Giới trẻ thảo luận Điều 88 Bộ Luật Hình Sự

Có thể nói rằng người dân Việt Nam khá quen tai với Điều 88 Bộ Luật Hình Sự, tức là tội tuyên truyền chống phá nhà nước, nhất là những năm gần đây, khi báo đài nhắc nhiều tới điều luật này với hàng loạt các trường hợp bị bắt giam, bị tuyên án vì vi phạm Điều 88.
Trà Mi, phóng viên đài RFA
2009.10.26

Dưới con mắt nhà nước, những người vi phạm Điều 88 là mối nguy hiểm đối với chính quyền và là mối đe dọa cho an ninh quốc gia.

Ngược lại, quốc tế và giới ủng hộ dân chủ trong cũng như ngoài nước cho rằng đó là những người cổ súy cho dân chủ, cho sự tiến bộ bằng việc thực thi nhân quyền cơ bản là quyền tự do bày tỏ ý kiến, vốn được Hiến Pháp quy định và được nhà nứơc cam kết tôn trọng với thế giới.

Thế còn giới trẻ trong nứơc nghĩ gì về Điều 88? Diễn Đàn ghi nhận qua cuộc trao đổi với 5 thanh niên từ hai miền Nam-Bắc:

Văn : Em tên là Văn. Em ở Nam Định .

Thảo : Em tên là Thảo. Em ở Hà Nội.

Trung : Em tên là Trung. Em ở Hà Nội.

Tâm : Tôi là Tâm. Tôi ở Nghệ An.

Vinh : Tôi là Vinh. Tôi ở Sài Gòn.

Điều 88 rất mơ hồ, thiếu minh bạch chỉ có lợi cho Đảng và nhà nước

Trà Mi : Vâng. Cảm ơn tất cả các anh đã dành thời gian cho chương trình này. Nói về ý kiến của người trẻ liên quan đến Điều 88 trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam, tức là tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam, thì như các anh cũng biết là càng ngày càng có nhiều trường hợp bị kết tội vi phạm Điều 88, dư luận quan tâm, quốc tế chỉ trích, những người yêu chuộng dân chủ thì phản đối, nhưng mà ý kiến của giới trẻ - các bạn là những người trẻ trong nước, các bạn vó ý kiến như thế nào?

Trung :  Em thấy Điều 88 Bộ Luật Hình Sự này là thiếu minh bạch và rất là mơ hồ. Tất cả những ai mà bất đồng chính kiến, mà những con người yêu nước tham gia để góp cho đất nước mình phát triển hơn thì đều bị quy chụp vào cái điều khoản 88 này. Rất khó để thay đổi một đất nước khi mà điều luật 88 này chưa đựơc thay đổi.

Em thấy Điều 88 Bộ Luật Hình Sự này là thiếu minh bạch và rất là mơ hồ. Tất cả những ai mà bất đồng chính kiến, mà những con người yêu nước tham gia để góp cho đất nước mình phát triển hơn thì đều bị quy chụp vào cái điều khoản 88 này. Rất khó để thay đổi một đất nước khi mà điều luật 88 này chưa đựơc thay đổi.
Trung, Hà Nội

Trà Mi : Bây giờ xin nghe ý kiến của Văn hoặc của Trung. Ý kiến riêng của các bạn như thế nào?

Văn :  Tất nhiên là nhà nước nào tồn tại thì cũng phải dựa trên luật pháp để quản lý đất nước, nhưng mà em thấy điều luật 88 không cụ thể, tức là chống đối, chống phá thì phải cụ thể như thế nào, điều nào - khoản nào mà quy định như thế nào. Cái điều luật 88 này  cần phải chi tiết hơn chứ không thể chung chung được. Chống phá không thể biết như thế nào là chống phá và làm cái gì thì chống phá nhà nước

Trà Mi : Vâng. Cảm ơn ý kiến của Văn.

Trung : Em có ý kiến chị ạ.

Trà Mi : Bây giờ mời Trung. Trung góp ý.

Trung : Điều luật này hiện thực sự ra rất là chung chung. Nó không có cái gì rõ ràng cho người ta nhìn nhận. Đảng Cộng Sản Việt Nam dùng nó để bứt những người không theo quan điểm của nhà nước .

Điều luật này hiện thực sự ra rất là chung chung. Nó không có cái gì rõ ràng cho người ta nhìn nhận. Đảng Cộng Sản Việt Nam dùng nó để bứt những người không theo quan điểm của nhà nước .
Trung

Trà Mi : Điều 88 này theo các bạn thì là mơ hồ và thiếu minh bạch. Vì sao các bạn cho là mơ hồ? Mơ hồ như thế nào và thiếu minh bạch ở những điểm nào thì mời các bạn khai triển thêm. Không biết Tâm có ý kiến nào muốn chia sẻ không ạ?

Tâm : Theo tôi, cái điều 88 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam bảo là mơ hồ, đây là theo chúng ta hiểu, nhưng mà mục đích của Đảng CSVN thì có mục đích rõ ràng. Họ cứ bảo là tuyên truyền xuyên tạc, nhưng mà tôi thấy cái này không đúng. Ông Lê Dũng ông bảo là những cái quyền đấy là hợp với tâm tư nguyện vọng của nhân dân, nhưng thật ra không phải. Qua những sự việc như thế thì tôi thấy đối với tôi là người trẻ đấy, tôi không thể chấp nhận được cái đường lối, cái nguỵ biện của Đảng CSVN. Nếu mà Đảng CSVN cứ có cái cách như thế thì là người trẻ tôi dám khẳng định rằng là sẽ không bắt hết và không xử hết những người sắp tới sẽ đứng lên nói những điều như thế. Riêng tôi, tôi đặc biệt phản đối Điều 88 Bộ Luật Hình Sự của Việt Nam.

Vinh : Cái điều 88 nó rất là chung chung, chẳng hạn "làm ra, lưu hành và tàng trữ những tài liệu chống nhà nước CHXHCH Việt Nam", nhưng thực ra cái "barème" những danh mục, những tài liệu nào mà là tài liệu chống nhà nước thì người dân không ai biết được cái "barème" đó là cái gì. Trong một xã hội phát triển thì vấn đề phản biện là người ta cần quan tâm, cần chú ý để mà người ta nhận các thông tin phản hồi từ các tầng lớp nhân dân để người ta có sự điều chỉnh.

Nếu mà Đảng CSVN cứ có cái cách như thế thì là người trẻ tôi dám khẳng định rằng là sẽ không bắt hết và không xử hết những người sắp tới sẽ đứng lên nói những điều như thế. Riêng tôi, tôi đặc biệt phản đối Điều 88 Bộ Luật Hình Sự của Việt Nam.
Tâm, Nghệ An

Trà Mi : Vâng. Cảm ơn ý kiến anh Vinh. Anh Vinh nói rằng những ý kiến trái ngược, đó là sự phản biện rất là cần thiết để mà cùng nhau tiến bộ, nhưng mà có ý kiến nhấn mạnh rằng cần phải phân biệt thể hiện chính kiến cá nhân bất đồng với nhà nước, tức là phản biện xây dựng, nó khác với việc tuyên truyền chống phá nhằm lật đổ chế độ, tức là bêu xấu để đạp đổ, thì các bạn có suy nghĩ như thế nào?

Vinh : Cái chuyện thí dụ như là bêu xấu, dựng chuyện lên, bịa đặt ra để mà nhằm bôi nhọ chính quyền - nhà nước thì cái chuyện đó nhà nước bắt là cái chuyện đương nhiên. Còn những cái sự thật được nêu ra nhưng mà lại được đưa vô cái mục là "tuyên truyền, phỉ báng chính quyền nhân dân" thì cái điều đó tôi cũng đã thấy rồi, thời gian rất là  sâu đậm về cái vấn đề đó.

Trà Mi : Vâng. Anh nói anh đã thấy rồi thì anh có thể cho một vài thí dụ cụ thể như thế nào ạ?

Tâm : Như Luật sư Lê Công Định, rồi Luật sư Lê Thị Công Nhân, hoặc là Cha Lý đấy thì tôi thấy là áp dụng kết tội những người này là phạm vào Điều 88 Bộ Luật Hình Sự thì sai vì họ nói hoàn toàn là sự thật, hoàn toàn đó chính là tâm tư nguyện vọng. Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chủ Tịch có nói về cái quyền con người đấy, nhưng mà thật ra thì những cái tâm tư đề nghị đổi mới, đề nghị có cái hướng đi mới mà họ quy kết là chống nhà nước thì tôi thấy rất không đồng ý .

Nhà nước cần công khai minh bạch tất cả mọi chuyện, trừ những cái nằm trong danh mục bí mật của nhà nước thôi. Cái câu khẩu hiệu của nhà nước này là "dân làm chủ" thì người dân cần phải biết điều đó. Những cái mà nhà nước không công bố, người dân tự tìm hiểu được rồi người dân lại lên tiếng phản bác thì cái đó lại dính vô cái điều 88,
Vinh, Saigòn

Nhà nước cần phải công khai minh bạch tất cả

Trà Mi : Dạ. Cảm ơn ý kiến anh Tâm. Như anh Tâm vừa nói có những cái điều mà người ta chỉ nói lên sự thật mà lại quy cho người ta cái tội xuyên tạc, làm thế nào để các bạn phân biết được đâu là sự thật, đâu là cái sự xuyên tạc.

Trung : Em là Trung. Phân định đâu là sự thật và đâu là xuyên tạc thì chúng ta phải xem thông tin từ hai chiều chứ không thể nào chúng ta xem thông tin từ một chiều được. Chúng ta phải phản ánh một cách khách quan cái sự việc đó để chúng ta tìm ra cái sự thật ẩn giấu bên trong.

Vinh : Để mà nhà nước khỏi phải bận tâm tới cái điều 88 này thì nhà nước cần công khai minh bạch tất cả mọi chuyện, trừ những cái nằm trong danh mục bí mật của nhà nước thôi. Cái câu khẩu hiệu của nhà nước này là "dân làm chủ" thì người dân cần phải biết điều đó. Những cái mà nhà nước không công bố, người dân tự tìm hiểu được rồi người dân lại lên tiếng phản bác thì cái đó lại dính vô cái điều 88, thành ra là nhà nước cần phải công khai minh bạch tất cả thì đất nước này sẽ phát triển hơn nhiều.

Trà Mi : Bộ Ngoại Giao Việt Nam khẳng định là pháp luật ở Việt Nam bao gồm cả Điều 88, phản ánh ý chí của người dân, đúc kết từ nguyện vọng của người dân, thì ý kiến của các bạn ra sao?

Thảo :  Bộ Ngoại Giao nói là ý kiến này đã đuợc đưa ra cho người dân thảo luận rồi, nhưng thật ra chưa bao giờ có cuộc thảo luận nào về vấn đề này ạ.

Trà Mi : Nếu các bạn cho rằng Điều 88 không thể hiện ý chí của nhân dân thì nó thể hiện ý chí của ai? Và các bạn làm sao để chứng minh?

Thảo : Em là Thảo ạ.

Trà Mi : Mời Thảo.

Đảng CSVN luôn luôn nói "nhà nước của dân, do dân, vì dân" nhưng luật đặt ra thì lại do quốc hội, quốc hội bầu ra (làm ra) luật, quốc hội thì đa số lại là đảng viên, như vậy luật đấy chỉ phục vụ cho đảng ạ, chứ không phải phục vụ cho dân.
Thảo, Hà Nội

Thảo : Đảng CSVN luôn luôn nói "nhà nước của dân, do dân, vì dân" nhưng luật đặt ra thì lại do quốc hội, quốc hội bầu ra (làm ra) luật, quốc hội thì đa số lại là đảng viên, như vậy luật đấy chỉ phục vụ cho đảng ạ, chứ không phải phục vụ cho dân. Đảng làm ra luật rồi thì như vậy làm sao mà nói là "nhà nước của dân, do dân, vì dân" được nữa? Có thế nếu như lời ông đó (người phát ngôn BNG) nói đúng, có thể được thông qua chẳng hạn thì có thể nó chỉ thông qua một thiểu số người dân mà thôi.

Trà Mi : Thảo cho rằng nếu như đúng như điều người phát ngôn Bộ Ngoại Giao nói rằng là luật ở Việt Nam có thông qua nhân dân, có phản ảnh ý chí nhân dân thì chỉ thông qua một bộ phận thiểu số nào đó thôi, thì các bạn khác có đồng ý không?

Vinh : Thực ra nó thông qua quốc hội mà thôi, mà quốc hội đó thì anh cũng biết hết rồi. Ở Việt Nam này ai cũng biết quốc hội đại diện cho ai hết rồi.

Trà Mi : Nhà nước khẳng định là có tôn trọng cái quyền bày tỏ ý kiến bằng hiến pháp và bằng cái việc nhà nước cam kết với lại quốc tế, nhưng mà cái quyền bày tỏ ý kiến đó nó phải ở trong cái khuôn khổ của pháp luật chứ không xâm phạm vào lợi ích của quốc gia, đó là cái lý giải của nhà nước đưa ra thì các anh ở đây nghĩ thế nào?

Tất cả các cơ quan từ trên xuống dưới đều do cộng sản nhào nặn ra. Ta phải nói lại với nhau một lần như thế. Vậy cái luật pháp đương nhiên cũng là con đẻ của nó thôi. Cho nên hiện tại bây giờ cái đúng hay sai nằm trong tay của Đảng CSVN cả.

Tâm, Nghệ An

Vinh : Cái mục "xâm phạm lợi ích quốc gia" như chị nói thực ra tôi chưa thấy cái "barème" nào mà nó nói để cho người dân biết được cái mục nào là cái mục xâm phạm tới lợi ích quốc gia, và cái mục nào là cái mục người dân được quyền phát biểu ý kiến. Nó không có! Chỉ có một cái là giờ ra hoan hô nhà nước và hoan hô cấp chính quyền thì "Ok" được thôi chớ còn ngoài ra tôi chưa thấy một cái mục nào công bố cho người dân biết được là "ờ cái mục này anh không được phép phát biểu", "cái mục này là trong vấn đề an ninh quốc gia", người dân chưa bao giờ thấy vấn đề đó để người dân biết cái nào mình nên dừng lại, cái nào mình nên tránh.

Văn : Em là Văn ạ. Em đồng ý một phần với ý kiến của anh Vinh rằng là cái luật của mình nó không rõ ràng. Cứ như thế cái luật của mình nó không rõ ràng cho nên khi người ta áp dụng thì người ta áp dụng rất chung chung. Đó là một cái rất là yếu của luật Việt Nam mình.

Vinh : Cái việc quyết định đâu là tội đâu là không có tội thì bây giờ nó nằm trong tay người có quyền lực ở đất nước này.

Tâm : Cho Tâm có ý kiến ạ. Tất cả các cơ quan từ trên xuống dưới đều do cộng sản nhào nặn ra. Ta phải nói lại với nhau một lần như thế. Vậy cái luật pháp đương nhiên cũng là con đẻ của nó thôi. Cho nên hiện tại bây giờ cái đúng hay sai nằm trong tay của Đảng CSVN cả.

Là những công dân trẻ trong nước, nếu có cơ hội góp ý với chính quyền về điều 88, người trẻ sẽ nói gì?

Gíơi trẻ cần làm gì để gióng lên nguyện vọng này một cách thiết thực và có hiệu quả hơn?

Phần tiếp của cuộc hội luận sẽ được gửi đến quý vị trên làn sóng này vào tối Thứ Hai tuần sau.

Diễn Đàn cũng mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thính giả gần xa tham luận trong chủ đề này. Mời quý vị email về địa chỉ vietweb@rfa.org, hoặc để lại lời nhắn qua hộp thư thoại (202) 530 7775.

Quý thính giả từ Việt Nam, xin bấm thêm 001 trứơc dãy số này.

Trà Mi kính chào tạm biệt quý thính giả.


Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
01/11/2009 01:50

xin có một câu hỏi đến các bạn:
Nhà nước là ai hay là cái gì. Theo sự hiểu biết của tôi thì từ "Nhà nước" dùng để miêu tả những cơ quan quản lý hành cánh. Thế nhưng hiện nay thì quyền kiểm soát, điều kiển và quản lý nằm trọn trong tay của ĐCS VN. Tức là Nhà nước là của ĐCS.
Người dân VN vẫn tiếp tục bị mắc mưu của ĐCS. Vẫn dùng chữ "nhà nước" thay cho ĐCS.

Người dân không chống lại Nhà và nước mình. Chỉ chống lại những kẻ phá Nhà, hại nước mình mà thôi.

Anonymous
27/10/2009 17:02

Tôi hoan toàn đòng ý với Anh Khoa.Xin Chị hỏi các bạn đang thảo luận và so sánh tội cũa 78 và tội 88 nên giải quyết thế nào dùm tôi. Cám ơn Chị và cám ơn các bạn.

Anonymous
26/03/2012 16:38

Tôi muốn biết đài RFA, trang mạng USA có đến được VN, hay là bị tường lửa ngăn chặn?

Anonymous
27/10/2009 01:41

thật buồn cười với cái gọi là " chống phá nhà nước". như thế nào là chống phá nhà nước hả mấy ông làm luật?

Anonymous
26/10/2009 13:52

Điều 78. Tội phản bội Tổ quốc
1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm
Ðào Duy Quát bi bao nhieu nam? Nguyen Tan dung den Trung quoc vao Tay bguyen bu bao nhieu nam? Pham van Dong de yen cho Trung quoc xam lang Hoang sa va Truong sa nam 1972 bi bao nhieu nam? Sao khong ai nhac den dieu 78 ma chi toan nhac dieu 88? Neu mang ap dung triet de dieu 78 cua luat hinh su thi toan bo dang cong san deu mang an tu hinh.

Anonymous
06/11/2009 00:48

xin audio cho dien dan` ban tre?