Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 5.8.2010)
2010.08.04
Chúng tôi đã bàn thảo sơ lược về đề nghị này và sẽ quyết định sau. Quý thính giả khác có ý kiến ra sao về việc này? Xin cho biết.
Vẫn có nhiều thư hỏi địa chỉ và số điện thoại để liên lạc với hai tù nhân lương tâm Trương Văn Sương và Nguyễn Hữu Cầu. RFA đã hồi đáp email trả lời tất cả. Mong quý vị hãy vào trang web RFA, mục diễn đàn, sẽ thấy có những dữ kiện quý vị cần biết. Xin cảm ơn quý vị đã quan tâm đến những trường hợp oan khiên ngang trái mà đài Á Châu Tự Do nêu lên cùng công luận.
Không có gì lạ, bình thường, cơ chế pháp lý ở một nước độc tài là vậy. Oan ư? Kêu trời không thấu, nhất là tội “chống lại chính quyền nhân dân, xúc phạm quyền lãnh đạo của đảng”.
Thính giả Thảo Nguyên
Thính giả họ Lê ở Quảng Trị, sau khi nghe bài “Nhờ ngoại cảm giúp đỡ, tìm ra hài cốt phi công sau 35 năm”, đã nhờ chúng tôi giúp giới thiệu một nhà ngoại cảm để giúp gia đình ông tìm hài cốt hầu cải táng ông cố và ông nội của gia đình. Mong quý thính giả nào có thể giúp được thì gửi email về địa chỉ vietweb@rfa.org, chúng tôi sẽ hỏi qua ông Lê để có thể nối kết liên lạc.
Phần ý kiến đóng góp trong các bài phát thanh, thì có thính giả Thảo Nguyên viết về bài “những người tù của cuộc chiến cách đây hơn 35 năm”:
Không có gì lạ, bình thường, cơ chế pháp lý ở một nước độc tài là vậy. Oan ư? Kêu trời không thấu, nhất là tội “chống lại chính quyền nhân dân, xúc phạm quyền lãnh đạo của đảng”. Một xã hội mà những nguyên tắc đạo đức thông thường đều run sợ trước quyền độc tôn thì còn gì pháp luật và sự công minh. Nếu không có thay đổi định chế, quan tòa không có toàn quyền khi thực thi pháp luật, làm theo chỉ thị của đảng, thì nỗi oan của dân đen chỉ biết kêu “trời”.
Thính giả lấy tên là “đảng cầm quyền” viết về vụ biểu tình ở Bắc Giang phản đối công an đành chết người:
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - Nếu thấy xã hội thối nát thì lật đổ nó đi.
Và sau cùng, thính giả SITAM ở Hà Nội có ý kiến về bài “Phản ứng của Trung Quốc”:
Còn chờ gì nữa. Lúc này ta hãy dựa vào người Mỹ để gìn giữ non sông đi, khi ta không đủ sức chống lại bọn Bắc Kinh.