Tổng Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ công du Châu Á

RFA-06-04-2015
Tổng Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, ông Ash Carter Tổng Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, ông Ash Carter
Wikipedia

Tổng Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, ông Ash Carter, đã rời Washington để đi Tokyo, thực hiện chuyến công du Châu Á kéo dài một tuần lễ, đến 2 nước đồng minh quan trong của Mỹ là Nhật Bản và Nam Hàn.

Lầu Năm Góc cho hay chuyến đi nhằm mục đích tăng cường hợp tác chiến lược quân sự, đồng thời cũng để xác định với đồng minh và các nước bạn trong khu vực là dù rất bận rộn với những điểm nóng đang xảy ra trên thế giới, nhưng Hoa Kỳ không quên vai trò và lời cam kết bảo vệ ổn định, hòa bình ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Carter được mọi người biết đến vì chủ trương ủng hộ kế hoạch tái phối trí quân sự tại Châu Á mà Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đề ra, trước khi ông đảm nhận vai trò của người điều khiển ngành quốc phòng của nước Mỹ từ tháng Hai năm nay.

Ông cũng là người đề xướng chuyển trục quân sự, đưa tài nguyên và lực lượng sang Châu Á, sau khi quân đội Hoa Kỳ hoàn tất cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq.

Các giới chức hành pháp Mỹ cũng nói chuyến viếng thăm Nhật Bản của ông còn nhắm vào mục đích dọn đường cho chuyến viếng thăm Washington mà Thủ Tướng Nhật Shino Abe sẽ thực hện vào cuối tháng này.

Hiện Thủ Tướng Abe đang thúc đẩy Quốc Hội Nhật ủng hộ ý kiến sửa đổi hiến pháp để quân đội Nhật Bản có thể đảm nhận vai trò mang tính toàn cầu, thay vì chỉ đảm trách công tác phòng vệ lãnh thổ như hiện nay.

Ý kiến này được Washington ủng hộ triệt để.

Được biết vào tháng Năm tới đây, ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ sẽ trở lại Châu Á, thăm Ấn Độ và dự hội nghị an ninh chiến lược thế giới tổ chức tại Singapore.

Cũng có tin nói là ông Carter sẽ đến Trung Quốc và ghé thăm Việt Nam vào cuối năm nay.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.