Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 10.8.2010)
2010.08.09
Thính giả Lê Lâm và nhiều thính giả hỏi địa chỉ và số phone một người và một cơ sở mà RFA có đề cập tới. Chúng tôi sẽ liên lạc để hỏi lại, nếu người đó, cơ sở đó đồng ý chúng tôi sẽ trả lời email của quý vị với những chi tiết quý vị muốn biết.
Những thư yêu cầu gửi bản tin đã được đáp ứng lập tức, nghĩa là bản tin đã đến với quý vị rồi, vui lòng báo nhận cho vui nhé!
Chúng tôi sẽ không trả lời thư email và bài vở không có dấu tiếng Việt. Bài của Hoàng Linh Vương đánh dấu ngoặc kép sai hết, sửa lại dùm.
Phần góp ý kiến cho từng bài trên website, hôm nay vẫn có nhiều ý kiến phê bình công an Bắc Giang rất nặng nề vì vụ một công an đánh chết người, người thiếu úy công an đó đang bị câu lưu để điều tra, có thể bị truy tố. Những ý kiến thóa mạ nóng nảy quá chúng tôi không thể đăng lên, mong quý vị bớt giận, có giận cũng phải nói sao cho mát mẻ nhẹ nhàng bớt đi một tí thì lời lẽ của mình mới đến tai người khác, quý vị nhé!
Thính giả Lộc Cà Mau hỏi khi Việt Nam bị thiên tai lũ lụt thì không thấy Trung Quốc nói năng gì còn khi Trung Quốc bị gì thì Việt Nam hối hả ủng hộ, thật khó hiểu. Xin góp ý là hình như Trung Quốc cũng có đề nghị giúp đỡ trong vài vụ thiên tai lớn của Việt Nam, phải không thưa quý vị?
Thính giả Dũng ở Thái Nguyên hỏi, liên quan đến vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, là Nhà nước mình nhìn bản đồ thế mà cũng để được sao, chẳng lẽ họ không thấy.
Thính giả Lê Quốc Hưng hay Hùng, ở Việt Nam, đề nghị tăng cường vũ trang, mua sắm vũ khí phương tiện chiến tranh để bảo vệ chủ quyền tổ quốc bằng cách mỗi người Việt Nam tự nguyện đóng mỗi năm 100 đô la. Ta thử tính coi. Giả sử 86 triệu dân cộng ở ngoại quốc 5 triệu nữa, ai ai cũng đóng đủ số thì có hơn 9 tỉ đô la. Ngân sách quốc phòng Việt Nam năm 2007 là 3 tỉ 500 triệu đô la. Số tiền của thính giả đề nghị sẽ giúp được hơn 2 năm ngân sách quốc phòng cho Việt Nam, hay sắm một lúc thì được ba bốn tàu ngầm, chừng bốn năm chục máy bay Sukhoi 30MKK, và vài ngàn phi đạn chống tàu chiến loại rẻ nhưng dùng được như của Đài Loan, Trung Quốc. Nghe cũng đáng nể, nhưng thực ra chỉ đánh được một trận là xong hết. Đừng mong chiến tranh xảy ra vậy, bạn nhé.
Các ý kiến khác không nghe nói tới ở đây, thì ban biên tập đã đưa lên web, ở sau mỗi bài mà ý kiến góp vào. Mời quý vị qua bên web thưởng lãm, nay trang web đã cải tiến rất hay, nhiều mục rất thú vị.
Theo dòng thời sự:
- Những ai không muốn quốc tế hoá tranh chấp ở biển Đông? (phần 1)
- Những ai không muốn quốc tế hóa tranh chấp ở biển Đông? (phần 2)
- Những ai không muốn quốc tế hoá tranh chấp ở biển Đông? (phần 3)
- Việt Nam tuyên bố bản đồ của National Geographic Society là sai
- National Geographic Society đăng bản đồ đảo Hoàng Sa với chữ “China”
- Hai thái độ trước chuyện Hoàng Sa là của Trung Quốc
- National-Geographic: Hòang Sa thuộc về Trung Quốc