Kỹ sư Chu Văn Tiệp và kỹ thuật trồng bắp ngô năng xuất cao


2007.08.06

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Bắp hay ngô là một trong những cây lương thực chính của nguời nông dân Việt Nam, nhất là những nguời dân tộc thiểu số canh tác trên đất đồi núi. Làm thế nào để tăng năng suất cho cây ngô là đề tài mà một kỹ sư phải bỏ ra mấy mươi năm qua để nghiên cứu.

FarmerWTO150.jpg
Ứng dụng khoa học vào sản xuất sẽ giúp người nông dân Việt Nam đỡ vất vả. RFA file photo.

Người kỹ sư nông nghiệp ấy là ông Chu Văn Tiệp, hiện sinh sống tại Hà Nội, và từng đến nhiều địa phương trong cả nuớc để thử nghiệm phương pháp do ông nghĩ ra. Mời quí thính giả và các bạn cùng theo dõi phương pháp trồng bắp hay ngô vừa nêu trong chuyên mục Sáng kiến & Đời sống tuần này.

Nhà khoa học gàn

Một số báo trong nước trước đây thường gọi ông Chu Văn Tiệp là nhà khoa học gàn. Lý do đuợc cho hay là ông tự bỏ tiền túi ra để thực hiện công trình của ông suốt mấy mươi năm qua; để rồi đến nay phương pháp ấy vẫn gặp trở ngại về phía các đồng nghiệp.

Trao đổi với chúng tôi ông Chu Văn Tiệp nói về khó khăn mà ông đang gặp phải:

“Bộ Nông nghiệp tập hợp một số nhà khoa học đố kỵ công trình này, nên khi bỏ phiếu thì họ bỏ phiếu chống. Các nhà quản lý thấy như thế nên chưa cho phổ biến ra.

Đề tài của tôi đạt giải thuởng của Liên hiệp Khoa Học Việt Nam, Bộ Khoa học Công nghệ cũng cấp bằng sáng chế độc quyền; nhưng Bộ Nông nghiệp quản lý nên không cho ra ruộng nông dân, đây là trở ngại.”

Tuy vậy phương pháp trồng ngô của ông thế nào? Ông trình bày:

“Một số nước cũng có mày mò trồng ngô 7- 8 cây trên mộ mét vuông, nhưng đó là các giống cải biến gien. Còn những giống khác thuờng là khỏang 5 cây /mét vuông. Nếu giải mã sao nguời ta không tăng đuợc mật độ thì đó là đột phá.

Sau khi quan sát, nhiều người cứ tuởng cây ngô là dẹt hiển nhiên. Nhưng chúng tôi cho là dẹt khi từ 10- 12 lá, cho đến khi bắp ngô lao ra khỏi nách lá mới dẹt; truớc đó thì có đến 30_ 40% số cây tán lá không dẹt.

Chính vì không phát hiện ra nên nguời ta trồng để những cây không dẹt đối kháng những cây khác, từ đó tạo ra cạnh tranh tiêu cực giành ánh sáng để quang hợp.

Chúng tôi tìm ra 4 phuơng pháp gieo trồng các cây ngô song song, và lá không đâm tán để cạnh tranh tiêu cực. Công nghệ này giúp trồng từ 8 – 12 cây ngô/mét vuông giúp tăng năng suất thuờng là 50% so với công nghệ hiện nay.

Tôi thử nghiệm từ năm 1978 đến 98 mới công bố. Từ đó đến nay làm ở nhiều địa phuơng và năng suất tăng so với cách hiện nay.

farmer200.jpg
Người nông dân vẫn còn bị bỏ xa trong quá trình hội nhập của Việt Nam với thế giới. AFP PHOTO

Hiện nay trên thế giới 70% diện tích trong số 130 triệu héc ta thì đều làm bằng tay, còn nếu áp dụng công trình này thì phải sử dụng máy tinh khôn.”

Cho năng xuất cao nhất

Đuợc biết ông Chu Văn Tiệp từng thực nghiệm phương pháp của ông tại môt số địa phương trong đó có Thanh Hóa và Hải Dương, chúng tôi trao đổi với một số chuyên viên về cây trồng tại các nơi đó.

Trước hết, một chuyên viên thuộc phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Hải Dương đưa ra đánh giá về phương pháp do ông Chu Văn Tiệp phổ biến:

“Đánh giá thì hiệu quả tăng cao. Con số cụ thể thì không nhớ rõ nhưng mật độ cây nhiều thì có cho trái nhỏ hơn một chút nhưng năng suất tăng lên rõ ràng.

Ứng dụng có vuớng ở chổ là công đặt để định vị huớng lá. Lao động nông nghiệp nay ít nên nguời ta không muốn bỏ công nhiều.”

Tại Thanh Hóa, môt viên chức Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn có ý kiến:

“Dân lâu nay làm 4 vạn trên hécta; nhưng trong thực tế thử nghiệm của ông Tiệp là cao nhất 8 vạn/héc ta. Khi nâng mật độ lên thì cho năng suất cao nhưng trên vụ đông và hai giống ngô của Thái Lan. Nhưng chỉ sáu vạn mới cho hiệu quả đẹp nhất; còn nâng đến 7 vạn thì năng suất cũng không cao.

Lâu nay Bộ Nông nghiệp cũng khuyến cáo là tùy giống nhưng cao nhất là sáu vạn. Nhưng nếu nay chỉ đạo kỹ thuật tốt thì có thể nâng lên bảy vạn.

Phuơng pháp của ông Tiệp nói là tăng lên tám chín vạn thì sẽ tăng năng suất nhưng cái đó không thực tế. Còn việc chỉnh lá thì chúng tôi làm 24 công thức nhưng có cái tăng cái không tăng.

Cái mà hai vợ chồng ông Tiệp làm là cho nông dân thấy là lâu nay làm thưa quá, mà phải làm theo khuyến cáo của Bộ.”

Qua đánh giá của vị viên chức vừa rồi, hẳn quí thính giả cũng thấy là phương pháp của ông Chu Văn Tiệp ít nhất cũng góp phần làm thay đổi phuơng pháp trồng bắp, hay ngô của nguời nông dân lâu nay theo huớng mà chính ngành nông nghiệp đưa ra.

Mục Sáng kiến & Đời sống tuần này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

Gia Minh chào tạm biệt.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.