Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đến Hà Nội

RFA-05-04-2015
Ngày 1 tháng 4, 2015 Thủ tướng Dmitry Medvedev (phải), trong một cuộc phỏng vấn với TTXVN, và đài Truyền hình của Đài Tiếng nói Việt Nam ở Nga trước chuyến đi VN. Ngày 1 tháng 4, 2015 Thủ tướng Dmitry Medvedev (phải), trong một cuộc phỏng vấn với TTXVN, và đài Truyền hình của Đài Tiếng nói Việt Nam ở Nga trước chuyến đi VN.
AFP

Hôm nay, Thủ tướng Dmitry Medvedev của Nga sẽ đến Hà Nội, khởi đầu chuyến viếng thăm chính thức kéo dài 3 ngày tại Việt Nam.

Thông cáo của chính phủ 2 nước cho biết chuyến đi được thực hiện theo lời mời của Thủ Tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, nhắm thắt chặt quan hệ chiến lược song phương.

Vài ngày trước đây trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng thống tấn Tass của Liên Bang Nga, Thủ Tướng Dũng nói rằng hợp tác giữa đôi bên trong lãnh vực quân sự và an ninh là điều cần thiết, góp phần giúp 2 nước phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ chiến lược, cổ võ hòa bình, ổn định cũng như phát triển bền vững cho vùng Châu Á-Thái Bình Dương cũng như cho toàn thế giới.

Được biết trong những năm gần đây, Nga đồng ý bán cho Việt Nam số võ khí và nhu liệu quân sự trị giá tổng cộng 4 tỹ 500 triệu dollars, trong đó bao gồm chiến đấu cơ Sukhoi và tầu ngầm Varshavyanka loại tàng hình.

Giữa tháng trước, một viên chức của Nga cũng cho báo chí biết là nội trong năm nay, hai nước có thể ký kết thỏa thuận để Việt Nam mua 4 tầu chiến trang bị hỏa tiễn do Nga chế tạo.

Chúng tôi cũng được tin nói rằng trong thời gian có mặt tại Hà Nội, Thủ Tướng Liên Bang Nga và chính phủ Việt Nam sẽ hoàn tất cuộc thảo luận để Việt Nam tham gia vào khu mực thương mại tự do với Liên Minh Kinh Tế Á Âu, bao gồm Nga, Belarus, Kazakhstan và Armenia.

Hiện giờ mức trao đổi thương mại Nga-Việt là 3 tỷ 800 triệu dollars, và phía Nga đặt chỉ tiêu vào năm 2020 sẽ tăng lên tới 10 tỷ dollars/năm

Ngoài ra, hai chính phủ cũng sẽ thảo luận về các dự án mở rộng hợp tác khai thác, thăm dò dầu khí, đặc biệt là đề nghị mà Tập đoàn dầu khi Nga đưa ra hồi gần đây là muốn khai thác khí đốt ở Việt Nam.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.