Môi trường và Làng nghề

Các làng nghề truyền thống của Việt Nam từ bao đời nay giúp mang lại nguồn lợi kinh tế cho người dân, đồng thời hoạt động sản xuất các mặt hàng truyền thống của làng tạo cho nơi đó tiếng tăm riêng.
Gia Minh, biên tập viên
2011.04.18
Làng nghề sản xuất sắt thép Đa Hội (Từ Sơn, Bắc Ninh) bị ô nhiễm nhiều năm Làng nghề sản xuất sắt thép Đa Hội (Từ Sơn, Bắc Ninh) bị ô nhiễm nhiều năm.
Source nguoilaodong
Tuy nhiên đến nay, tình trạng mỗi lúc một trở nên trầm trọng, và là mối quan tâm lớn của chính quyền.
Trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này, Gia Minh trình bày vấn đề này.

Môi trường làng nghề đang suy thái nghiêm trọng

Vào đầu tháng ba vừa qua, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam cử đoàn đi kiểm tra tình hình ô nhiễm môi trường tại những làng nghề ở Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh.  Đoàn kiểm tra vừa nói do ông Nguyễn Đức Kiên, phó chủ tịch Quốc hội làm trưởng đoàn. Hoạt động này cho thấy mối quan tâm lớn của cơ quan lập pháp này đối với tình hình các làng nghề phát thải gây ô nhiễm môi trường.
Ông Lưu Duy Dần, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội Làng Nghề Việt Nam, tham gia vào đoàn kiểm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau chuyến công tác về cho chúng tôi biết đánh giá như sau đối với tình hình ô nhiễm do các làng nghề gây nên:
Khẳng định lại tình hình ô nhiễm không phải chỉ do các làng nghề gây ra. Thực tế do nhiều yếu tố cộng vào như các cơ sở sản xuất công nghiệp như nông- lâm-thuỷ sản, y tế…không theo đúng các qui định, qui hoạch.
Mới đi tiêu biểu hai tỉnh Bắc Ninh và Hà Nội thôi nhưng đó cũng là những nơi tiêu biểu vấn đề ô nhiễm. Khẳng định lại tình hình ô nhiễm không phải chỉ do các làng nghề gây ra. Thực tế do nhiều yếu tố cộng vào như các cơ sở sản xuất công nghiệp như nông- lâm-thuỷ sản, y tế…không theo đúng các qui định, qui hoạch. Tuy vậy, làng nghề cũng gây ô nhiễm lớn như làng nghề giấy Phong Khê ở Bắc Ninh, làng nghề sắt Đa Hội…
Những làng nghề như thế gây nên ô nhiễm rất lớn cho dòng sông dài 24 kilômét chảy qua huyện Yên Phong. Tại Hà Nội, các làng chế biến nông sản phẩm, như sắn, miến dong, làm tương, nấu rượu, chế biến thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm gây ô nhiễm cho dòng Sông Nhuệ.
Thông tấn xã Việt Nam vào ngày 8 tháng 3 vừa rồi trích dẫn phát biểu của ông Phạm Thế Bảo, chánh văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về cung cấp nước sạch cũng có đánh giá tương tự với cảnh báo là tình trạng ô
Làng nghề sản xuất nước mắm lâu đời ở Phan Thiết. RFA
Làng nghề sản xuất nước mắm lâu đời ở Phan Thiết. RFA
RFA
nhiễm môi trường ở các làng nghề Bắc Bộ đang gia tăng báo động.
Ông Trần Cao Thiện, một cư dân tại Làng Gốm Bát Tràng nổi tiếng của Việt Nam, cho biết về tình trạng xử lý chất thải tại các làng nghề mà ông đã đi qua:
Tuy vậy, làng nghề cũng gây ô nhiễm lớn như làng nghề giấy Phong Khê ở Bắc Ninh, làng nghề sắt Đa Hội… Những làng nghề như thế gây nên ô nhiễm rất lớn cho dòng sông dài 24 kilômét chảy qua huyện Yên Phong.
Vấn đề chính do xử lý các nguyên liệu thừa thải ra. Như ở Bát Tràng nhiều nhà không xử lý được. Người ta đổ bừa bãi ra, nếu thu gom được sẽ giúp tránh được nhiều ô nhiễm. Rồi đặc điểm sản xuất nhỏ của làng nghề. Có những làng mà ngõ rộng chỉ một mét thôi, mà sâu đến 300 mét nên việc vận chuyển rất khó. Người ta đổ ‘tả pí lù’ ra bờ sông, đổ lung tung nên gây ô nhiễm. Nếu có thu gom sẽ giúp không ảnh hưởng môi trường.
Các đánh giá cho thấy chính tình trạng sản xuất bằng các phương pháp thủ công từ bao đời nay, trong khi đó các chất thải của quá trình sản xuất đều được đổ thẳng ra môi trường, nên chính người dân của các làng nghề phải gánh chịu những tác hại do ô nhiễm mà họ gây ra.

Tổ chức cải thiện môi trường yếu kém

Viện Bảo hộ Lao động đưa ra một đánh giá cho thấy tại các làng nghề , tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất liên quan đến hô hấp như viêm họng chiếm hơn 30%, viên phế quản 25%, hoặc đau dây thần kinh gần 10%. Riêng taị làng nghề tái chế chì Đông Mai thì có gần ba phần tư bị mắc bệnh về thần kinh và các bệnh về đường hô hấp, gần một phần năm bị chứng hồng cầu giảm.
Dù đã có những cảnh báo và hậu quả nhãn tiền, nhưng vì sao tình hình vẫn bị cho là đáng báo động?
Ông Lưu Duy Dần đưa ra nhận định về nguyên nhân :
Có thể kết luận chưa qui hoạch, hoặc có mà chưa đến. Có nhiều nghị định, chỉ thị của thủ tướng nhưng chưa sát thực tế. Rồi ý thức thực hiện của người dân chưa tốt.
Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước. RFA
Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước. RFA
RFA
Đặc điểm của các làng nghề do manh mún, tự phát nên tự gây ra nhiều vấn đề. Đội ngũ quản lý thực hiện vừa thiếu biên chế, công tác tổ chức thực hiện yếu kém nên không thể đáp ứng được những điều mà chính phủ đưa ra để thực hiện thấu đáo.
Những người sản xuất chỉ vì lợi nhuận nên bất chấp mọi thứ; tự do làm theo hướng của họ.
Còn đối với những biện pháp mà cơ quan chức năng áp dụng lâu nay ông Lê Duy Dần có nhận định:
Pháp luật có qui định hổ trợ về giải quyết rác thải như chuyên chở, xử lý…rồi chính sách về công nghệ mới; nhưng tất cả chưa thấm, không đủ độ cho người ta thực hiện. Chính quyền cơ sở chưa đủ năng lực để tổ chức, thực hiện.
Vưà qua bên môi trường có hổ trợ nhưng chỉ được mấy chục phần trăm thôi. Ngoài ra khi đăng ký hỗ trợ phải đến hằng năm mới nhận được quĩ hỗ trợ; nên tránh phiền nhiễu người ta cũng không xin.
Ô.Trần Cao Thiện
Ngoài những chỉ thị, nghị định còn cần có vai trò của các tổ chức xã hội … Phải có thưởng- phạt, phạt kinh tế, nghiã vụ kinh tế răn đe thực sự.
Tuy nhiên theo ông Trần Cao Thiện, cư dân làng Bát Tràng chuyên sản xuất đồ gốm, thì tự thân những người dân phải bỏ vốn ra đầu tư chuyển đổi từ những lò nung gốm bằng than sang lò nung bằng gas. Trước hết cũng vì lý do môi trường, đồng thời nguồn cung ứng than cũng không mấy dồi dào, khiến giá cả so với gas cũng không lợi bao nhiêu:
Do than nguyên liệu lên cao, nên tại Bát Tràng hầu như chuyển sang lò gas là chính. Bước vào giai đoạn khó khăn như hiện nay, gia đình nào có đủ năng lực sản xuất mới tồn tại được. Khi có khả năng tồn tại, một lò gas lắp mấy trăm triệu là có thể lắp được.
Còn để nhận được hổ trợ từ các tổ chức qua cơ quan chức năng khá khó khăn nên không mấy cư dân làng nghề tại làng của ông mặn mà:
Vưà qua bên môi trường có hổ trợ nhưng chỉ được mấy chục phần trăm thôi. Ngoài ra khi đăng ký hỗ trợ phải đến hằng năm mới nhận được quĩ hỗ trợ; nên tránh phiền nhiễu người ta cũng không xin. Có thể do dự án làm không tốt, chỉ được mấy chục nhà lúc đầu, những nhà sau đăng ký lâu quá nên họ không muốn làm.
Chúng tôi từng tham khảo những hội nghị quốc tế, nghe báo cáo của họ; nhất là cách giải quyết của Trung Quốc, Thái Lan. Tuy nhiên nhận định chung của chúng tôi: trong hoàn cảnh toàn cầu hoá như hiện nay không chỉ làng nghề Việt Nam mà những làng nghề của các nước khác cũng lao đao, khó khăn.
Ô.Trần Cao Thiện

Bảo vệ môi trường làng nghề không đơn giản

Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước. RFA
Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước. RFA
RFA
Đối với vấn đề qui hoạch tập trung các làng nghề truyền thống thì ông Trần Cao Thiện cho là khó khả thi:
Hiện do không thể cạnh tranh với những sản phẩm công nghiệp như ở Bình Dương…, nên người ta phải đi vào tiểu xảo, xây dựng những lò nhỏ, nên không thể đưa vào tập trung được.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam từng đưa ra đề nghị chương trình 6 điểm nhằm giải quyết tình trạng các làng nghề gây ô nhiễm; và cũng từng sang các nước trong khu vực để xem xét cách giải quyết hướng ra cho làng nghề tại nước họ, nhất là trong vấn đề môi trường:
Chúng tôi từng tham khảo những hội nghị quốc tế, nghe báo cáo của họ; nhất là cách giải quyết của Trung Quốc, Thái Lan. Tuy nhiên nhận định chung của chúng tôi: trong hoàn cảnh toàn cầu hoá như hiện nay không chỉ làng nghề Việt Nam mà những làng nghề của các nước khác cũng lao đao, khó khăn. Chúng tôi đồng tình với họ là giải quyết vấn đề công nghệ; như thế sẽ giúp tiết kiệm nguyên liệu, làm cho môi trường khác đi, thay đổi…
Thống kê cho thấy tại Việt Nam có gần 2800 làng nghề khác nhau trên cả nước.
Chính các làng nghề đó là nguồn sống cho nhiều hộ gia đình qua nhiều đời. Tuy nhiên, cũng chính các làng nghề đó góp phần xả vào sông suối, đất đai những loại hoá chất, những chất bẩn gây hại cho con người.
Bài toán vừa bảo đảm sản xuất, bảo tồn các làng nghề truyền thống và giữ gìn môi trường sạch- xanh vẫn còn quá khó tại Việt Nam.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới, cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.
Gia Minh chào tạm biệt.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.