Trung Quốc xâm phạm vùng biển quốc tế?

Các hành động hiếu chiến của Trung Quốc trên đại dương như hải quân nhanh chóng mở rộng và chiến lược toàn cầu mới cho thấy động cơ của Bắc Kinh nhằm chứng tỏ sức mạnh về địa chính trị nhiều hơn là kinh tế.
Ngọc Thu lược dịch
2010.05.21
037_ZH32874-305 Lực lượng bán quân sự Trung Quốc đang tập luyện chống bạo động tại một căn cứ quân sự thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
AFP photo/

Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ hoặc là điều tiết để sớm trở thành lực lượng hải quân là "đối thủ ngang hàng" hoặc là phải đối mặt với nguy cơ về các cuộc xung đột quân sự với một siêu cường đang nổi lên.

Hành động khiêu khích

Tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản bày tỏ quan ngại về sự công kích quân sự của Trung Quốc đang phát triển. "Tôi sẽ không sử dụng từ 'đe dọa' - nhưng chắc chắn chúng ta cần phải xem xét một cách thật cẩn thận về các kho vũ khí hạt nhân và khả năng của hải quân Trung Quốc", ông Katsuya Okada nói với báo Wall Street Journal.

Ông Okada đệ trình một phản đối cho Bắc Kinh hồi đầu tháng này về "hành vi gây cản trở" của một chiếc tàu khảo sát Trung Quốc ở Biển Hoa Đông. Ông Okada phàn nàn rằng, tàu Trung Quốc đã đuổi một tàu bảo vệ bờ biển Nhật Bản, mà Tokyo nói đang tiến hành khảo sát biển trong phạm vi vùng (đặc quyền) kinh tế của Nhật Bản.  

Đây là lần thứ ba Trung Quốc đã khiêu khích trong một tháng qua. Ngày 10 và 21 tháng 4, một đội tàu nhỏ từ Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc đi qua eo biển Miyako của Nhật Bản, khu vực giàu khoáng sản đang tranh chấp giữa hai cường quốc châu Á.

Quân sự của Trung Quốc đã bắt đầu phát triển các vai trò, nhiệm vụ, và khả năng mới để hỗ trợ lợi ích gia tăng trong khu vực và và lợi ích toàn cầu của họ.

Nghiên cứu của Lầu Năm Góc 2010


Mỗi lần đi qua, các máy bay trực thăng của Trung Quốc lượn vòng gần các tàu khu trục Nhật Bản. Những sự cố này gây khó chịu cho Nhật Bản đã xảy ra chỉ vài ngày sau khi các tàu chiến từ Hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc trở về từ nơi mà Trung Quốc gọi là “các cuộc tập trận đối đầu” ở Biển Đông, theo Stratfor, một nhóm tình báo Mỹ cho biết.

Hải quân Hoa Kỳ đã từng là nạn nhân của sự "đối đầu" của Trung Quốc. Năm 2001, các máy bay chiến đấu Trung Quốc đã chặn và đâm vào một chiếc máy bay Hải quân Hoa Kỳ Orion P-3 và buộc máy bay này hạ cánh ở một sân bay quân sự của Trung Quốc. Cuối năm 2007, tàu ngầm loại Song của Trung Quốc chạy trên mặt nước gần tàu sân bay Hoa Kỳ USS Kitty Hawk một cách nguy hiểm trong một cuộc tập trận ở Thái Bình Dương. Năm ngoái, các tàu Trung Quốc đã thao diễn một cách hung hăng khi đến gần tàu Hoa Kỳ trong vòng 25 feet, tàu Impreccable USNS, là tàu khảo sát đại dương không vũ trang ở Biển Đông.

Những hành động hung hăng cho thấy, hải quân Trung Quốc là một nhân vật mới và nguy hiểm.

Hành vi hiếu chiến của hải quân Trung Quốc đi kèm với sự thèm khát dường như không thể thoả mãn ngày càng gia tăng của chế độ đối với tài nguyên thiên nhiên và việc vận động cho các sản phẩm của họ, nhằm duy trì nền kinh tế phát triển nhanh. Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh phải phụ thuộc vào tuyến đường biển để vận chuyển hàng hóa, trở thành một yếu tố tạo thành hành vi hải quân chiến lược của họ.

Lợi ích kinh tế

Động lực của Bắc Kinh về một lực lượng hải quân lớn thì phức tạp hơn là thương mại. Có một xu hướng đang lên về chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc nhắm vào Nhật Bản và Hoa Kỳ, là các đối thủ hải quân của Trung Quốc trong thời gian dài. Một lực lượng hải quân lớn hơn nuôi dưỡng niềm tự hào quốc gia của Trung Quốc bằng chi phí của các đối thủ của họ và cung cấp cho Bắc Kinh công cụ để cuối cùng sẽ thống nhất “tỉnh nổi loạn” của Đài Loan bằng vũ lực, nếu cần thiết. Và nó giúp kiểm soát tranh chấp nhóm đảo ngoài khơi của Trung Quốc, tạo thành một vành đai an ninh quốc phòng mới bên ngoài.

Động lực đa dạng này thúc đẩy sự chuyển đổi chiến lược quân sự của Trung Quốc. Nghiên cứu Quốc phòng bốn năm một lần của Lầu Năm Góc trong năm 2010 phác thảo sự chuyển đổi "quân sự của Trung Quốc đã bắt đầu phát triển các vai trò, nhiệm vụ, và khả năng mới để hỗ trợ lợi ích gia tăng trong khu vực và và lợi ích toàn cầu của họ".

Chúng tôi đang đi từ phòng thủ ven biển cho tới phòng thủ ngoài khơi”, ông Trương Hoa Trần, Thiếu tướng Hải quân, Phó chỉ huy Hạm đội Đông Hải nói với Tân Hoa xã, hãng tin của chính phủ Trung Quốc. Ông Trương Hoa Trần giải thích: "Do việc mở rộng các lợi ích kinh tế của đất nước, hải quân muốn bảo vệ tốt hơn các tuyến đường vận chuyển của đất nước cũng như bảo đảm sự an toàn trên các tuyến hàng hải chính".

Một bài xã luận hồi tháng 4 trên báo Global Times, một tờ báo thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc, đã cố gắng xua tan mối lo ngại về việc lớn mạnh của hải quân nước này: "Trung Quốc không có ý định thách thức Hoa Kỳ ở Trung tâm Thái Bình Dương hoặc tham gia vào một cuộc đụng độ quân sự với Nhật Bản ở vùng biển lân cận". Tờ (Global) Times đã viết như thế. Nhưng lời tuyên bố đó đã mở rộng một cách triệt để định nghĩa trước đây của Trung Quốc về “lợi ích cốt lõi” hiện bao gồm cả Biển Đông và toàn bộ khu vực phía Tây Thái Bình Dương.

Đặc biệt quan tâm đến các yếu tố hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, cho thấy nó được thiết kế để thách thức quyền tự do hành động của chúng ta trong khu vực

Đô đốc Robert Willard


Bài xã luận sau đó cảnh báo, đến lúc Mỹ và Nhật Bản “điều chỉnh quan điểm của họ khi xem xét các hành động của Trung Quốc. Cái thời mà mà các cường quốc thống trị và tận hưởng ‘phạm vi ảnh hưởng’ không chia sẻ trên khắp thế giới thì đã qua”. Sau đó, bài báo kết luận: “Hải quân Trung Quốc phát triển là một biểu tượng của sự phát triển hòa bình của Trung Quốc”. Nhưng quan điểm đó mâu thuẫn với hành vi quả quyết của Trung Quốc và sự ham muốn của họ về một lực lượng hải quân lớn, có khả năng tấn công.

Gia tăng sức mạnh hải quân

Hai thập kỷ gia tăng việc chi tiêu lên tới hai con số đã làm cho hải quân Trung Quốc phát triển nhanh chóng. 225.000 quân của Hải quân Trung Quốc được tổ chức thành ba hạm đội và được trang bị với 260 tàu, gồm 75 “tàu chiến quan trọng” với hơn 60 tàu ngầm. Hải quân Hoa Kỳ có 286 tàu chiến, mặc dù hạm đội Mỹ có khả năng vượt trội so với hải quân Trung Quốc.
Trong tháng 3, Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ ra điều trần về sự phát triển của hải quân Trung Quốc là “khá ấn tượng”.  “Đặc biệt quan tâm đến các yếu tố hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, cho thấy nó được thiết kế để thách thức quyền tự do hành động của chúng ta trong khu vực”, Đô đốc nói.

Sự phát triển "khá ấn tượng" của Bắc Kinh gồm các kế hoạch triển khai hai tàu sân bay vào năm 2015. Họ đã mua bốn tàu sân bay ngưng hoạt động: một tàu từ Úc và ba tàu của Liên Xô cũ. Ngày 21 tháng 3, tàu sân bay Liên Xô cũ, tàu Varyag, rời khỏi ụ cạn ở Đại Liên, Trung Quốc, sau khi tân trang và bây giờ đang trải qua quá trình cài đặt các thiết bị điện tử và vũ khí. Một báo cáo của Lầu Năm Góc năm 2009 cho biết, Trung Quốc đang huấn luyện 50 phi công hải quân cho máy bay Sukhoi SU-33s (navalized Flankers), cho các hoạt động máy bay trên tàu sân bay.

ngu-chinh-2009-250
Tàu ngư chính Trung Quốc tuần tiễu vùng biển Đông năm 2009. AFP Photo
Tàu ngư chính Trung Quốc tuần tiễu vùng biển Đông năm 2009. AFP Photo
Hải quân Trung Quốc sử dụng mạng lưới phát triển quốc tế ở các cảng được gọi là “chuỗi hạt ngọc trai” (pearl necklace). Các căn cứ cố định của Trung Quốc dọc các bờ biển Ấn Độ Dương và các tuyến hàng hải đến eo biển chiến lược Malacca: Maldives , Miến Điện, Bangladesh , Sri Lanka , Seychelles và Pakistan . Bắc Kinh cũng đang tích cực đàm phán với một số nước châu Phi để sử dụng các cảng thường xuyên.

Các đơn vị hải quân Trung Quốc cũng đang làm nhiệm vụ ở các địa điểm mới. Từ năm 2008, Hải quân Trung Quốc đã duy trì ba tàu ở Vịnh Aden để tiến hành tuần tra chống cướp biển và tháng 3 này, hai tàu chiến Trung Quốc thả neo ở Abu Dhabi, lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc đã viếng thăm một cảng ở Trung Đông. Trung Quốc cũng đang đàm phán để sử dụng một căn cứ mới ở Iran .

Hoa Kỳ phải làm gì?

Các lợi ích thương mại mở rộng của Trung Quốc kết hợp với chiến lược hải quân mới và có khả năng, đòi hỏi Washington ra các quyết định cứng rắn.
Hoa Kỳ có nên duy trì sự hiện diện ở châu Á để bảo vệ lợi ích kinh tế và an ninh của mình không? Dường như chính phủ Obama có kế hoạch duy trì một lực lượng đáng tin cậy trong khu vực hiện nay. Gần đây, Hoa Kỳ đã chuyển một số tàu ngầm hạt nhân từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương giúp theo dõi lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc.

Nhưng để giữ số lượng cần thiết nhằm đáp ứng những thách thức của Trung Quốc và thử thách trên toàn cầu, có thể không phải là ưu tiên của Tổng thống Obama. Tuần trước, ông Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng đã cảnh báo, "Việc chi tiêu quân sự tràn lan đã không còn, và sẽ tránh xa trong một thời gian dài".

Ông Gates hỏi: "Liệu số số tàu chiến mà chúng ta có và đang xây dựng thêm có thực sự đặt Mỹ vào mối nguy hiểm khi các hạm đội tàu chiến của Mỹ lớn hơn hải quân 13 nước cộng lại, mà 11 nước trong số đó thuộc về đồng minh và đối tác (của chúng ta)?" Tuyên bố đó không có lý, dựa trên báo cáo năm 2009 của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đã có 260 tàu (và ngày càng tăng) so với 286 tàu của Mỹ.
Chúng ta cũng có thể đào tạo và trang bị cho các đồng minh trong khu vực như Nhật Bản, nhưng hầu hết các đồng minh châu Á không đủ khả năng triển khai các tàu biển để bảo vệ lợi ích sống còn của họ từ hạm đội siêu cường của Trung Quốc.

Gần đây, Hoa Kỳ đã chuyển một số tàu ngầm hạt nhân từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương giúp theo dõi lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc.

Cuối cùng, Mỹ nên tham gia với Trung Quốc để loại bỏ bức màn bí mật của mình về các chương trình quân sự và các ý định về địa chính trị. Các chương trình hợp tác an ninh – diễn tập chung, trao đổi – có thể giảm bớt căng thẳng và các thỏa thuận về không gian diễn tập, giúp tránh các cuộc đối đầu không cần thiết.

Trung Quốc là một cường quốc hải quân lớn mạnh sẽ sớm trở thành “đối thủ cạnh tranh” của Mỹ. Washington cần tham gia với Bắc Kinh trong mọi cơ hội để thúc đẩy tính minh bạch và hợp tác trong khi duy trì sự ngăn chặn đáng tin cậy ở châu Á. Nếu không, lợi ích an ninh và kinh tế của chúng ta chắc chắn sẽ va chạm nhau và chúng ta có thể dễ dàng rơi vào cuộc chiến tranh lạnh mới hoặc tồi tệ hơn.


Robert Maginnis, 20-05-2010

Ông Maginnis là một trung tá quân đội về hưu, và là phân tích gia về an ninh quốc gia và các vấn đề đối ngoại cho các đài phát thanh và truyền hình và một nhà chiến lược cao cấp của quân đội Mỹ.

Dịch từ: http://www.humanevents.com/article.php?id=37081

 


Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
12/11/2010 19:33

TQ rất hiếu chiến từ xưa đến nay. bây giờ họ có sức mạnh quân sự và kinh tế thì họ sẻ không ngừng ý đồ bành trướng của họ. không 1 nước nào trên thế giới nầy mà có ý đồ xâm lượt như TQ vậy. thế giới nên đoàn kết lại đẻ đánh tang mưu đồ xâm lượt của TQ! và nên bài trừ hàng hóa TQ. rất cám ơn bạn đọc...