Nhìn lại quá khứ để hướng tới tương lai.

Tại Hoa Kỳ, tháng 5 được gọi là “Asian Month”, là tháng đựơc dành để nói về người Mỹ gốc Á Châu, trong đó có cộng dồng người Việt. Một điều không thể phủ nhận là tuy hình thành trễ, chỉ mới trên 30 năm, nhưng cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đã rất lớn mạnh và vững vàng.
RFA-05-12-2009

Để đạt đựơc điều đó, phải kể đến vai trò của phụ nữ, nhất là những người đã từng trải qua biến cố đau thương trên đường vượt biển, và đã gặp rất nhiều khó khăn khi đặt chân đến xứ lạ quê người. Kỳ này, Phương Anh xin mời quý vị nghe chuyện của 3 người phụ nữ, ở 3 hoàn cảnh khác nhau, nhưng có cùng chung một ý chí mãnh liệt là quyết tâm thực hiện giấc mơ của mình khi rời nước ra đi năm nào!  

Tranh đấu không ngừng

Cuộc sống của tôi trong năm đầu rất vất vả, có nhiều tuyệt vọng và buồn phiền. Khi được một năm thì tôi bắt đầu vào đại học lại, vì tôi biết là nếu ở xứ sở văn minh như thế này mà không được trang bị về những văn hoá hay Anh văn và chuyên môn thì khó mà xin được việc.

Trước hết, bà Kim Hà, hiện là giám đốc một chương trình phát thanh Công Giáo ở California, kể rằng: 

Tôi đến Mỹ vào cuối tháng 10 năm 1980, gia đình tôi gồm có vợ chồng, 4 đưá con nhỏ và lúc đó tôi đang có thai đứa con thứ 5 vào khoảng 5 tháng rưỡi. Chúng tôi đã đi vượt biên bằng đường bộ qua nước Cambodia và tới Thái Lan.

Bà cho biết rằng, khi đặt chân đến Hoa Kỳ, trong những năm tháng đầu tiên đầy bỡ ngỡ, bà đã phải đối diện với bao thử thách, có lúc bà đã tuyệt vọng và muốn buông xuôi tất cả, bà kể lại:     

Rất nhiều khó khăn và như những người tị nạn khác, khó khăn lớn nhất là về văn hoá, những sự khác biệt.  Mặc dù tôi đã được học tiếng Anh từ Việt Nam, nhưng mà khi qua đây, phải bắt đầu lại từ đầu. Trong thời gian đầu, tôi phải ở nhà, để lo cơm nước cho chồng và các con.

Cuộc sống của tôi trong năm đầu rất vất vả, có nhiều tuyệt vọng và buồn phiền. Khi được một năm thì tôi bắt đầu vào đại học lại, vì tôi biết là nếu ở xứ sở văn minh như thế này mà không được trang bị về những văn hoá hay Anh văn và chuyên môn thì khó mà xin được việc.

Sau khi tốt nghiệp đại học, bà được nhận vào làm trong Nha Lộ Vân của thành phố. Sau 21 năm làm việc tại đây, bây giờ bà đã nghỉ hưu và cùng với chồng, dành hết thời gian cho chương trình phát thanh Công Giáo.  Nhìn lại những năm tháng qua, bà tâm sự:

Tôi thấy là trong 29 năm ở nước Mỹ, tôi đã không bao giờ ngừng nghỉ  chống lại kỳ thị chủng tộc. Kỳ thi chủng tộc không  có nghĩa là kỳ thị màu da, tiếng nói mà còn là về phụ nữ nữa. 

Tôi không được đối xử công bằng như những người nam, về lương, cách hành xử của họ đối với mình. Cho nên, tôi luôn luôn tranh đấu. Trong sở, đã có nhiều lần tôi lên đến thựơng cấp để phản đối về việc đối xử không công bằng với những người Á Châu nói chung và người Việt Nam nói riêng.

Tôi cũng thấy là mình phải đi bầu, liên hệ với đại diện chính quyền tiểu bang và liên bang, làm việc với những hội đoàn để tiếng nói của mình có thể mạnh hơn.

Sau một thời gian sống tại Chicago, nhận thấy không có cơ hội để học hành, chị di chuyển đến một thành phố nhỏ ở bang Iowa, sống với một người chị họ. Sau 4 năm đại học, tốt nghiệp với bằng y tá

Chính cái khó khăn sẽ giúp mình thành công

Với tiến sĩ Đỗ Ngọc Hà, hiện là phó giám đốc Ban Kiểm Tra Chất Lượng của nhà thương Thorek Memorial tại Chicago, bang Illinois, thì tuy được đến Mỹ theo đoàn người di tản vào thời điểm 30 tháng 4 năm 75, và định cư tại Chicago, nhưng:

Lúc tôi mới đến, rất khó khăn vì, không có cha mẹ, không nói được tiếng Anh, không có tiền bạc…chỉ được những người trong nhà thờ hướng dẫn.

Sau một thời gian sống tại Chicago, nhận thấy không có cơ hội để học hành, chị di chuyển đến một thành phố nhỏ ở bang Iowa, sống với một người chị họ. Sau 4 năm đại học, tốt nghiệp với bằng y tá, chị về lại Chicago vả vừa đi làm, vừa đi học rồi lấy bằng Tiến Sĩ về Sức khỏe Cộng Đồng.  Ngoài giờ đi làm, chị dành hết thời gian còn lại để sinh hoạt với cộng đồng người Việt ở Chicago. Hiện nay, chị là chủ tịch Cộng Đồng Người Việt bang Illinois. Một điều khá đặc biệt là chị không hề gặp trở ngại khi làm việc với người bản xứ, nhưng khi sinh hoạt với người Việt, chị lại gặp khó khăn không ít, chị kể:  

Cách đây 4 năm, tôi được mời vào trong Toà Bạch Ốc. Lúc tôi đứng ở trong đó, tôi cảm thấy rất hãnh diện vì mình đã vượt qua những khó khăn, đau khổ…Những khó khăn đó là một cái gì đó giúp cho mình học hỏi để mình tiến thân và thành công.             

Cái thử thách lớn nhất là khi sinh hoạt trong cộng đồng của mình, khó khăn khi phải sinh hoạt với những người phái nam  lớn tuổi hơn mình. Họ có cái nhìn khác vì tôi làm việc với người Mỹ quen rồi.

Thực ra, theo chị, đó chỉ là những khúc mắc của sự suy nghĩ và lối sống khác biệt, và hy vọng rằng một lúc nào đó sẽ được mở ra. Khi nhìn lại quá khứ, chị cảm thấy tự hào vì:     

Là một đưá trẻ qua đây, không có cha mẹ, không có tiền bạc, không biết gì hết, mà giờ đây tôi trở thành người lãnh đạo trong cộng đồng, trong công ăn việc làm của xã hội Mỹ. Cách đây 4 năm, tôi được mời vào trong Toà Bạch Ốc.

Lúc tôi đứng ở trong đó, tôi cảm thấy rất hãnh diện vì mình đã vượt qua những khó khăn, đau khổ…Những khó khăn đó là một cái gì đó giúp cho mình học hỏi để mình tiến thân và thành công.

Riêng với trường hợp nhà báo Vũ Thanh Thuỷ, hiện là Giám Đốc Hê Thống Truyền Thông Sàigòn Houston và Sàigòn Dallas, thì chị cho hay rằng: 

Tôi đến Mỹ vào năm 1980, sau khi trải qua 10 tháng ở bên trại tị nan Songkla Thai Lan, ở lâu  để ra toà làm chứng cho vụ án hải tặc đầu tiên ở Thái lan.  Cái khó khăn đầu tiên là đời sống quá nhanh ở Mỹ, phải chạy đua với kim đồng hồ, vì sau khi ở bên Việt Nam 4 năm không có công ăn việc làm, phải trốn tránh CS, nên khi qua đây phải chạy đua để trở lại với cuộc sống bình thường, và phải đối diện với một văn hoá hoàn toàn khác, một ngôn ngữ mới.

Tôi thấy rằng cái khó khăn đó nó cho mình tôi luyện hơn, đó là điều thứ nhất. Thứ hai là nó cho mình một món nợ tinh thần, những người khác đã không có cái may mắn sống, vì tôi là một thuyền nhân

Từ những ngày đầu bơ vơ nơi xứ lạ quê người, chị luôn ấp ủ một ngày nào đó được tiếp tục nghề nghiệp của mình, được viết văn, làm báo, phát thanh. Và thực sự, trải qua biết bao gian nan và thử thách, bao thăng trầm, nay mơ ước ấy đã trở thành hiện thực.  Chị tâm sự:

Tôi thấy rằng cái khó khăn đó nó cho mình tôi luyện hơn, đó là điều thứ nhất. Thứ hai là nó cho mình một món nợ tinh thần, những người khác đã không có cái may mắn sống, vì tôi là một thuyền nhân.

Với tôi đó là một món nợ tinh thần và mình nên trả, vì chính cái món nợ đó nó biến cuộc đời mình có ý nghĩa và làm cho cuộc sống mình có lý tưởng để dẫn dắt mình và cho mình có thêm sức mạnh, thêm động lực để mà học hỏi và thành công hầu có thể làm một cái gì cho những người chung quanh để trả món nợ đó 

Được tôi luyện từ ở Việt Nam                                                    

Rút từ kinh nghiệm bản thân, và từng có nhiều cơ hội tiếp xúc với xã hội Hoa Kỳ, nên khi được hỏi về vại trò của phụ nữ Việt Nam tại Mỹ khác với xã hội Việt Nam ra sao, tiến sĩ  Đỗ Ngọc Hà nhận xét: 

Tôi thấy là phụ nữ ở Việt Nam không đi ra ngoài nhiều, không liên lạc nhiều với bên ngoài, cái trách nhiệm đối với xã hội không có nhiều. Ở đây, đàn ông họ làm được cái gì thì mình cũng làm được như vậy..tuỳ theo môi trường. Mình ăn nói được tư do hơn.

Người phụ nữ Việt Nam lúc nào cũng dè dặt, không dám nói thẳng, nói ra những điều mà mình sợ mất lòng. Cái đời sống ở đây tạo cho mình thành con người thẳng thắn.

Vai trò của người phụ nữ Việt Nam ở hải ngoại rất bình đẳng với những người đàn ông. Họ hoạt động rất nhiều, viết văn, viết báo, điạ ốc, luật sư, bác sĩ, những cơ sở thương mại, hoạt động chính trị…Đó là một sự khác biệt.

Còn bà Kim Hả thì phát biểu rằng:

Vai trò của người phụ nữ Việt Nam ở hải ngoại rất bình đẳng với những người đàn ông. Họ hoạt động rất nhiều, viết văn, viết báo, điạ ốc, luật sư, bác sĩ, những cơ sở thương mại, hoạt động chính trị…Đó là một sự khác biệt. Người phụ nữ Việt Nam qua đây vẩt vả, đảm đang và tháo vát, chịu thương, chịu khó, rất tự lập và thành công trong gia đình cũng như ngoài xã hội.  Ngoài ra, họ còn có một tấm lòng quảng đại với dân tộc, và người nghèo.

Và với nhà báo Vũ Thanh Thuỷ thì:

Tôi nghĩ rằng người phụ nữ Việt Nam có cái may mắn hơn mọi phụ nữ khác vì đã được tôi luyện từ ở Việt Nam. Thật là mâu thuẫn khi mà nói rằng may mắn khi phải trải qua thiếu may mắn. Nhưng chính nhờ những tôi luyện đó mà phụ nữ Việt Nam trở nên mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn và có sự chịu đựng dẻo dai hơn phụ nữ các sắc tộc khác để hội nhập vào bất cứ hoàn cảnh nào.

Được sống trong một xã hội dân chủ, tự do, được phát triển khả năng của mình, người phụ nữ Việt Nam tiến rất nhanh và tương đối dễ dàng hơn,  có cơ hội để mở mọi cánh cửa trong mọi lãnh vực, từ nghề nghiệp cho tới ngoaì xã hội.

Quý vị và các bạn vừa nghe những lời tâm tình của 3 phụ nữ, từng là thuyền nhân và bộ nhân, từng trải qua bao gian nan thử thách ở xứ lạ quê người, nay trở thành những người đóng góp không nhỏ cho cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ.

Họ đã nhìn lại quá khứ như một bài học hữu ích để hướng về tương lai, để có được sự thành công nơi xứ người. Đẹp thay! Phương Anh xin ngừng nơi đây. Hẹn gặp quý vị vào kỳ sau.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.