chủ trương đang được nêu cao thời COVID-“Ai ở đâu thì ở đó”. Không phải ai ở đâu thì bị nhốt ở đó mà là “Ai ở đâu thì phải được sống tốt ở chính nơi đó”!

000_1AO0D0.jpg
Khu nhà ổ chuột bên kênh Xuyên Tâm ở TPHCM. AFP

Nếu những chủ trương này thực hiện hoàn chỉnh, bờ xôi ruộng mật của đất nông nghiệp phải được gìn giữ. Các thành phố phải khống chế phát triển xây dựng nhà ở theo chiều cao, để không xảy ra tình trạng thành thị hóa nông thôn một cách ngu ngốc như hiện tại. Đó không phải là thành thị hóa mà là gặm nhấm đất canh tác-nguồn tư liệu sản xuất quan trọng và quý giá theo kiểu tằm ăn rỗi lem nhem, bừa bãi, không hề có tính toán, biến chúng thành những khu dân cư lộn xộn.

Vì đất canh tác teo nhỏ và mất dần, nhiều thế hệ nông dân đã chịu cảnh đời này nghèo hơn đời trước. Khi 13 tỉnh miền tây rộng lớn và  trù phú trong thâm tâm luôn bị coi là nguồn nhân lực dự trữ cho Sài Gòn thì bao nhiêu tinh hoa các lĩnh vực đều nhấp nhổm chạy về Sài Gòn sinh sống và làm việc. Nông thôn ở khắp các tỉnh đều thiếu nhân lực giỏi và gắn bó với nông nghiệp. Với nhiều gia đình, con cái trụ lại được ở TPHCM là hy vọng mãnh liệt, xem như đổi đời. Còn cha mẹ già ở lại vùng quê chăm sóc ruộng đất với mớ kiến thức cũ kỹ lạc hậu, căn bản là không thể đột phá.

Đó đã là những chủ trương rất hợp thời đại.

Tiếc thay, nhìn lại cho đến giờ, chỉ thấy những bước thụt lùi liên tiếp

Vì các chủ trương nói trên đi liền với nhiệm kỳ của các lãnh đạo cụ thể. Khi họ rời nhiệm sở, nó cũng chết theo.

Nhưng đó đây không chỉ là tầm nhìn cá nhân của vài vị lãnh đạo được thừa nhận nhìn xa trông rộng. Đó là xu thế tất yếu của những đất nước đang phát triển hừng hực nhưng tự phát, thiếu cả định hướng lẫn nền tảng.

Sau một thời gian bùng cháy đạt các thành tích tăng trưởng nóng, hậu quả của sự phát triển thiếu nền tảng sẽ bộc lộ không thể che giấu được.

Đó chính là giai đoạn này.

Một miền Tây rộng lớn dồi dào sản phẩm từ đất đai nhưng không được quy hoạch đúng đắn, chỉ biết kêu khóc khi tắc biên xuất khẩu hay tắc đường lưu thông hàng hóa lên TPHCM, trở thành nơi cung cấp công nhân chưa được đào tạo cho những khu công nghiệp, khu chế xuất Bình Dương, Long An, Tiền Giang, TP HCM.

Một TPHCM địa linh nhân kiệt nhưng không được quy hoạch đúng đắn khiến trở thành vùng trũng của cả vùng, nhận lấy tất cả cái tốt của nhân lực, chất xám… đến oằn lưng chịu tất cả gánh nặng dân cư, lao động, y tế, văn hóa, giáo dục, an ninh, giao thông, dịch bệnh... của cả vùng đổ về.

Các địa phương cắt rời, mạnh ai nấy làm, bộ máy chính quyền các cấp đều quan liêu xa dân. Chính quyền trung ương không có thực quyền, rất nhiều dự án to lớn mang danh phát triển chỉ nhằm rút lõi ngân sách hoặc chiếm đóng các tài nguyên lợi ích béo bở. Thời gian để vơ vét vỏn vẹn bốn năm năm, họ chẳng sức nào quan tâm đến đời sống người dân hoặc sự phát triển bền vững của đất nước, của địa phương.

Chẳng ai ngờ một cơn đại dịch như bão lốc thốc qua, tốc toàn bộ mái nhà mục nát nhưng được sơn son thếp vàng lấp lánh của bộ máy chính quyền các cấp và các địa phương, phơi bày không thương tiếc những bất cập, điểm yếu chí mạng của nó.

Đại dịch này đang lắng dần và có thể sẽ qua đi khi đạt được miễn dịch cộng đồng. Thành phố lại mở cửa, lại đón khách du lịch, lại làm ăn sôi động. Nhưng có lẽ sẽ không có bài học sâu sắc nào về quy hoạch được rút ra. Sâu trong nền tảng của TPHCM, tuy rằng đã chằng chịt vết nứt, nhưng mọi thứ sẽ vẫn như cũ. Nhiều ngàn người trong các khu ổ chuột nhiễm bệnh chết đi, nhưng những khu ổ chuột ấy vẫn kiên cường tồn tại. Miền Tây vẫn bị nhìn nhận là ít học, cảm tính, cải lương, đàn ông ham nhậu, con gái ham tiền, nghĩ ngắn. Miền Đông, Tây Nguyên thì khù khờ, kém văn minh, “trên núi xuống”. Vẫn là cái nguồn tiếp tế nguồn nhân lực bậc thấp cho TPHCM, còn nhân lực bậc cao thì bị TPHCM nuốt hết.

Quy hoạch là một khoa học. Cũng như các ngành khoa học khác, mục đích tối thượng của chúng là phục vụ và tôn vinh con người.

Nhưng những phận người cùng khổ lượm ve chai dưới những pa-nô khổng lồ vẽ các khẩu hiệu vĩ đại do dân vì dân kia, sẽ không bao giờ hiểu vì sao họ lại phải trôi dạt lên Sài Gòn để sống và chết đi trong đại dịch này. Cuộc sống và cái chết của họ- tất cả đều tối tăm và vô định, dường như không có bất cứ ý nghĩa nào.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do. 

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
01/10/2021 13:16

Từ sau 1975 cho đến nay thì chế độ mới chỉ thừa hưởng thành quả của chế độ cũ trước 1975, cộng sản vn không làm gì hơn, chỉ phá là giỏi. Bây giờ đã phá xong, làm gì có khả năng mà quy hoạch thành phố, đô thị và vùng, tất cả chỉ là "đầu môi chót lưỡi" trong các hội nghị, hội thảo, đại hội. Điển hình gần đây nhất là chính phủ kiến tạo, chính phủ điện tử, thời đại 4.0, nhưng đến cái app để trình chứng nhận tiêm vắc xin mà không làm nổi thì mọi thứ đều là "khẩu hiệu", không hơn không kém! 4.0 đểu, thực sự là 0.4 mà thôi!

Quebec 43 năm
02/10/2021 01:06

Vì đâu Miền Nam ra nông nỗi như ngày hôm nay ..? "Tầm Nhìn" không đề cập tới nguyên nhân đưa tới nghèo khổ cho người dân . Những sự việc khốn nạn nhất đều xảy ra lên đầu những người nghèo khó , họ muốn thay đổi cũng không được . . "Ché Đỏ Liếm Bùa" (đọc ngược lại) là tương trưng cho cái gì chắc tác giả đã hiểu rồi . Vậy trong thực trạng hiện tại cái nhìn về người dân Miền Nam nói chung , Miền Tây nói riêng có phải là do sách lược "ngu dân" của bọn lãnh đạo từ khi chiếm đoạt miền Nam không ...?
"Tầm Nhìn" nên phóng xa một chút ... chớ dịch bịnh ngày hôm nay chỉ mới làm lộ ra cái dốt nát , ngu hèn của của bọn người "Cách Mạng" thôi , mà trong đó người dân là hình ảnh của nạn nhân đã được "Giải Phóng" sau 46 năm . Có tiền thì ăn nhậu , tứ đổ tường..v.v , đói thì lại phiêu bạc tứ phương tìm mưu sinh , đó là thường tình .... Tuy họ không biết gì nhiều tới dịch Vũ Hán , nhưng họ thừa hiểu về các thứ dịch hạch , dịch sốt xuất huyết , đậu mùa ..thường xảy ra xung quanh họ ...
Tóm lại nguyên nhân và hậu quả là do những tên "đỉnh cao trí tuệ" đã làm gì khến người dân ra nông nỗi này ...
Nghèo không phải là cái tội .. Tội là những thằng đi "Giải Phóng" người khác , làm cho người ta lạc hậu khốn khổ thêm... rồi huênh hoan cho là mình vĩ đại, khoa học ... Nói chung ngày nào còn Cộng Sản , là người dân còn bị bần cùng hóa tới chết không đất chôn ....
Dẫu sao bài viết rất thực tế . Xin cám ơn Tác Giả .

Duy Hữu, USA
02/10/2021 10:01

Dân đừng có lo, đã có Đảng lo !
Đảng lo ở đâu, Đảng no ở đó.
Dân cứ ở đó, Dân lo đói ở đó.

Dân đừng có " no ", đã có Đảng " no " !
Đảng càng " no ", Dân càng lo... đói !

Tiêu Cà Mau
02/10/2021 10:34

Bài bình luận của Trần Lê Minh rất hay, tội nghiệp cho các ông chủ bị tên đầy tớ Hồ Việt cộng nó lừa mấy chục năm qua, với nghịch lý và bất công cho ông chủ phải làm bù đầu để nuôi tên đầy tớ lừa đảo cũng như tên Trọng Nú danh danh, danh bất hư truyền là hắn không biết gì về Xã Hội Chủ Nghĩa nó như thế nào, tươi đẹp ra làm sao, hắn không hề biết, nó giống Nam Hàn hay giống Bắc Hàn, Cu Ba mà vẫn đeo đuổi, cho hết thế kỷ nầy cũng không biết có tới hay chưa, cho thấy cái ngu dốt cuả cây Cột Đèn Việt Cộng là ở chỗ đó, nên mới thi hành chính sánh của tên Trọng Nú đúng là Cột Đen đường phố, ngoài ngỏ cuả ta ?

Tiêu Cà Mau
02/10/2021 12:15

Dân ta sống dưới thời thống tri cuả bác Hồ Việt Cộng, tội nghiệp cho ông chủ đất nước cuả ta, phải ngủ giật giờ giật dưởng trên chiếc xe máy, còn tên đầy tớ cột đen Nguyễn Xuân Phúc thì ngủ trong nhà cao cưả rộng, kể cả còn thừa tiền mua 2 căn nhà ở Cali .

Annymous
02/10/2021 22:06

« ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI MÀ HÃY NHÌN KỶ NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM »
CS Mafia đỏ VN nói láo, lừa đảo, cướp giật tài sản và nhân quyền của dân VN.
Nhóm CS vô tài, vô đức, vô nhân làm khổ, làm hại dân tộc VN mấy chục năm nay. Mãi đến mùa dịch Covid chúng lại tiếp tục làm khổ dân VN chẳng khác gì Covid Delta Variant đáng trời tru đất diệt.

Tuan
04/10/2021 12:16

Dinh~ cao tri' tue^... sao ky` vay. ta...

Anonymous
18/12/2021 15:40

CS búa liềm không biết dân chủ là gì? Băng cướp VC chỉ biết láo, lừa, hèn, ác, tham, cướp, giết.
Chỉ tội nghiệp cho dân VN mất nhân quyền, bị làm khổ mấy chục năm nay.