Trao đổi Thư tín với Thính giả (ngày 26.6.2009)

Kính chào quí vị. Tuần lễ cuối của tháng Sáu, thư xa về nhiều, và mấy lúc sau này chừng như trở ngại về kỹ thuật đã bớt dần vì Thanh Trúc không thấy thính giả phàn nàn gì nữa.
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2009.06.26

Tuy nhiên những thư góp ý  về nội dung bài vở thì lúc nào cũng có, nhưng  xin quí vị cho Thanh Trúc phát đi hai lời nhắn khác nhau trong hộp thoại tuần này tưuớc

Thính giả góp ý

Lời nhắn thư nhất:

Mong phát  thanh lại cái đài RFA  trong đất nước Việt Nam cho bà con nghe rõ từ Móng Cái Quảng Ninh cho đến tận mũi Cà Mau đó cô. Vây tui xin cám ơn nghe ...

Thảng hoặc những khi trời quang mây tạnh thì  âm thanh cũng rất là trong trẻo phải không ạ. Dù có thế nào dù ở phương trời nào, từ nửa vòng trái đất mà quí vị đã bắt được RFA tức là quí vị mang đến chúng tôi niềm vui tuyệt vời.

Lời nhắn thứ hai:

Đồng  Bằng sông Cửu Long nghe được rõ vậy tôi xin cảm ơn...

Chúng tôi có thể đoan chắc đây là những vị thính giả hay là nhóm thính giả đã đến với RFA qua radio, và qua đài thì như quí vị biết RFA bị nhiểu âm bị phá sóng đến chừng nào.  Thảng hoặc những khi trời quang mây tạnh thì  âm thanh cũng rất là trong trẻo phải không ạ. Dù có thế nào dù ở phương trời nào, từ nửa vòng trái đất mà quí vị đã bắt được RFA tức là quí vị mang đến chúng tôi niềm vui tuyệt vời. Tưởng cũng cần nhắc lại một lá thư từng khiến anh chị em chúng tôi vui suốt một tuần liền. Thư ấy gửi cách nay cũng gần một năm của một thính giả vùng đồng bằng sông Cửu Long, nói là có khi âm thanh khó nghe quá sức vì ngắt quãng và chen nhiều tạp âm nhưng cứ ráng phải nghe cho hết kẻo ... uổng!

Tưởng cũng cần nhắc lại một lá thư từng khiến anh chị em chúng tôi vui suốt một tuần liền. Thư ấy gửi cách nay cũng gần một năm của một thính giả vùng đồng bằng sông Cửu Long, nói là có khi âm thanh khó nghe quá sức vì ngắt quãng và chen nhiều tạp âm nhưng cứ ráng phải nghe cho hết kẻo ... uổng!

Phần kỹ thuật

Cũng từ bên kia đại dương, một thính giả viết cho Ban Việt Ngữ:

Tôi ở Saigòn, tôi vẫn thường nghe đài RFA. Tuy nhiên chỉ buổi sáng là tương đối dể nghe, còn buổi tối thì rất khó nghe , có khi không nghe được vì bị các đài địa phương nó át đi. Tôi cũng có truy cập trên internet  theo sự chỉ dẫn của quí đài là www.rfa.org nhưng không bao giờ bắt được.

Tôi cũng có theo đài VOA bấm vào chữ “liên kết RFA” nhưng chỉ thấy trang trắng mà thôi. Tôi muốn gởi điện thư cho quí đài nhưng email của quí đài nghe qua phát thanh không được rõ , “Việt F” hay “Việt Kép”? Vậy mong quí đài vui lòng chỉ cách nào cho tôi truy cập được trang web của quí đài , cho tôi biết rõ email của quí đài, email của tôi là....  

Kính thưa ông,  với câu hỏi làm sao truy cập RFA trên Internet thì câu  trả lời cũng giản dị như bao lâu thôi, nghĩa là ông đang ở Việt Nam mà nếu không dùng proxy vượt tường lửa thì làm sao vào trang nhà của RFA được, vì lẽ trang nhà của RFA đã bị nhà nước xây bức tường lửa ngăn chặn rồi, cũng chỉ vì nhà nước muốn người dân chỉ nghe và chỉ biết những gì nhà nước muốn cho nghe cho biết thôi.

Kính thưa ông,  với câu hỏi làm sao truy cập RFA trên Internet thì câu  trả lời cũng giản dị như bao lâu thôi, nghĩa là ông đang ở Việt Nam mà nếu không dùng proxy vượt tường lửa thì làm sao vào trang nhà của RFA được, vì lẽ trang nhà của RFA đã bị nhà nước xây bức tường lửa ngăn chặn rồi

Rất may trong thư này ông đã cho chúng tôi địa chỉ email, vì thế khi Thanh Trúc  phúc đáp thư ông thì bản tin hàng ngày của RFA kèm proxy để vượt tường lửa đã được phóng đến địa chỉ email của ông rồi. Có điều vì ông sử dụng yahoo nên bản tin từ ngoài này vào Việt Nam sẽ bị chận lại khi qua yahoo. Xin ông đổi qua gmail, hotmail hay aol gì đó , rồi vui lòng báo cho chúng tôi biết để chúng tôi gởi tiếp Newsletter đi.

Địa chỉ email của đài vietweb chứ không phải việt kép, xin đánh vần tiếng Việt ....Luôn thể cảm ơn vị thính giả Bùi Đức ở Arizona đã bỏ chút thì giờ chuyển thư của thính giả  Saigon đến chúng tôi.  Kính thư...

Cũng là thư người nghe từ Việt Nam:

Tôi là thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà,  tàn phế một trăm phần trăm. Tôi vừa được con cháu chỉ cách lên mạng . Tôi gởi thư này xin anh chị gởi về cho tôi cách vượt tường lửa đơn giản nhất để tôi nghe đài RFA là vì nghe radio bị phá dã man lắm.

Kính ông,  RFA đã gởi ngay cho ông bản tin hàng ngày kèm theo cách  vượt tường lửa với những bước chỉ dẫn đơn giản nhất. Thưa những cơn mưa tháng Sáu nơi thành phố ông đang ở có buồn không, sao người bên này nghe lòng mình bổng dưng chùng xuống. Kính mong ông giữ sức khỏe.

Kính ông,  RFA đã gởi ngay cho ông bản tin hàng ngày kèm theo cách  vượt tường lửa với những bước chỉ dẫn đơn giản nhất. Thưa những cơn mưa tháng Sáu nơi thành phố ông đang ở có buồn không, sao người bên này nghe lòng mình bổng dưng chùng xuống. Kính mong ông giữ sức khỏe.

Cùng thính giả Trucie Dương, xin thứ lỗi nếu đọc tên sai, vui lòng vào trang nhà của RFA, đọc phần “Terms Of Use” , vì thường chúng tôi không trả lời trên đải về câu hỏi của bạn .

Thính giả phản hồi

Tiếp tục phần thư phản hồi của người nghe. Vị thính giả ký tên Đường Dài viết:

Thiên hạ khắp nơi đều quá chán chê với cái lối loan tin toàn là cúm gà cúm vịt kéo dài từ ngày này qua ngày khác của Đài Á Châu Tự Do ban Việt Ngữ. Chấn chỉnh lại đi.

Kính thưa ông hay bà, vào khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới nâng mức báo động lên cấp sáu tức khả năng đại dịch cúm AH1N1, chứ không phải cúm gà cúm vịt,  đang đe dọa nhân loại với hơn năm mươi lăm ngàn người trên thế giới đã mắc bệnh, cả trăm ca nhiễm mới mỗi ngày, thì RFA chẳng  thể viện lý do nào để không đưa tin này đi mỗi ngày. Những tin tức liên quan đến sự sống, sinh hoạt và an nguy của con người, nhất là người Việt trong nước,  đều được RFA đặt ưu tiên trong phần tin tức mỗi ngày.

Thính giả Nguyễn Kim Luyến:

Có nhiều khi phóng sự của RFA cho phát lời phát biểu bằng tiếng Anh của những chính khách Mỹ mà hoàn toàn không có lời dịch , thí dụ như lời phát biểu của bà Loretta San  chez.

Đâu phải tất cả ai nghe đài RFA đều hiểu tiếng Mỹ. Đối tượng của RFA nếu tôi không lầm là quảng đại quần chúng là tầng lớp bình dân bên Việt Nam, phải vậy không. Mong quí anh chị lưu ý...

Thưa khi tường thuật lời phát biểu của người ngoại quốc thì luôn luôn RFA có phần chuyển âm tiếng Việt trước khi phát hoặc sau khi phát thực chứng âm đi. Nếu không có giọng khác chuyển âm, thì người đọc bài ấy sẽ dịch luôn. Lấy thí dụ như bản tin hôm thứ Bảy ngày 13 tháng Sáu :

Là chúng tôi đã trình bày nội dung lời bà đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc trước,  tiếp đó là giọng nói của chính bà, và trong trường hợp này thì không cần phải dịch từ tiếng Anh qua tiếng Việt thêm một lần nữa. Dẫu sao cũng vô cùng cảm ơn ông hay bà đã nhắc nhở.

Bạn thấy giọng của chúng tôi , nói đúng ra là của RFA, có vẻ gay gắt và có vẻ như kẻ thù của chế độ cộng sản ư?  Chúng tôi sẽ tự kiểm điểm lại,  nhưng Thanh Trúc có thể đoan chắc với Jimmy là trong tư cách một đài điền thế RFA luôn giữ mình ở ngoài và ở trên những tình cảm bạn thù để giữ đựơc tính trung thực,

Thư của bạn Jimmy:

Đài RFA có thông tin khách quan trung thực, cổ vũ tinh thần tự do dân chủ, đời sống, bạn trẻ, sức khỏe, những điều đó em rất ủng hộ. Nhưng em xin góp ý là “giọng” của quí đài giống như là kẻ thù của chế độ cộng sản . Nếu muốn ngày càng nhiều người đến với quí đài thì nên hạn chế điều này.

Bạn thân mến, bạn thấy giọng của chúng tôi , nói đúng ra là của RFA, có vẻ gay gắt và có vẻ như kẻ thù của chế độ cộng sản ư?  Chúng tôi sẽ tự kiểm điểm lại,  nhưng Thanh Trúc có thể đoan chắc với Jimmy là trong tư cách một đài điền thế RFA luôn giữ mình ở ngoài và ở trên những tình cảm bạn thù để giữ đựơc tính trung thực, em ạ...

Thanh Trúc trả lời  bạn trẻ Toni luôn nhé, cấm vận, embargo, là hành động chế tài, tức là phong toả về một mặt nào đó, thường là về kinh tế. Thí dụ EU cấm vận Miến Điện vì nhà cầm quyền quân nhân xứ này đàn áp đối lập, bắt giữ tuỳ tiện người bất đồng chính kiến, ngược đãi người sắc tộc trong nước họ...

Còn Country Of Particular Concern, CPC, là quốc gia cần lưu tâm đặc biệt, là những nước chẳng những thiếu tự do báo chí tự do tôn giáo mà chính nhà cầm quyền xứ đó còn có chính sách cấm đoán kỳ thị, sách nhiễu người muốn bày tỏ chính kiến hoặc muốn thể hiện tín ngưỡng của mình qua việc lễ lạy, thờ phượng ...

Còn Country Of Particular Concern, CPC, là quốc gia cần lưu tâm đặc biệt, là những nước chẳng những thiếu tự do báo chí tự do tôn giáo mà chính nhà cầm quyền xứ đó còn có chính sách cấm đoán kỳ thị, sách nhiễu người muốn bày tỏ chính kiến

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mỗi năm công bố một danh sách CPC, qua đó quốc gia nào trên thế giới chà đạp nhân quyền và không tôn trọng tự do tôn giáo thì bị đưa vào danh sách CPC để trình cho quốc hội Hoa kỳ. Những nước trong danh sách ấy sẽ bị quốc hội cắt bớt một số viện trợ, chỉ còn nhận đựơc viện trợ nhân đạo thôi.

Như thế, tiêu chủân đưa vào hay lấy ra danh sách này là tiêu chủân của Mỹ, và cũng là chuyện của Mỹ thôi! 

Thư qua Thư về

Lá thư của người ở Huế:

Xin hỏi về yahoo 360  ở Việt Nam tháng Bảy này đóng cửa, thay vào đó  là yahoo 360 plus, thì có gì khác biệt không, mà tại sao các  bloggers di tản tài liệu trên mạnng  hơn cả động đất vậy?

Dể chừng cả năm rồi người ở Huế mới viết lại cho chúng tôi. Thưa có sự khác biệt chứ, vì theo yahoo quảng cáo thì  360 plus sẽ tốt hơn nhiều. Tuy nhiên những ai  trước nay đã quen với yahoo 360 thì sẽ gặp ít nhiều khó khăn, sẽ tốn khá nhiều thì giờ khi dọn từ nhà cũ qua nhà mới. Mong bạn hài lòng với câu trả lời này.

Tuần rồi, RFA nhận được nhiều bài viết thính giả gởi qua chúng tôi theo đường email, góp ý về những sự kiện đang xảy trong nước. Xin nhắc lại là đối với những tài liệu ấy  RFA chỉ đọc, tham khảo, ghi nhận chứ không  phát đi. Lý do là vì đó là những bài viết dành cho báo in, còn RFA là một đài phát thanh, không thể đọc nguyên văn bài này sang bài khác được. Tuy nhiên, nếu có những bài hay, và liên quan đến một chủ đề mà RFA đang mời thảo luận, thì chúng tôi sẽ đăng bài viết ấy trên trang Blog hoặc mục Diễn Đàn của ban Việt ngữ RFA.

Tuần rồi, RFA nhận được nhiều bài viết thính giả gởi qua chúng tôi theo đường email, góp ý về những sự kiện đang xảy trong nước. Xin nhắc lại là đối với những tài liệu ấy  RFA chỉ đọc, tham khảo, ghi nhận chứ không  phát đi. Lý do là vì đó là những bài viết dành cho báo in, còn RFA là một đài phát thanh,

Vẫn không quên cảm ơn quí vị, một lần nữa xin lượng thứ nếu Thanh Truc đọc tên sai:  Phượng Hoàng, Quang Trung, Lê Đăng, Nguyễn Hoàng, Lê Tuấn, Võ Liêm, Nguyễn Tân, Lê Dũng hay Lệ Dung, Trần Cương hay  Trần Cường.

Thưa vị thính giả ký tên Chanson D’amour, cảm ơn ông hay bà đã chú ý đến bài của Thiện Giao phỏng vấn cô giáo Bích Hạnh. Về hai câu hỏi tiếp của ông hay bà thì Thanh Trúc chỉ  có thể trả lời thế này: khi thực hiện những cuộc phỏng vấn nhất là người trong nước thì nguyên tắc đầu tiên của RFA là không được sửa đổi ý kiến của người được hỏi, thứ hai là phải bảo vệ cái nguồn mà chúng tôi có được. Kính thư

Cũng vậy thưa thính giả có tên nghe như tiếng Nhật Bản, RFA không có quyền và không bao giờ chia sẻ email của thính giả cho bất cứ ai.

Bạn  Hương Lan thân quí,  cảm ơn những links  em gởi cho. Co phải đang nghỉ hè nên em có nhiều thời giờ nghe đài rồi thu thập tin tức gởi cho chúng tôi? Nhưng mà em có cẩn thận khi dùng Internet không đấy.

Sau cuối, cùng em nhỏ mười bảy ở Nghi Tàm, đúng thế , gặp em rồi không quên em đâu, một thính giả trẻ của RFA. Trời hè bên nhà oi ả thế mà sao thư em thơm mát như giòng suối hiền hoà trên đồng cỏ.

Đến phút này Thanh Trúc kính chào chia tay . Mục Trả Lời Thư Tín sẽ tái ngộ quí vị tối thứ Sáu tuần tới.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.