Truyền thông quốc tế (ngày 20-1-2005)


2005.01.23

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush đã tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2. Trách nhiệm và vai trò của ông Bush trong nhiệm kỳ tới đối với thế giới được báo chí khắp nơi nói đến trong những qua, và như thường lệ, Ban Việt Ngữ chúng tôi xin thu thập để gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Truyền Thông Quốc Tế Hàng Tuần.

Lời tuyên thệ của Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush mà quý thính giả vừa nghe cùng với mục tiêu phát huy dân chủ, tự do toàn cầu mà ông Bush từng nói đến là đề tài được nhiều tờ báo đưa ra phân tích. Tờ Romania Nhật Báo viết rằng chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đáng được ca ngợi, nhưng không đồng ý với chủ trương đánh phủ đầu hay sử dụng võ lực mà ông Bush từng tuyên bố. Tờ báo viết:

Mục tiêu “giải phóng nhân dân” khắp nơi nằm trong trọng tâm chính sách ngoại giao của Mỹ và sự kiện Bà Condoleeza Rice sẽ trở thành Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đảm bảo là Washington sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu này. Ðó là điều đáng ủng hộ và ca ngợi, nhưng trở ngại đang có là Hoa Kỳ sẽ dùng phương thức nào để thực hiện mục tiêu đề ra.

Mục tiêu “giải phóng nhân dân” khắp nơi nằm trong trọng tâm chính sách ngoại giao của Mỹ và sự kiện Bà Condoleeza Rice sẽ trở thành Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đảm bảo là Washington sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu này. Ðó là điều đáng ủng hộ và ca ngợi, nhưng trở ngại đang có là Hoa Kỳ sẽ dùng phương thức nào để thực hiện mục tiêu đề ra.

Thật tuyệt diệu nếu Hoa Kỳ thuyết phục được toàn thế giới là nên áp dụng thể thức dân chủ theo kiểu Mỹ, nhưng hoàn toàn sai lầm nếu Washington sự dụng võ lực để áp đặt khuôn mẫu dân chủ của họ vào những nước khác, chẳng khác gì Maxcơva ngày xưa từng dùng võ lực để ép buộc các nước phải theo khuôn mẫu của Liên Bang Xô Viết. Ðiều không thể chối cãi được là lịch sử đã phê phán hành động của Liên Xô và cách thức mà Liên Xô áp dụng rõ ràng không hiệu quả.

Tờ báo cho rằng nếu muốn thực hiện được mục tiêu vừa nói, điều đầu tiên ông Bush phải làm là dựng lại đoàn kết với các nước Tây Âu, hàn gắn những đổ vỡ đã xảy ra khi ông tự ý đưa quân sang Iraq ở nhiệm kỳ đầu, và phải học những bài học thu thập được ở Iraq và Afghanistan.

Ðiều đáng tiếc là phải mất một thời gian nữa các nhà lãnh đạo Tây Âu mới nói cùng một ngôn ngữ như ông Bush. Còn mục tiêu “giải phóng nhân dân” mà ông Bush đưa ra thì thành quả đạt được không có gì hay lắm.

Về mặt dân chủ, không thể coi là Hoa Kỳ đã thành công, đã giải phóng được nhân dân qua cuộc chiến hay các hoạt động ở Iraq và Afghanistan và dưới cái nhìn của kinh tế thị trường, việc làm của Mỹ chỉ tạo cơ hội cho các nhóm khủng bố chống đối bắt người phương Tây để đòi tiền chuộc.

Ngay tại Iraq, tình hình bất ổn chỉ vì Hoa Kỳ không có một chính sách rõ rệt sau khi đưa quân sang chiếm đóng nước này, tạo thành bất ổn và an ninh bị đe dọa ở cấp độ cao hơn thời Saddam Hussein, và dầu thô lên giá một phần cũng vì cuộc chiến đang tiếp diễn ở Iraq.

Ngay tại Iraq, tình hình bất ổn chỉ vì Hoa Kỳ không có một chính sách rõ rệt sau khi đưa quân sang chiếm đóng nước này, tạo thành bất ổn và an ninh bị đe dọa ở cấp độ cao hơn thời Saddam Hussein, và dầu thô lên giá một phần cũng vì cuộc chiến đang tiếp diễn ở Iraq.”

Nhưng tờ Romanian Nhật Báo cũng nhìn nhận không phải Hoa Kỳ chỉ toàn gặp thất bại khi thực hiện mục tiêu nhằm giải phóng nhân dân toàn cầu.

“Những hoạt động âm thầm của Hoa Kỳ ở Georgia và Ukraina phần nào, đã đem lại kết quả. Ở Georgia, cựu Tổng Thống Eduard Shevardnadze từng có thời là bộ trưởng ngoại giao cho Liên Xô được thay thế bằng chính trị gia thân Mỹ Mikheil Saakashvili.

Ở Ukraina, Thủ Tướng Viktor Yanukovich được sự ủng hộ của vị Tổng Thống chuyên chế Leonid Kuchma được thay thế bằng chính trị gia thân Tây Phương Viktor Yushchenko. Riêng tại Ukraina, Hoa Kỳ đã phải bỏ ra 90 triệu đô la để vận động cho ông Yushchenko.”

Tại Nam Phi, tờ South Africa nhắc lại rằng thế giới muốn thấy Thượng Nghị Sĩ John Kerry lãnh đạo nước Mỹ hơn là nhìn cảnh ông Bush tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2. Nhưng:

“Tin đáng mừng là hình như ông Bush bây giờ đã biết chính ông ta cần phải cần phải hòa mình với hoạt động của thế giới. Ngay trong buổi điều trần trước khi được Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện chuẩn nhận, Bà Ngoại Trưởng tương lai Condileeza Rice cũng bày tỏ dấu hiệu cho thấy ông Chủ của bà ta sẽ xây dựng lại quan hệ với đồng minh và làm việc với các thể chế đa dạng khác. Chính Bà Rice tuyên bố thời điểm bây giờ là thời điểm của ngoại giao.

Trước những thất bại ở Iraq và cản trở ở khắp nơi, cuối cùng ông Bush hiểu là ông cần sự yểm trợ của thế giới. Tháng tới ông ta sẽ công du Châu Âu để giải quyết những bất đồng đang có giữa Mỹ và những đồng minh quan trọng nhất. Nhưng vẫn còn quá sớm để có thể biết được rằng liệu ông Bush có thật tâm muốn nói chuyện với các nước bạn, hay chỉ muốn dùng chuyến đi này là cơ hội để trình bầy cho thế giới biết rõ hơn những gì ông ta muốn làm” .

Tại Paris, tờ Le Monde cho thấy trách nhiệm ông Bush phải làm trong những ngày tháng tới là giải quyết cuộc chiến Iraq và xây dựng ổn định cho Trung Ðông qua các nỗ lực nhằm xỏa bỏ thù hận giữa Do Thái và Palestine. Ðoạn nói về vai trò của Hoa Kỳ đối với Trung Ðông được bài quan điểm của tờ Le Monde viết như sau:

Những hoạt động của hành pháp Mỹ vẫn không thoát khỏi việc phải giải quyết điều gọi là vết thương tại Iraq và mối xung khắc giữa Israel và Palestine, như đã được nhà bình luận Abdel Wahab Badrakhan nhấn mạnh trên nhật báo Al-Hayat xuất bản ở Ả Rập Saudi, trong đó nói rằng chính ông Ngoại Trưởng sắp mãn nhiệm Colin Powell từng thố lộ sự quan ngại của ông là cuộc bầu cử diễn ra cuối tháng này ở Iraq có thể sẽ gặp trở ngại.

“Những hoạt động của hành pháp Mỹ vẫn không thoát khỏi việc phải giải quyết điều gọi là vết thương tại Iraq và mối xung khắc giữa Israel và Palestine, như đã được nhà bình luận Abdel Wahab Badrakhan nhấn mạnh trên nhật báo Al-Hayat xuất bản ở Ả Rập Saudi, trong đó nói rằng chính ông Ngoại Trưởng sắp mãn nhiệm Colin Powell từng thố lộ sự quan ngại của ông là cuộc bầu cử diễn ra cuối tháng này ở Iraq có thể sẽ gặp trở ngại.

Vẫn theo bình luận gia Abdel, hành pháp Hoa Kỳ hy vọng rằng qua việc ông Mahmoud Abbab lên cầm quyền ở Palestine sẽ tạo hy vọng cho việc tái lập hòa bình giữa Israel và Palestine. Nhưng hài hước thay, hai Chính Quyền Hoa Kỳ và Israel dường như không nhìn nhận là phải có trách nhiệm trước hiện tình suy đồi hiện nay tại Palestine… Nhưng người dân Palestine vẫn mong đợi trong vô vọng lời hứa của Washington là sẽ hoạt động tích cực để giúp họ tìm kiếm một nền hòa bình vĩnh cửu với Israel.”

Tại Châu Á, báo chí cũng dành nhiều giấy mực để trình bầy nhận định về vị Tổng Thống mới tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 của Hoa Kỳ. Ở Thái Lan, tờ Bangkok Post chỉ trích thẳng vào chính sách ông Bush đã thực hiện 4 năm trước và không mấy lạc quan với chính sách của Hoa Kỳ 4 năm sau này.

“Ông Bush thường nói chính sách cứng rắn của ông đã giúp cho thế giới an bình hơn, nhưng rất nhiều người không nghĩ như vậy. Ðiển hình là cuộc chiến ở Iraq đã tạo cơ hội cho giới trẻ Hồi Giáo khắp nơi giận dữ, khiến họ đi theo khủng bố hay bày tỏ thái độ ủng hộ thành phần chống đối. Một cuộc thăm dò do đài BBC thực hiện cách đây 2 ngày cho thấy phần đồng dân chúng toàn cầu nghĩ rằng thế giới sẽ bất ổn hơn vì ông Bush đắc cử nhiệm kỳ 2.

Không phải vì theo đuổi cuộc chiến chống khủng bố mà Washington mất bạn mất bè. Việc ông Bush không đồng ý ký Nghị Ðịnh Thư Kyoto và chống Tòa Án Hình Sự Quốc Tế đã khiến dư luận Châu Âu không hài lòng và không có dấu hiệu nào cho thấy ông ta sẽ thay đổi lập trường cả.

Nhưng không phải vì theo đuổi cuộc chiến chống khủng bố mà Washington mất bạn mất bè. Việc ông Bush không đồng ý ký Nghị Ðịnh Thư Kyoto và chống Tòa Án Hình Sự Quốc Tế đã khiến dư luận Châu Âu không hài lòng và không có dấu hiệu nào cho thấy ông ta sẽ thay đổi lập trường cả.

Nhưng có lẽ ông Bush cũng không còn cách nào hơn là phải nhượng bộ. Washington cần sự giúp đỡ của cộng đồng thế giới để tại lập trật tự cho Iraq, để hỗ trợ cho nền kinh tế của Mỹ trước nguy cơ thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc mỗi ngày một nhiều, và cần sự giúp đỡ của Châu Á để giải quyết căng thẳng hạt nhân đang xảy ra với Bắc Hàn.”

Ổ Nam Á, tờ Sri Lanka Nhật Báo còn bày tỏ quan ngại hơn nữa cho thế giới khi ông Bush tiếp tục làm chủ Nhà Trắng thêm 4 năm nữa.

“Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush, người tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai từng nói rằng có thể sử dụng đến giải pháp quân sự nếu Iran không cho công bố mọi chi tiết liên quan đến chương trình hạt nhân. Mặc dù Washington cáo buộc Iran thủ đắc nhu liệu để chế tạo võ khí hat nhân, nhưng Chính Quyền Tehran đã khẳng định họ chỉ sử dụng nguyên tử vào mục tiêu phát triển điện lực.

Ở Iraq, sau 2 năm bị quân đội Hoa Kỳ chiếm đóng, không tìm thấy một võ khí hạt nhân nào cả, chứng tỏ những cáo buộc của Mỹ là sai. Sự thật về Mỹ đã được phơi bày rõ trước thế giới. Không có dấu hiệu nào cho thấy là trong nhiệm kỳ 4 năm tới của ông Bush, Hoa Kỳ sẽ bỏ chủ trương hung hăng quân sự.”

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.