Đã có bằng chứng về tội diệt chủng ở Myanmar

RFA
2017.11.16
000_UB84T_960.jpg Một người phụ nữ tị nạn Rohingya đang giặt quần áo ở trại tị nạn Thankhali, quận Ukhia, Bangladesh hôm 16/11/2017
AFP

Hai báo cáo của các tổ chức về nhân quyền quốc tế hôm 16/11 tố cáo lực lượng an ninh Myanmar đã giết hại người Hồi giáo Rohingya.

Các báo cáo này mô tả lực lượng an ninh Myanmar đã cắt cổ người Rohingya, đốt sống nạn nhân và hãm hiếp tập thể phụ nữ và các em gái.

Báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) tập trung vào những vụ bạo lực tình dục của quân đội Myanmar đối với người Rohingya. Báo cáo kết luận hành động của quân đội Myanmar đối với người Rohingya là tội ác chống lại loại người.

Một báo cáo khác của Liên Hiệp Quốc ghi nhận những vụ tấn công có hệ thống và lan rộng nhắm vào thường dân Rohingya từ ngày 9/10 đến tháng 12 năm ngoái, và từ ngày 25/8 đến nay.

Bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc dài 30 trang có tựa ‘Họ đã tìm cách giết sạch chúng tôi” dựa trên hơn 200 cuộc phỏng vấn của các nạn nhân sống sót và những người đã chứng kiến, cùng những nhân viên cứu trợ. Báo cáo cho biết lực lượng an ninh Myanmar và dân thường tham gia vào chiến dịch đã phạm tội ác chống lại loài người và thanh lọc sắc tộc.

Người Rohingya chỉ được trở về nếu người Myanmar chấp nhận

Tham mưu trưởng quân đội Myanmar ông Min Aung Hlaing hôm thứ năm 16/11 lên tiếng nói rằng người Rohingya chỉ có thể về lại Myanmar nếu được những người dân Myanmar thực sự chấp nhận.

Phát biểu của người đại diện quân đội Myanmar đã gây nên những nghi ngờ về cam kết của chính phủ Myanmar về việc hồi hương những người Hồi giáo Myanmar đang tị nạn ở nước ngoài.

Ông Min Aung Hlaing viết trên facebook của mình rằng việc hồi hương người  Rohingya phải được đặt trọng tâm vào những người theo Phật giáo ở bang Rakhine. Ông viết chỉ khi những người dân ở bang Rakhine chấp nhận thì mọi người mới thoải mái.

Vị tướng quân đội cũng nói Myanmar sẽ không cho phép sự trở về của tất cả những người tị nạn Rohingya từ Bangladesh, nước đang tiếp nhận hàng trăm ngàn người tị nạn Rohingya đến từ Myanmar. Ông gọi những người tị nạn Rohingya là những kẻ khủng bố đã trốn chạy khỏi gia đình mình.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.