Diễn biến lo ngại do Mekông thiếu nước

Dự báo khô hạn và khô hạn cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long được các cơ quan chức năng đưa ra khi mà một số đập trên dòng chính Dòng Cửu Long bên Trung Quốc đi vào giai đoạn tích nước, cũng như lượng mưa trong thời gian tới cũng sẽ có những thất thường.
Gia Minh, biên tập viên
2011.03.07
Những phương tiện của người dân sống nhờ thủy sản từ sông Mekong. RFA Những phương tiện của người dân sống nhờ thủy sản từ sông Mekong. RFA
RFA

Vậy trước những cảnh báo như thế phía cơ quan chức năng tại Việt Nam, nhất là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, có những nhận định và chuẩn bị ra sao?

Công tác phòng ngừa thiếu lũ cho ĐBSCL

Mùa nước nổi hằng năm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long nay không còn như xưa nữa, bởi lượng nước về giảm rõ rệt trong những năm qua. Nước từ thượng nguồn đổ về vào mùa nước nổi mang phù sa bồi đắp cho đồng ruộng sau những vụ mùa, giúp tẩy rửa đồng ruộng, và không để nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền như mấy mùa qua.
Những thay đổi tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long được giới chuyên gia theo dõi tình hình nguồn nước của Dòng sông Mêkông ghi nhận.
Mùa nước nổi hằng năm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long nay không còn như xưa nữa, bởi lượng nước về giảm rõ rệt trong những năm qua.
Ông Trần Anh Thư, phó giám đốc Sở Tài Nguyên- Môi trường tỉnh An Giang, trình bày nhận định của ông:
Chưa nói về nguyên nhân lũ thấp, nhưng qua lũ thấp vừa qua có thể thấy được những thiệt hại đối với sinh kế của người nông dân, những người dân có mức thu nhập thấp. Những người dân ở Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt những người ở An Giang, Đồng Tháp, họ có những nguồn thu nhập qua việc đánh bắt thuỷ sản vào mùa lũ.
Điểm nữa là phù sa sau lũ sẽ giúp cho những đất đai những vụ mùa sau đó màu mỡ hơn, giúp giải quyết vấn đề môi trường. Năm vừa qua, khi không có lũ thu nhập của người dân đánh bắt thuỷ sản giảm rất nhiều, chi phí trên đồng ruộng tăng lên, nhưng năng suất lại giảm. Chúng tôi có những chương trình theo dõi, phỏng vấn người dân tính toán thấy thiệt hại rất lớn.
Đập Nam Theun 2 của Lào trên sông Mekong. RFA
Đập Nam Theun 2 của Lào trên sông Mekong. RFA
RFA
Trong năm qua cũng có tình trạng biến đổi khí hậu làm giảm lượng mưa trên khu vực thượng lưu Sông Mê Kông. Rồi cũng có thể do một vài đập thuỷ điện của Trung Quốc đang đi vào tích nước nên có thể khiến mất lũ trong thời gian ngắn.
Nếu các đập thuỷ điện và thuỷ lợi trên thượng nguồn tích nước, sẽ làm cho tình trạng thiếu nước tăng lên. Một điểm nữa Đồng bằng Sông Cửu Long giống Đồng bằng Hà Lan ở gần tương đương mực nước biển, nên nguồn nước đổ về không đủ sẽ làm nước mặn xâm nhập ngay lập tức.
Ông Trần Anh Thư
Theo nghiên cứu của Uỷ ban Sông Mêkông thì do tác động của biến đổi khí hậu, nước sông Mêkông sẽ giảm từ 2-20% trong mùa khô. Nếu các đập thuỷ điện và thuỷ lợi trên thượng nguồn tích nước, sẽ làm cho tình trạng thiếu nước tăng lên. Một điểm nữa Đồng bằng Sông Cửu Long giống Đồng bằng Hà Lan ở gần tương đương mực nước biển, nên nguồn nước đổ về không đủ sẽ làm nước mặn xâm nhập ngay lập tức. Chuyện đó đã xảy ra trong mùa vừa rồi và chúng tôi lo lắng cho tháng tư năm nay.  
Chúng tôi bố trí mạng quan trắc để theo dõi xem tình trạng xâm nhập mặn trong mùa khô năm nay thế nào.

Một cựu chuyên gia thuộc Ủy ban Sông Mêkông, ông Nguyễn Nhân Quảng, hiện là giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Quản lý Tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam, cũng có trình bày về tình hình của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long thiếu nước từ thượng nguồn đổ về:
Hiện mùa lũ rất ít nước, không có nước như mọi năm. Người dân Đồng bằng Sông Cửu Long rất cần có ‘lũ đẹp’, tức đủ nước về để thau chua, rửa mặn, phù sa bồi đắp cho những cánh đồng. Năm ngoái, nguồn nước về Sông Cửu Long ít và không có lũ. Hiện rất quan ngại về nguồn nước cho mùa khô năm nay sắp đến.
Tại các tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long đang hạn chế tình trạng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản gây ô nhiễm môi trường. Dần dần chuyển sang hướng bắt buộc các trang trại nuôi cá Catfish phải có hệ thống xử lý nước thải.
PGĐ.Sở Tài Nguyên- Môi trường
Trước những thay đổi bất lợi cho khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long như vừa trình bày, phiá cơ quan chức năng Việt Nam đã có những biện pháp gì để giảm thiểu tác hại của những thay đổi đó?
Tàu mắc cạn khi thủy triều xuống thấp ở sông Mekong Delta. RFA
Tàu mắc cạn khi thủy triều xuống thấp ở sông Mekong Delta. RFA
RFA
Phó giám đốc Sở Tài Nguyên- Môi trường tỉnh An Giang, trình bày những biện pháp được triển khai thực hiện tại điạ phương:
Tại các tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long đang hạn chế tình trạng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản gây ô nhiễm môi trường. Dần dần chuyển sang hướng bắt buộc các trang trại nuôi cá Catfish phải có hệ thống xử lý nước thải. Những bè nuôi cá trên sông không thể xử lý được đã giảm còn phân nửa, nuôi thưa không công nghiệp để không gây ảnh hưởng đến môi trường.
sản xuất luá sử dụng ít hoá chất nông nghiệp, ít thôi. Mô hình này đang triển khai rộng, kêu gọi người dân giảm sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. 
PGĐ.Sở Tài Nguyên- Môi trường
Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp lâu nay sử dụng nhiều hoá chất, phân bón, không có lợi vì chất lượng gạo bán ra không cao, đồng thời làm suy thoái tài nguyên đất và làm ô nhiễm đang dần dần tiếp cận chuyển sang ba mô hình. Mô hình thứ nhất sản xuất luá sử dụng ít hoá chất nông nghiệp, ít thôi. Mô hình này đang triển khai rộng, kêu gọi người dân giảm sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Mô hình thứ hai : sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn Global Gap. Mô hình này có sự hổ trợ từ phiá Hà Lan, và triển khai thông qua các tập đoàn lớn…Song song đó tiến đến sản xuất luá hữu cơ, luá sinh thái
Vấn đề khó khăn nhất của các tỉnh ven sông tại Đồng bằng Sông Cửu Long là hệ thống nước thải. Thực ra những đô thị ven sông Mêkông ở cả Thaí Lan, Việt Nam, Kampuchia đều đã cũ kỹ, cần vốn đầu tư lớn, mà phải vay vốn ODA.

Vấn đề khó khăn nhất của các tỉnh ven sông tại Đồng bằng Sông Cửu Long là hệ thống nước thải. Thực ra những đô thị ven sông Mêkông ở cả Thaí Lan, Việt Nam, Kampuchia đều đã cũ kỹ, cần vốn đầu tư lớn, mà phải vay vốn ODA.
Một người dân nuôi cá bè trên sông tại Châu Đốc cũng nói về việc thực hành những yêu cầu nhằm bảo vệ nguồn cá nuôi và công tác của cơ quan chức năng giúp cho họ:
Lúc nuôi nhiều bè mới gây ô nhiễm, nay nuôi lác đác không còn như thế nữa.

Những trở ngại trước mắt

Ông Nguyễn Nhân Quảng cho biết những công tác rộng hơn ở tầm mức hợp tác giữa bốn quốc gia thuộc Uỷ hội Sông Mê Kông là Kampuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam:
Vưà rồi có người về đây đo nước, xem lý do vì sao cá không đạt sản lượng như những năm về trước nhưng chưa có câu trả lời.
Về mặt pháp lý hiện nay Uỷ hội Sông Mêkông đang xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về duy trì dòng chảy, ngưỡng dòng chảy.
Biện pháp truớc mắt thực ra cực kỳ khó. Chúng tôi có cảnh báo cho những vùng với nguy cơ bị xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt thì sẽ theo dõi thường xuyên. Còn biện pháp ứng phó lâu dài chưa có. Thực ra, chưa tìm hiểu nguyên nhân.
Ô.Trần Anh Thư
Nông dân biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc tại Bangkok phản đối việc tích nước ở các đập lớn cua TQ trên thượng nguồn sông Mekong, ngày 03 tháng 4 2010. RFA
Nông dân biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc tại Bangkok phản đối việc tích nước ở các đập lớn của TQ trên thượng nguồn sông Mekong, ngày 03 tháng 4 2010. RFA
RFA
Có lẽ Uỷ ban liên hợp sẽ đưa ra xem xét. Đó là theo điều 6 trong Hiệp định Mêkông: duy trì dòng chảy. Còn theo chương trình phát triển khu vực thì căn cứ trên ngưỡng đó để xem dự án nào được đưa vào danh sách ‘shortlist’ để triển khai. Ngoài ra người ta đang xây dựng một chương trình quản lý hạn, trong đó đề cập đến các khiá cạnh liên quan. Chương trình này đã xây dựng rôì, nhưng chưa có nhà tài trợ.

Còn đối với những tác động trước mắt như tình trạng xâm nhập mặn và thiếu nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất luá, theo ông Trần Anh Thư, các tỉnh tại Đồng bằng Sông Cửu Long chỉ mới có biện pháp trước mắt chứ kế hoạch dài lâu vẫn là một bài toán đang được đặt ra.
Biện pháp truớc mắt thực ra cực kỳ khó. Chúng tôi có cảnh báo cho những vùng với nguy cơ bị xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt thì sẽ theo dõi thường xuyên.
để hạn chế xâm nhập mặn, thiếu nước ở tầm vĩ mô, quốc gia. Điạ phương đã nêu ra và đề xuất một số dự án như dự án các đập ngăn mặn ở phiá biển Tây, dự án trữ nước lại trong những cánh rừng tràm… Tuy nhiên đó mới chỉ là trong dự án vì cần phải có kinh phí và sự chấp thuận của Trung ương…
Ô.Trần Anh Thư
Còn biện pháp ứng phó lâu dài chưa có. Thực ra, chưa tìm hiểu nguyên nhân. Vấn đề nữa để hạn chế xâm nhập mặn, thiếu nước ở tầm vĩ mô, quốc gia. Điạ phương đã nêu ra và đề xuất một số dự án như dự án các đập ngăn mặn ở phiá biển Tây, dự án trữ nước lại trong những cánh rừng tràm… Tuy nhiên đó mới chỉ là trong dự án vì cần phải có kinh phí và sự chấp thuận của Trung ương…
Trong những năm qua, đã có một số biện pháp được áp dụng như xây dựng hệ thống đê bao…tuy nhiên thực tế cho thấy chúng lại gây ra những tác động bất lợi, khiến môi trường tự nhiên thay đổi.
Nay với những đổi thay mà được cho là từ phiá thượng nguồn gây nên, rồi tình hình biến đổi khí hậu tác động mạnh đến quốc gia ven biển như Việt Nam, thì những biện pháp khoa học lại hết sức cần thiết.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới, cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.