Tiềm năng về những nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam


2007.08.08

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Hai nguồn năng lượng được khai thác chủ yếu tại Việt Nam hiện nay là nhiệt và thủy điện. Trong khi đó một số nguồn năng lượng tái tạo vẫn chưa được khai thác nhằm đáp ứng cho nhu cầu về điện năng đang thiếu hụt trong nước.

ElectricPower150.jpg
AFP PHOTO

Vậy tiềm năng về những nguồn năng lượng tái tạo đó ra sao? Và mức độ quan tâm của cơ quan chức năng đến nay thế nào? Mời quí vị theo dõi đề tài này trong chuyên mục Khoa học & Môi trường kỳ này. Trước hết năng lượng tái tạo ở Việt Nam có những lọai nào? Tiềm năng của chúng ra sao?

Trữ lượng lớn

Sau đây là giải thích của ông Đặng Đình Thống, tiến sĩ giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu Năng lượng Mới thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội:

“Đánh giá chung nhất ở Việt Nam các dạng năng lượng tái tạo hay năng lượng mới đều có. Về nguồn mà nói thì năng lượng mặt trời rất phong phú, rồi gió, năng lượng thủy điện nhỏ, năng lượng sinh khối, năng lượng thủy triều, sóng biển, địa nhiệt.

Trữ lượng thì khá lớn. Tiềm năng: về thủy điện nhỏ rất lớn như khu vực miền núi phía Bắc, phía Tây dọc biên giới Việt Lào. Năng lượng mặt trời là khá nhất là từ Đà Nẵng trở vào. Năng lượng sinh khối trong rừng thì lớn rồi, ngoài ra còn hai nguồn năng lượng sinh khối khác là bã mía thì chưa tận dụng hết; nguồn hoàn toàn chưa sử dụng là vỏ trấu.

Khí sinh học tiềm năng cũng lớn vì chăn nuôi nay cũng ở qui mô công nghiệp, trang trại. Năng lượng đại dượng gồm nguồn sóng biển, thủy triều và nhiệt đại dương thì cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào để khai thác.

Trữ lượng thì khá lớn. Tiềm năng: về thủy điện nhỏ rất lớn như khu vực miền núi phía Bắc, phía Tây dọc biên giới Việt Lào. Năng lượng mặt trời là khá nhất là từ Đà Nẵng trở vào. Năng lượng sinh khối trong rừng thì lớn rồi, ngoài ra còn hai nguồn năng lượng sinh khối khác là bã mía thì chưa tận dụng hết; nguồn hoàn toàn chưa sử dụng là vỏ trấu.

Năng lượng gió Việt Nam thì không tốt bằng các nước châu Âu , thế nhưng dọc bờ biển và hải đảo thì Việt Nam cao nhất so với các nước trong khu vực. Nay do số liện về gió trên độ cao 40 mét thì Việt Nam chưa có.

Hiện nay đang xây dựng một số cột đo gió độ cao trên 40 mét; khi đánh giá được thì mới có thể khai thác. Năng lượng địa nhiệt của Việt Nam cũng khá nhiều nguồn, có đến 300 nơi có thể khai thác nhưng đến nay chưa có nghiên cứu sâu để khai thác ứng dụng.”

Vẫn còn khiêm tốn

Hồi trung tuần tháng bảy vừa qua có bài viết đăng trên trang báo điện tử Khoa học & Phát triển với tựa đề Năng lượng tái tạo: tiềm năng còn bỏ ngỏ.

Bài báo đưa ra đánh giá của giới chuyên gia cho rằng dù Viêt Nam có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy nguồn NLTT nhưng cho đến nay số dự án NLTT thực hiện ở Việt Nam còn rất “khiêm tốn”.

Mức độ này sẽ còn tiếp diễn trong những năm tới bởi Việt Nam hiện vẫn chưa có kế hoạch tổng thể về vấn đề này.

Ông Đặng Đình Thống có ý kiến về vấn đề chính sách của Việt Nam trong việc khai thác các ngùôn năng lượng tái tạo:

“Trước đây thì nhà nước chưa quan tâm nhưng 5 năm trở lại đây thì có chuyển biến khá mạnh về nguồn năng lượng tái tạo. Từ đó có chín sách hổ trợ nghiên cứu và đầu tư cho nguồn này. Cũng do thiếu điện nên nay là cơ hội cho năng lượng tái tạo phát triển.

Đầu tư nay cũng khá lớn như vay tiền WB, tổng kinh phí 400 triệu đô la, để điện khí hóa nông thôn, trong đó có nghiên cứu đánh giá các nguồn năng lượng tái tạo và xây dựng khai thác năng lượng tái tạo để phục vụ điện khí hóa nông thôn. Dự án này thực hiện từ năm 2000 đến 2010.

Đầu tư nay cũng khá lớn như vay tiền WB, tổng kinh phí 400 triệu đô la, để điện khí hóa nông thôn, trong đó có nghiên cứu đánh giá các nguồn năng lượng tái tạo và xây dựng khai thác năng lượng tái tạo để phục vụ điện khí hóa nông thôn. Dự án này thực hiện từ năm 2000 đến 2010.

Dự án ODA Phần Lan với kinh phí 30 triệu đô la. Ủy ban Dân tộc Miền Núi làm chủ đầu tư. Dự án này cung cấp điện mặt trời cho khỏang 300 xã miền núi khó khăn, các xã vùng sâu vùng xa. Ngoài ra những dự án dưới 10 triệu đô thì nhiều lắm.

Việc hợp tác với các Tổ chức Phi chính phủ trong lĩnh vực này cũng nhiều. Cơ quan chúng tôi có nhiều hợp tác trong lĩnh vực này; còn các cơ quan khác cũng tham gia làm nhiều lắm.”

Trong khi đó một chuyên gia trong ngành xây dựng các trạm phong điện tại Việt Nam thì cho biết về những trở lực mà bản thân ông gặp phải khi họat động trong lĩnh vực khai thác nguồn năng lượng này:

“Việt Nam là nước ven biển nên có nhiều vùng gió tiềm năng, công ty chúng tôi có một số dự án để có thể phát điện hoà vào mạng lưới điện Việt Nam. Căn cứ việc đo gió chúng tôi có một dự án ở Bình Định đầu tiên là 50MW; nhưng nay do khó khăn về đất thì chỉ còn 20MW.

Nhưng do khó khăn về giá điện nên dự án này vẫn chưa thể hoàn thành. EVN đề nghị mua với giá 4 cent/kw từ hồi năm 2000, đến nay cũng với giá đó. Điều này làm cho dự án bất khả thi. Phải cần thời gian chứ không thể nhanh được”

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.