Bắc Kinh cho rằng kỹ thuật bồi đắp của VN kém hơn TQ

RFA
2016.02.05
000_Hkg9812263.jpg Đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông, ảnh minh họa chụp hôm 15/5/2014.
AFP PHOTO

Trung Quốc cho rằng kỹ thuật bồi đắp của Việt Nam tại các bãi và đá ở khu vực Trường Sa kém hơn kỹ thuật của Trung Quốc.

Tạp chí Diplomat hôm nay có bài viết trích dẫn kênh thông tin China Youth Net của Trung Quốc, theo đó kênh này đưa ra hình ảnh vệ tinh cho thấy phần bồi lắp mà Việt Nam thực hiện trên đá Núi Le, tiếng Anh là Cornwallis Southreef , tiếng Trung là Nam Hoa tiêu và tiếng Philippines là Osmena.

Đá Núi Le hiện thuộc địa phận huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa; nhưng Trung Quốc, Đài Loan và Philippines đều đòi chủ quyền.

China Youth Net cho biết phần cát mà Việt Nam bồi đắp trên đó đã bị bão cuốn đi hồi tháng 12 năm ngoái do trình độ kỹ thuật thấp.

Cũng theo Diplomat thì khi được báo chí hỏi về thông tin vừa nêu, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho rằng quan điểm của Bắc Kinh không thay đổi là Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi tại khu vực Biển Đông.

Ông này cho rằng tranh chấp về chủ quyền lãnh hải tại Nam Hải, theo cách gọi của Trung Quốc cho Biển Đông, phải được giải quyết thông qua đàm phán song phương giữa hai phía liên quan.

Trong thời gian qua, Trung Quốc cho gấp rút cải tạo 7 bãi đá tại khu vực Trường Sa thành đảo nhân tạo, rồi xây dựng những căn cứ kiên cố trên đó.

Hoạt động đó của Trung Quốc bị nhiều nước trên thế giới chỉ trích là làm thay đổi hiện trạng, vị phạm những cam kết trong Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông DoC, cũng như Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982.

Vào ngày 2 và 6 tháng giêng vừa qua, Trung Quốc cho máy bay đáp xuống đường băng Đá Chữ Thập mới được xây dựng. Việt Nam phản đối về hoạt động đó.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.