Tỉnh Kiên Giang xin bỏ lệnh tạm dừng phân lô, tách thửa ở Phú Quốc

RFA
2020.01.24
2014-09-11T000000Z_2138176994_GM1EA9C03E101_RTRMADP_3_SOUTHCHINASEA-CHINA-VIETNAM Một người dân chạy xe máy qua bảng hiệu khẳng định chủ quyền biển đảo ở Phú Quốc hôm 11/9/2014.
Reuters

Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang vừa có tờ trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy về việc xin bỏ lệnh dừng các hoạt động phân lô, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn đảo Phú Quốc.

Theo tờ trình ký ngày 22/1, ông Phạm Vũ Hồng – Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang – nhận định việc tạm dừng thực hiện các thủ tục đất đai theo quy định kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền của người sử dụng đất và tác động đến thị trường bất động sản, cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Quốc.

Trước đó, ngày 15/8/2018, UBND tỉnh Kiên Giang đã ra công văn số 651 yêu cầu tạm dừng các hoạt động phân lô, tách thửa tại Phú Quốc để kiểm soát việc chuyển mục đích sử dụng đất, mua bán đất đai, xây dựng trái phép.

Theo ông Hồng thì hiện nay, những tình trạng nêu trên đã được kiểm soát và dần đi vào ổn định nên ông này đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy cho chấp dứt hiệu lực công văn 651, và giao UBND tỉnh và huyện triển khai những chủ tương mới.

Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam với diện tích khoảng 600 km2 nằm ở Vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên Giang.

Hồi năm 2018, Phú Quốc và Vân Đồn được chính phủ Việt Nam nói có khả năng trở thành đặc khu kinh tế nếu Dự luật đặc khu gây tranh cãi được thông qua.

Theo đó, Luật đặc khu cho phép người nước ngoài đầu tư thuê đất lên tới 99 năm, mà nhiều ý kiến lo ngại sẽ tạo điều kiện cho người Trung Quốc dễ dàng chiếm đất của Việt Nam ở những khu vực quan trọng về chiến lược.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua hồi cuối tháng 11/2019 cho phép người nước ngoài được miễn thị thực 30 ngày vào khu kinh tế ven biển nếu đáp ứng được một số yêu cầu như đảo Phú Quốc.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.