Kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ và dàn khoan dầu vĩ đại nhất thế giới

Ở khu vực biển phía Bắc của Canada có rất nhiều dầu. Nơi đây được gọi là Hibernia. Trong nhiều năm, chính phủ Canada đã cố gắng tìm rất nhiều tổ hợp quốc tế chuyên xây cất dàn khoan dầu trên thế giới để mong sao đặt được một dàn khoan dầu tại đây.
Phương Anh, phóng viên RFA
2009.11.06
Một phần giàn khoan được xây cất trên cạn.( 5000 công nhân làm suốt 7 năm) Một phần giàn khoan được xây cất trên cạn.( 5000 công nhân làm suốt 7 năm)
Photo courtesy vevandanviet

Thế nhưng, không một ai có thể xây được dàn khoan nào cả vì hễ cứ xây xong thì bị băng tuyết tàn phá.  Trước sự tiến bộ khoa học vượt bực của nhân loại, chính phủ Canada vẫn không nản lòng và quyết định kêu gọi đấu thầu.

Kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ

Cuối cùng, tổ hợp NODECO gồm hãng Doris của Pháp và nhiều hãng xây cất của Anh, Canada họp lại trong đó, Doris là đứng đầu, đã được chọn. Dự án của Doris đưa ra để tham dự đấu thầu do một kỹ sư người Việt sáng chế và sau này trở thành công trình xây dựng dàn khoan dầu vĩ đại nhất thế giới.

Ông cụ xây nhà cửa thành ra tôi thỉnh thoảng cũng giúp ông cụ tính toán. Tôi tới Pháp du học, tôi thích làm việc trong môi trường tự do, tranh đua, ở các nước tiên tiến, thành ra tôi may mắn khám phá ra nhiều phương thức xây cất không có trong sách vở
Kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ

Tác giả đề án xây dựng dàn khoan dầu vĩ đại Hibernia là kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ. Ông hiện đang sinh sống tại vùng ngoại ô Paris. Sinh năm 1935 tại Hà Nội, thân sinh ông làm nghề thầu khoán.  Có lẽ vì ảnh hưởng của cha nên ngay từ khi còn nhỏ, ông đã rất thích thú việc xây cất nhà cửa. Ông kể lại;          

Ông cụ xây nhà cửa thành ra tôi thỉnh thoảng cũng giúp ông cụ tính toán. Tôi tới Pháp du học, tôi thích làm việc trong môi trường tự do, tranh đua, ở các nước tiên tiến, thành ra tôi may mắn khám phá ra nhiều phương thức xây cất không có trong sách vở cho nhiều công trình to lớn như Platform Hibernia tại Canada , hay làm Chief engineer cho những công trình xây cất nổi tiếng khác như Mở Hải cảng Condamine ở  Monaco (Extension du Port de Monaco), Hai cây cầu trên sông Rhone (Détournements de Vienne), xây tường bảo vệ dàn khoan dầu ở Norway (Ekofisk protective Barrier) v..v..nhiều công trình lắm.

Với tài năng và niềm say mê, tìm tòi học hỏi không ngừng, kỹ sư Qùy đã thành công và nổi tiếng với nhiều công trình xây cất lớn trên thế giới. Chính vì thế, ông được hãng Doris, một công ty chuyên xây cất dàn khoan dầu nổi tiếng rất trọng dụng.

Báo Times: một trong 8 công trình lớn nhất thế giới

Khi chính phủ Canada mở cụôc đấu thầu tìm tổ hợp quốc tế có khả năng xây dàn khoan tại Hibernia, công ty Doris lập tức giao trách nhiệm cho kỹ sư Qùy thành lập phần chính xây cất của dự án để tham dự đấu thầu. Tuy thật vinh dự nhưng cũng không kém phần lo lắng vì chuyện xây dựng dàn khoan làm thế nào để chống lại sự tàn phá hàng giờ của băng tuyết, bão tố, sóng lớn tại vùng biển phía Bắc của Canada không phải là dễ dàng. Sau hơn 3 tháng nghiên cứu, tìm hiểu và với kinh nghiệm sẵn có, kỹ sư Quỳ đã sáng chế ra được giải pháp chống băng tuyết rất mới lạ. Ông kể lại: 

Theo sách Guiness, nơi có dầu đó ở địa thế khó khăn nhất thê giới, biển sâu 80m, sóng to 30m, thường có bão lớn, sương mù dầy đặc, nhiệt độ cực lạnh và  nhất là có nhiều băng tuyết rất lớn (Icebergs) đi  qua.

 Lúc đó có cuộc thi quốc tế, hãng cử tôi làm design, làm   dự án để đấu thầu.  Chuyện là thế này, ở bờ biển phía Đông của Canada có rất nhiều dầu, nhưng nơi đây có rất nhiều băng tuyết đi qua, thành ra  việc xây platform (dàn khoan dầu) để lấy dầu thì  quả  là một vấn đề nan giải. Theo sách Guiness, nơi có dầu ở địa thế khó khăn nhất thê giới, biển sâu 80m, sóng to 30m, thường có bão lớn, sương mù dầy đặc, nhiệt độ cực lạnh và  nhất là có nhiều băng tuyết rất lớn (Icebergs) đi  qua.

Tuy biết là khó khăn như thế nhưng chính phủ Canada muốn khai thác dầu thành ra đi tìm những tổ hợp trên thế giới để xây dựng dàn khoan dầu ở Hibernia. Hibernia khác với các Platform thường thấy   trên thế giới, là phải design làm sao không những chống với bão, với sóng to mà còn có thể chống với sức đập  của băng tuyết (Icebergs) vì nó chạy nhanh vô cùng, tới 2m một giây và  và nặng tới 2 triệu tấn. Nó đụng vô cái gì là tan vỡ đến đấy. 

Thực vậy, nếu như xây dựng xong dàn khoan dầu mà không chịu nổi sự va chạm của băng tuyết, chẳng may bị đổ thì dầu sẽ đổ ra biển, sẽ mang lại tai họa cho khắp  biển Bắc Mỹ. Chính vì thế, kỹ sư Qùy quyết định xây cất vỏ ngoài của dàn khoan là hình tròn với 16 múi gọi là dents để làm giảm đi rất nhiều sức tàn phá của băng tuyết. Ông cho hay:

Hibernia khác với các Platform thường thấy   trên thế giới, là phải design làm sao không những chống với bão, với sóng to mà còn có thể chống với sức đập  của băng tuyết (Icebergs) vì nó chạy nhanh vô cùng, tới 2m một giây và  và nặng tới 2 triệu tấn. Nó đụng vô cái gì là tan vỡ đến đấy.   

Làm công trình rất lớn ở ngoài biển, tôi làm cái “ răng” đưa lên, làm hình tròn, trong đó có 16 cái hình tam giác để lúc băng tuyết đập phải thì cái sức nó yếu hơn, vẫn không ăn thua gì, như tôi đã nói là dàn khoan ở Hibernia phải là 7.83 tức là 78o tấn trên một mét vuông, diện tích là phải 200 đến 300 mét vuông. Sức mạnh tất cả là phải đến 150 ngàn tấn, phải tính làm sao để chịu đựng được, đó là cái khó khăn và đó chỉ là cái vỏ ngoài của platform (dàn khoan dầu). Nếu không có cái răng mà chỉ làm tròn như các platform khác thì sức đập sẽ lên đến 1/3. Tuy vậy cũng rất khó khăn vì sức đập quá lớn, thành ra phải làm các bức tường phía sau để nó giữ các răng cho thật chắc để có thể chịu đựng hoàn toàn hết cho plat form (dàn khoan dầu) nếu không thì vỡ ngay.

Sau khi trúng thầu, tổ hợp NODECO qua hãng Doris đã giao cho kỹ sư Quỳ trực tiếp điều khiển trên dưới 100 kỹ sư giỏi và 300 hoạ viên thực hiện chi tiết kỹ thuật quan trọng. Vì công việc qúa lớn nên một phần nhỏ không quan trọng lắm thì đựơc giao cho 50 kỹ sư khác phụ trách. Theo lời kỹ sư Quỳ cho biết thì công trình này được xây dựng trong 6 năm, từ năm 1990 đến năm 1996 thì hoàn tất, tổng số nhân viên kỹ thuật và xây cất Hiberia là 5000 người.  Theo lời ông cho hay, vì dàn khoan Hibernia ở giữa biển xâu và hiểm trở, nên việc xây cất công trình này được thực hiện rất đặc biệt. Trước hết, họ phải kiếm một ven biển gần, đào sâu độ 20m rồi làm đập ngăn nuớc, sau đó rút nước ra để có môt công trường bằng phẳng trên cạn. Tại đây, bắt đầu xây đáy dàn khoan với tường vỏ bê tông cao 30m bao quanh.

Hãng Doris đã giao cho kỹ sư Quỳ trực tiếp điều khiển trên dưới 100 kỹ sư giỏi và 300 hoạ viên thực hiện chi tiết kỹ thuật quan trọng. Vì công việc qúa lớn nên một phần nhỏ không quan trọng lắm thì đựơc giao cho 50 kỹ sư khác phụ trách và tổng số nhân viên kỹ thuật và xây cất Hiberia là 5000 người.  .

  Khi hoàn tất đáy dàn khoan xong thì phá đập cho nước vào để phần đáy nổi lên, rồi sau đó kéo ra biển sâu gần đó để xây tiếp phần tường ngoài và nhiều phần khác cho đến khi tạm đủ, để có thể lắp phần trên của dàn khoan vào. Phần trên của dàn khoan được làm bằng sắt, và đươc đặt xây sẵn từng phần tại nhiều nước trên thế giới như Canada, Korea, Italy…Các phần này, sau khi hoàn thành sẽ được kéo tới bờ biển gần công trường, rồi đựơc đặt lên tàu để mang  ra chỗ xây cất. Sau khi gắn phần trên vào, dàn khoan vẫn trống ở giữa và vẫn nổi. Tới lúc này thì bắt đầu kéo dàn khoan ra vị trí ngoài biển có dầu, cho nước vào để dàn khoan chìm xuống, nằm trên đáy biển đã được san bằng. Sau đó, mới bơm đầy xi măng lỏng vào giữa đáy của dàn khoan và đáy biển để giữ dàn khoan nằm cố định vĩnh viễn tại vị trí lựa chọn. Sở dĩ phải làm như thề vì dàn khoan sẽ có sức nặng và cứng cáp đủ để chống băng tuyết cũng như sẽ không bị hư hại nếu có đông đất tại đáy biển. Cách xây cất và chuyển vận  này  được gọi là Marines Operations.                                                           

Thực là một công trình vĩ đại mà theo báo Times lúc bấy giờ đã cho  là một trong 8 công trình lớn nhất thế giới.

Thưa qúi vị, trở lại với kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ, nhân đây, khi hỏi thăm ông về ngành xây dựng với giới trẻ tại Pháp hiện nay, ông cho biết:

Không nhiều lắm vì lương bổng  không nhiều lắm nên họ chọn những ngành khác . Tôi học trường Ponts et Chaussées , thỉnh thoảng tôi có tham dự các cụôc hội họp của cựu sinh viên và các sinh viên ra trường. Cái số người càng ngày càng ít đi. Ngày xưa, mỗi một năm trường có 5 sinh viên trẻ theo học, bây giờ chỉ còn 2 hay  3 mà thôi.

Ngành xây cất Việt Nam rất kém, vì xây rất ít và nhiều công trình nhỏ mà xây còn bị đổ vỡ. Lúc tôi vào Sàigòn chơi, có một anh kỹ sư công chánh, mời tôi đi xem một cái cầu xây xong mà bị lún, tôi có giúp anh một chút.

Ngành xây cất ở Việt Nam

Được biết, kỹ sư Quỳ cũng đã dịp về Việt Nam thăm thân nhân nhiều lần, khi hỏi về ngành xây dựng tại Việt Nam, ông phát biểu:

Ngành xây cất Việt Nam rất kém, vì xây rất ít và nhiều công trình nhỏ mà xây còn bị đổ vỡ. Lúc tôi vào Sàigòn chơi, có một anh kỹ sư công chánh, mời tôi đi xem một cái cầu xây xong mà bị lún, tôi có giúp anh một chút. Việt Nam vấn đề xây cất kém lắm. Nhà xây nhỏ, ít công trình, tôi không thấy công trình nào lớn cả.

Tôi về Hà Nội, rất ít nhà cao tầng, nhà cổ hết. Thỉnh thoảng tôi đến Bangkok chơi, nhà cao tầng kín mít hết. Trong khi đó, Việt Nam mình có lơ thơ, tôi không hiểu tại sao Việt Nam mình xây ít như vậy. Vân đề là dân cần có nhà để ở, nếu xây nhà thấp thì được rất ít người . Xây nhà 20 tầng thì cái số người để ở được nhiều hơn. Đó là vấn đề mà Việt Nam cần phải giải quyết. 

Riêng đối với các chuyên viên, kỹ sư xây dựng, ông có nhận xét rằng: 

Theo ý tôi thì Việt Nam xây ít nên kỹ sư ở Việt Nam không có kinh nghiệm. Mọi sự đều khó ở lúc đầu. Nếu mình không xây thì làm sao có kinh nghiệm. Ở Việt Nam chỉ học sách vở mà không thực hành, nhất là xây cất, mình phải học và hành, chứ mình chỉ học không thôi, không thực hành thì ít lâu sau quên hết. Học sách vở là một chuyện, lúc xây cất mới thấy hoàn toàn khác. Nhiều chi tiết mà học sách vở không nói. Rất khó để mà tìm được người giỏi ở Việt Nam, cần phải ra ngoại quốc, có kinh nghiệm nhiều về xây cất mới được. Ngoài kỹ sư ra, thợ thuyền phải biềt xây, tất cả cái nọ nối cái kia, mình phải làm từ từ, nhất là băt đầu xây cất.

Theo ý tôi thì Việt Nam xây ít nên kỹ sư ở Việt Nam không có kinh nghiệm. Mọi sự đều khó ở lúc đầu. Nếu mình không xây thì làm sao có kinh nghiệm. Ở Việt Nam chỉ học sách vở mà không thực hành, nhất là xây cất, mình phải học và hành, chứ mình chỉ học không thôi

Có thể nhờ một hãng ngoại quốc, học hỏi của họ, bắt chước làm theo. Muốn làm việc gì thành công thì phải có người chịu trách nhiệm. Tất cả các hãng tôi làm, muốn làm công chuyện gì , phải có một người chịu trách nhiệm, và người đó chịu trách nhiệm hết cả và người đó phải có quyền định những ai làm việc nọ việc kia và kiểm soát tất cả mọi sự.

Vấn đề khó khăn là ở Việt Nam sinh viên rất nhiều, nhưng giáo sư dậy phải có kinh nghiệm, chứ nếu mà chỉ có sách vở thôi thì không đúng. Việt Nam mình xây cất ít, giáo sư không có kinh nghiệm thì học trò còn ít kinh nghiệm hơn,vậy thì mình làm sao xây cất đựơc. Cho nên tiềm năng là  phải học có cái hành, chứ học không thì khó khăn lắm,. Người Việt Nam rất chăm chỉ, chịu khó học, nhưng vấn đề là không có cơ hội để học và phát triển thêm.   

Quí vị vừa nghe một số thông tin về kỹ sư Phạm Ngọc Qùy, tác giả công trình xay cất dàn khoan dầu Hibernia lớn nhất thế giới tại vùng biển phía Bắc Canada. Mục Đời Sống Người Việt Khăp Nơi xin ngừng nơi đây. Hẹn gặp quí vị vào kỳ sau.

 

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
24/01/2010 08:22

Toi vao Internet- Google- Hibernia, tim duoc rat nhieu tai lieu va video lien quan den KS Pham Ngoc Quy va cac cong trinh xay cat hang dau the gioi cua ong. Ong da lam nguoi VN hanh dien. Xin cam on KS Quy.

Anonymous
09/11/2009 17:22

Thật là vinh dự cho người Việt Nam có được một nhân tài như Kỹ sư Qùy