Giáo Đường người dân tộc Churu
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2011.12.22
2011.12.22

Source Web congdong/kientrucsu
Bài có nhắc đến một nhà thờ mới xây ở Kađơn, giáo hạt Đơn Dương, giáo phận Đà Lạt. Nhà thờ Kađơn tọa lạc giữa một rừng thông, không đồ sộ, không bề thế, ấm cúng bên trong, bát ngát bên ngoài như lời linh mục quản xứ Kađơn Nguyễn Đức Ngọc:
Thứ nhất là tinh thần đơn sơ, không màu mè, không kiểu cọ, đi gần với anh em dân tộc. Thứ hai là khiêm tốn, bởi con đường của Chúa là con đường khiêm tốn và mời gọi. Thứ ba là đậm nét văn hoá dân tộc Churu.
Luận án cao học: "Sự Trở Lại Của Hồn Địa"
Với tựa đề Sự Trở Lại Của Hồn Địa, các kiến trúc sư thực hiện bản thiết kế nhà thờ Kađơn vinh dự giành được giải thưởng Kiến Trúc Thánh Châu Âu lần IV năm 2011 dành cho các luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ nghiên cứu thiết kế Kiến Trúc Và Nghệ Thuật Thánh.
Đây là giải thưởng từ Quĩ Fate Sole (Fondazione Fate Sole), tại thành phố Pavia, Italia, do một tu sĩ giòng Francisco, kiêm họa sĩ kiêm điêu khắc gia Constantino Ruggeri sáng lập, nhằm khuyến khích sự quan tâm, nghiên cứu trong lãnh vực kiến trúc Thánh, đề cao đức tin trong nghệ thuật sáng tạo.
Hôm nay Thanh Trúc hân hạnh giới thiệu đến quí vị tác giả của công trình kiến trúc Nhà Thờ Kađơn, Sự Trở Lại Của Hồn Địa. Chị người Hà Nội, anh người Đà Lạt, sang Đức du học. Gặp nhau tại phân viện Kiến Trúc Đại Học Kỹ Thuật Berlin:
Thật ra cũng như bao người xa xứ, cảm giác về quê hương và hình ảnh quê hương luôn in đậm trong mình. Đi bất cứ nơi đâu, có cơ hội tiếp cận những nền văn hoá mới, nhưng văn hoá Á Đông và bản chất văn hoá quê nhà thì lúc nào cũng có đặc trưng riêng, chúng tôi luôn muốn có cơ hội để tìm hiểu nó thật sâu sắc, đưa nó lên hình ảnh.

Năm 2008, khi về Việt Nam tìm đề tài, Dũng và Thu Hương được giới thiệu đến linh mục Nguyễn Đức Ngọc, quản xứ Kađơn. Biết được ý định của linh mục quản xứ Kađơn là làm sao xây dựng một nhà thờ đậm sắc thái văn hóa dân tộc Churu, anh và chị xin được lấy đề tài Nhà Thờ Kađơn làm luận án cao học :
Thật ra cũng như bao người xa xứ, cảm giác về quê hương và hình ảnh quê hương luôn in đậm trong mình. Đi bất cứ nơi đâu, có cơ hội tiếp cận những nền văn hoá mới, nhưng văn hoá Á Đông và bản chất văn hoá quê nhà thì lúc nào cũng có đặc trưng riêng, chúng tôi luôn muốn có cơ hội để tìm hiểu nó thật sâu sắc, đưa nó lên hình ảnh. Đó là khởi nguồn và lý do tại sao chúng tôi trở về Lâm Đồng trở về Đà Lạt để tìm đề tài cho luận văn cao học của mình.
Chúng tôi đã làm việc tám tháng, trong đó hai tháng ở lại Kađơn, có điều kiện tiếp xúc cùng người dân bản xứ, trò chuyện với họ, đồng thời có cơ hội đi sâu vào trong các làng bản để hiểu rõ nét hơn về nền văn hóa đó.
Nhưng nếu chỉ tìm hiểu văn hoá Churu để xây nhà thờ cho người Churu thì chưa đủ, bởi cả hai anh chị đều không phải là người Công Giáo. Đến lượt chị Thu Hương chia sẻ :
lúc nhận lời mời của Cha Ngọc để thiết kế thì mình mê mải đọc Kinh Thánh, có lẽ tâm tình riêng tư không nhiều mà sự tò mò về đức tin và về tâm hồn cho một bản thiết kế lại nhiều hơn. Thành ra mình đi tìm tâm hồn của Chúa và tâm hồn của Kinh Thánh, thế nào là một đền thờ và thế nào là định nghĩa của một đền thờ.
chị Thu Hương
Thực tình lúc nhận lời mời của Cha Ngọc để thiết kế thì mình mê mải đọc Kinh Thánh, có lẽ tâm tình riêng tư không nhiều mà sự tò mò về đức tin và về tâm hồn cho một bản thiết kế lại nhiều hơn. Thành ra mình đi tìm tâm hồn của Chúa và tâm hồn của Kinh Thánh, thế nào là một đền thờ và thế nào là định nghĩa của một đền thờ. Đúng như là Alice lạc vào xứ sở kỳ diệu ấy. Mình cứ bị dẫn dắt vậy thôi chứ mình không hề chủ động

Trở về Berlin, luận án Nhà Thờ Kađơn của Dũng và Thu Hương được trình lên cho một ban giám khảo gồm bốn giáo sư người Đức. Khi đó, vị giáo sư hướng dẫn đề nghị mời linh mục Nguyễn Đức Ngọc từ Kađơn sang Đức để chứng thực cũng như trình bày thêm ý nghĩa cùng biểu tượng của dự án.
Luận án thành công Nhà thờ Kađơn thành hình
Tháng Mười Hai 2008, linh mục Nguyễn Đức Ngọc sang Berlin, tham gia bảo vệ luận án cao học Sự Trở Lại Của Hồn Địa của Nguyễn Tuấn Dũng và Vũ Thị Thu Hương. Những câu hỏi cần được giải thích là tại sao một nhà thờ lại xuất hiện dưới hình thức một ngôi nhà trệt có mái ngang chứ không phải tháp nhọn vươn cao, nghĩa là không bắt nguồn và không rập khuôn theo kiến trúc Ghotic như những giáo đường Công giáo thường thấy ở Châu Âu:
Chúng tôi đã bảo vệ thành công luận án của mình với sự hỗ trợ nhiệt thành của các giáo sư. Linh mục Nguyễn Đức Ngọc cũng thấy đó là ý tưởng khả thi để có thể biến thành hiện thực.
Tháng Ba 2009, bảng thiết kế nhà thờ Kađơn được trình lên Toà Giám Mục giáo phận Đà Lạt. Đức giám mục Đà Lạt lúc bấy giờ, Cha Nguyễn Văn Nhơn, hiện là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, cho rằng ý tưởng về nhà thờ Kađơn không những chứa đựng bản sắc văn hóa mà còn mở ra một hướng đi rất mới:
Thực ra bản thân chúng tôi không phải người Công giáo, nhưng chính khi chúng tôi nghiên cứu về Kinh Thánh về khía cạnh thần học và khía cạnh triết học cũng như một số yêu cầu phụng vụ trong nhà thờ, là khoảng thời gian chúng tôi phải tập trung nhiều nhất.
Thứ nhất không gian thánh lễ đã là một khía cạnh thần học trong tôn giáo, một phạm trù rất khó. Yêu cầu của không gian thánh lễ về mặt phụng vụ cũng phải tìm hiểu. Nhưng vượt xa hơn nữa là triết học không gian, cái gì biến không gian của một tòa nhà thành một không gian thánh lễ.

Thứ nhất không gian thánh lễ đã là một khía cạnh thần học trong tôn giáo, một phạm trù rất khó. Yêu cầu của không gian thánh lễ về mặt phụng vụ cũng phải tìm hiểu. Nhưng vượt xa hơn nữa là triết học không gian, cái gì biến không gian của một tòa nhà thành một không gian thánh lễ. Cái gì khác nhau giữa một nhà cộng đồng đơn giản với một nhà thờ.
Cái gì để cho người dân ở đó cảm thấy đó là ngôi nhà thờ của họ, yếu tố địa phương và linh hồn bản địa, giá trị thẩm mỹ. Đó là những câu hỏi chúng tôi luôn tự đặt ra cho mình trong quá trình nghiên cứu tám tháng như vậy. Bản thân chúng tôi cũng không thể nào tưởng tượng được là mình đã phải đào sâu và có những nghiên cứu như vậy.
Đối với kiến trúc sư Vũ Thị Thu Hương, chẳng phải bao giờ cũng gặp cảnh đồng vợ đồng chồng trong khi nghiên cứu và thiết kế dự án. Không ít lần xảy ra tranh cãi và không ít lần chị đã trốn ra một nơi để khóc:
Trong quá trình làm việc cùng nhau để thiết kế thì mâu thuẫn phát sinh rất là mạnh mẽ như chưa bao giờ có, nhưng mà kết quả đã gắn kết bọn mình chặt chẽ hơn trước. Có những lúc mình phải ra một góc mình khóc vì mâu thuẫn về ý tưởng. Sau này bọn mình nghĩ lại thì đó là những kỷ niệm rất đẹp.
Đến lúc này nhà thờ Kađơn, khiêm tốn và giản dị, dựng trên nền nhà thờ cũ lợp tôn lúc trước, đang chờ được hoàn tất phần mái. Đây là ngôi nhà ngang theo nguyên lý cấu thành nhà truyền thống của người Churu, hướng tới sự bền vững của vật liệu, khả năng bảo trì và tính đương đại của công trình. Khung nhà được dựng bằng thép, vách bằng gỗ, mái lợp ngói. Hình ảnh sau cùng của nhà thờ khi hoàn tất sẽ là một mái nhà của dân tộc phủ trên ngôi nhà nguyện đơn sơ, mở ra một không gian bát ngát của thiên nhiên quanh đó:
Theo định nghĩa mà chúng tôi tìm đọc thì một nhà thờ sẽ được hình thành khi nhiều cộng đoàn hợp nhau lại để đón mừng Chúa. Chính vì vậy không có sự đóng khép mà chỉ có một mái nhà rất rộng để có thể che chở những người tìm đến. Chúng tôi sử dụng một khái niệm là sự trong suốt, hoàn toàn không đóng khép mà mở ra và cảm nhận tạo vật chung quanh.
Theo định nghĩa mà chúng tôi tìm đọc thì một nhà thờ sẽ được hình thành khi nhiều cộng đoàn hợp nhau lại để đón mừng Chúa. Chính vì vậy không có sự đóng khép mà chỉ có một mái nhà rất rộng để có thể che chở những người tìm đến. Chúng tôi sử dụng một khái niệm là sự trong suốt, hoàn toàn không đóng khép mà mở ra và cảm nhận tạo vật chung quanh
Chính vì kiến trúc độc đáo và đặc thù này, mà nói theo linh mục Nguyễn Đức Ngọc là không giống bất cứ nhà thờ nào ở Việt Nam hay trên thế giới, tháng Mười năm 2011 hai kiến trúc sư Nguyễn Tuấn Dũng và Vũ Thị Thu Hương được mời đến Pavia của Italia để nhận giải thưởng Những Kiến Trúc Thánh mang tính chất đặc biệt.
Đó là một vinh hạnh vì chúng tôi sinh ra và lớn lên trong giai đoạn mà kiến trúc đương đại và nghệ thuật đương đại đã xác định rõ cái thế mạnh của nó. Gần như so với thế hệ trẻ thì yếu tố truyền thống cũng bị phai mờ rất nhiều. Bản thân chúng tôi có niềm vui khi đưa được yếu tố truyền thống và tính bản địa vào một công trình ở một vùng xa xôi của một nhòm sắc tộc thiểu số, nhưng lại được sự công nhận ở phía bên ngoài. Hiện giờ chúng tôi đang cố gắng cùng linh mục Nguyễn Đức Ngọc và mọi người đưa công trình này tới giai đoạn hoàn hảo.
Gần như so với thế hệ trẻ thì yếu tố truyền thống cũng bị phai mờ rất nhiều. Bản thân chúng tôi có niềm vui khi đưa được yếu tố truyền thống và tính bản địa vào một công trình ở một vùng xa xôi của một nhòm sắc tộc thiểu số, nhưng lại được sự công nhận ở phía bên ngoài.
Trong mắt kiến trúc sư Vũ Thị Thu Hương, ngoài cảm giác tuyệt vời của cô bé Alice đi lạc vào xứ sở huyền diệu, còn một điều mầu nhiệm và cao vời hơn nữa là Tình Yêu:
Có lẽ tụi mình được một cái ơn, tụi mình nhận được ơn trên, một điều thật là hạnh phúc. Tình Yêu là mầu nhiệm, trong tác phẩm của bọn mình có nhiều Tình Yêu lắm, Tình Yêu từ nhiều phía, từ nhiều con người khác nhau.
Điều mầu nhiệm không dừng lại ở đây, nếu Thanh Trúc thưa thêm với quí vị rằng phần lớn chi phí xây nhà thờ Kađơn đến từ một người nước ngoài. Qua một bài viết bằng Anh ngữ từ một nữ tu dòng Vinh Sơn Việt Nam, một giáo dân thuần thành ở Hoa Kỳ, cảm thấy mình bị tác động bởi Sự Trở Lại Của Hồn Địa, The Return Of Genius Loci, đã tự nguyện đóng góp tài chánh để nhà thờ Kađơn có thể hoàn thành trong thời gian sớm nhất.
Hôm nay, ngày vọng Giáng Sinh, thứ Bảy tới bà con dân tộc Churu và K’hor sẽ quây quần bên nhau trong nhà thờ Kađơn dự Thánh lễ nửa đêm, đón mừng giây phút hân hoan và thinh lặng vô biên của địa cầu trong một đêm lành thánh. Mong quí vị vui hưởng mùa Giáng Sinh an lành hạnh phúc.
Thanh Trúc sẽ trở lại tối thứ Năm tuần tới.