Đời Sống Dân Nghèo Miền Quê Hà Tỉnh

Thứ Năm tuần trước, ngày 9 tháng Sáu 2011, Hội Nghị Giữa Kỳ Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ cho Việt Nam, gọi tắt là CG, đã diễn ra tại Hà Tỉnh với tám trăm đại biểu, trong đó hết ba trăm thuộc các tổ chức tài trợ quốc tế.
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2011.06.16
Linh mục JB Nguyễn Ngọc Nga và những hộ nghèo đến vay tiền vốn hàng xáo. Huyện Kì Anh- Tỉnh Hà Tĩnh. Linh mục JB Nguyễn Ngọc Nga và những hộ nghèo đến vay tiền vốn hàng xáo. Huyện Kì Anh- Tỉnh Hà Tĩnh.
Nguồn ảnh của LM Nga

Sự kiện này chừng như không ảnh hưởng mấy đến nếp sống bình lặng của dân quê tại mảnh đất có thời tiết khắc nghiệt thường được gọi là cày lên sỏi đá này.

Chương trình Thương Việt Nghèo đến Hà Tĩnh

Hôm nay, mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi mời quí vị về một vùng nghèo nhất Hà Tĩnh, xóm Hoàng Dũ, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, nơi mà cách đây mấy hôm không khí như rộn ràng hẳn lên khi mọi người trong xóm đi lãnh heo về nuôi từ một chương trình cho vay không lấy lời:  
Ông Mai Văn Kính: Mỗi hộ như vậy là được ba con heo, mỗi con ba mươi Kilôgram,  mỗi Kilôgram sáu mươi ngàn đồng, đến nhận heo có mười lăm hộ, như vậy là có ba mươi con heo, mỗi con một triệu tám,  ba con thì nhân ba lên.
Bà Lê Thị Công: Cảm tưởng của em rất là phấn khởi, tại vì hoàn cảnh của em đương khó khăn, vốn liếng cũng không có để mà nuôi heo. Ba con heo này nói chung nuôi lên để có cái vốn liếng cho đỡ trong gia đình. Nhà lấy lời còn vốn trả lại cha, nếu (heo) chết thì cha cho hẳn luôn.
Cảm tưởng của em rất là phấn khởi, tại vì hoàn cảnh của em đương khó khăn, vốn liếng cũng không có để mà nuôi heo. Ba con heo này nói chung nuôi lên để có cái vốn liếng cho đỡ trong gia đình. Nhà lấy lời còn vốn trả lại cha, nếu (heo) chết thì cha cho hẳn luôn.
Bà Lê Thị Công
Đây là những hộ nông dân ít vốn, được cấp heo cho nuôi. Khi heo lớn và  xuất chuồng, tức đã sanh con đẻ cái, thì heo con giao lại cho linh mục Nguyễn Ngọc Nga, quản xứ Dũ Thành, tác giả của chương trình
Chương trình nuôi heo cho dân nghèo. Source  thuongvietngheo.org
Chương trình nuôi heo cho dân nghèo. Source thuongvietngheo.org
Source thuongvietngheo.org
Thương Việt Nghèo ở giáo xứ Dũ Thành, xóm Hoàng Dũ, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh.  Đầu tiên, mời quí thính giả nghe vị chủ chăn trình bày cảnh nghèo của nơi ông về làm linh mục chánh xứ từ ba năm nay:
So với các tỉnh miền Trung thì Hà Tỉnh là một trong những tỉnh nghèo của nước Việt Nam. Thiên nhiên không ưu đãi huyện Kỳ Anh ở chỗ mưa nhiều hơn các huyện khác. Về mùa nắng thì nắng nóng nhiều hơn những nơi khác. Người ta gọi huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tỉnh, nơi giáo xứ Dũ Thành tọa lạc, là chảo lửa và túi mưa.
Thiên nhiên không ưu đãi, địa hình thì núi non nhiều, hiểm trở, đồng bằng ít, thủy nông để làm nông nghiệp cũng rất hạn chế, mùa màng ít có năm nào được bội thu, mất mùa thì khá nhiều so với những huyện khác trong tỉnh.

Về đời sống của dân, linh mục Nguyễn Ngọc Nga cho biết ở đây người nghèo nhiều hơn người giàu:
Khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng, huyện Kỳ Anh thuộc giáo xứ Dũ Thành này chủ yếu về nông nghiệp, gọi là độc canh lúa nước. Có một số nghề phụ thì chưa phát triển lắm.
Chính vì thế khi từ giáo xứ Hoà Thắng, cũng ở Hà Tỉnh, về giáo xứ Dũ Thành xem ra còn khó khăn hơn chổ cũ mấy bậc, linh mục Nguyễn Ngọc Nga đã mang theo chương trình Thương Việt Nghèo để hỗ trợ người cơ cực ở đây:
Nhà em được cha cho tiền vay buôn gạo hàng xáo, một người được sáu trăm ngàn. Ngày nào làm ruộng thì đi làm ruộng, khi nào không làm ruộng thì đi buôn hàng xáo, sáu tháng có vốn thì trả lại cho cha. Vay tiền buôn hàng xáo thì khỏi vay tiền mua lợn.
Bà Nguyễn Thị Long
Trong đó có nhiều lĩnh vực từ thiện xã hội để giúp các gia đình cải thiện kinh tế.
Đó là chương trình nuôi heo trả vốn như đã nói ở đầu bài, kế đến là chương trình buôn gạo, còn gọi là buôn hàng xáo, cho các bà các chị trong thời điểm nông nhàn vay một số tiền để đong lúa. Lúa mang về xay ra thì lấy cám cho heo ăn, gạo đưa đi bán cho những làng những gia đình không làm lúa không làm ruộng:
Cứ quay vòng như thế trong thời gian nông nhàn để kiếm đồng lời trung bình một ngày thêm vào chi tiêu trong gia đình.
Bà Nguyễn Thị Long, cư dân huyện Kỳ Anh, đang được giúp đỡ bằng tiền buôn hàng xáo:   
Ở đây nghèo lắm, chỉ có buôn hàng xáo, nuôi lợn với đi làm ruộng chứ còn không có việc gì thêm cả. Nhà em được cha cho tiền vay buôn gạo hàng xáo, một người được sáu trăm ngàn. Ngày nào làm ruộng thì đi
Một số hộ nghèo ở Thôn Hoàng Du. - Xã Kì Khang Huyện Kì Anh- Tỉnh Hà Tĩnh đến gặp Linh Mục xin vay vốn hàng xáo.
Một số hộ nghèo ở Thôn Hoàng Du. - Xã Kì Khang Huyện Kì Anh- Tỉnh Hà Tĩnh đến gặp Linh Mục xin vay vốn hàng xáo. Nguồn ảnh của LM Nga
Nguồn ảnh của LM Nga
làm ruộng, khi nào không làm ruộng thì đi buôn hàng xáo, sáu tháng có vốn thì trả lại cho cha. Vay tiền buôn hàng xáo thì khỏi vay tiền mua lợn.

Chương trình “Giếng Khoan” thay cho “Lu Nước Sạch”

Thiếu nước sạch để dùng trong ăn uống và sinh hoạt thường nhật là một thực tế hiển nhiên ở nhiều khu vực của Hà Tỉnh. Trước đó, chương trình “Lu Nước Sạch” đã được thực hiện:
“Lu Nước Sạch “ đã làm ở giáo xứ cũ tức giáo xứ Hoà Thắng. Ở đó nước phèn nên phải hứng nước để ăn và uống, còn nước rửa thì mình lọc nước phèn để rửa. Chương trình đó làm được khoảng bốn trăm cái cho bốn trăm gia đình.
Khi vào Dũ Thành, thay vì làm lu thì khoan giếng, giếng bơm, bởi nước từ các giếng đào đã bị ô nhiễm. Dân cư ở đây sống gần kênh thủy nông dẫn nước nhập điền. Kênh đó cao hơn mặt bằng sinh hoạt của dân cho nên các giếng đào, còn gọi là giếng thống, đào xuống, lát đá rồi múc nước lên để dùng thì  bị nước thủy nông ngấm vào. Nước thủy nông bẩn lắm nên các giếng đào đó cũng bị ô nhiễm.

Một lợi điểm khác của giếng khoan, linh mục Nga giải thích tiếp:
Giếng khoan nhỏ và kín miệng hơn nên sạch hơn. Thương Việt Nghèo làm cho họ mỗi nhà một cái. Hiện nay giá mỗi cái giếng như thế là hai triệu đồng. 
Vì miền quê tôi là bị nước phèn mà giếng đào là bị phèn không ăn được, dùng là phải qua lọc. Bây giờ có giếng khoan rồi thì chúng tôi được đảm bảo có nước sạch mà dùng.
ông Mai Văn Kính
Hộ nhà của ông Mai Văn Kính, vừa được vay heo về nuôi mấy hôm trước, đã có một giếng khoan như vậy:
Vì miền quê tôi là bị nước phèn mà giếng đào là bị phèn không ăn được, dùng là phải qua lọc. Bây giờ có giếng khoan rồi thì chúng tôi được đảm bảo có nước sạch mà dùng.
Tuy nhiên chuyện đào giếng khoan cho mỗi nhà cũng không phải là việc đơn giản. Đã có nhiều hộ tại vùng đất cày lên sỏi đá này không thể một lúc mà có ngay một cái giếng khoan như mơ ước. Trở ngại này được
Khoan Giếng Nước Cho Gia Đình Nghèo
Khoan Giếng Nước Cho Gia Đình Nghèo. Source thuongvietngheo.org
Source thuongvietngheo.org
một dân làng, ông Nguyễn Thi, trình bày:
Cha cho giếng khoan mà đào xuống thì mắc đá không xuống được nũa, mà giờ thì giếng phèn ăn không được thì cứ múc lên rồi lóng mà ăn rứa  thôi chứ không có cách nào hết.
Hay trường hợp của bà Lưu Thị Hóa :
Cái chỗ nhà tôi đó  khoan hai lần ba lần mà bị đá không thể nào  khoan được. Bây giờ nhà tôi là phải đào giếng đất rồi ghép đá lại thôi. Đó là gần ruộng luá cho nên phèn nhiều thì chúng tôi chỉ có rửa và giặt thôi, còn ăn thì xách nước chỗ khác về ăn.
Cách giải quyết của Thương Việt Nghèo và linh mục Nguyễn Ngọc Nga trước vấn đề giếng khoan chạm phải lớp đá nên không thể  khoan sâu hơn được là tiếp tục chương trình cho vay để nuôi heo hoặc buôn hàng xáo để sau này có thêm phương tiện tài chính và :
Dần dần em sẽ làm ruộng rồi nuôi heo, dần dần sẽ tích lúa lại một năm một ít chi đó, bớt xén thế nào đó để sau này sẽ thuê một mũi (khoan) đá . Một mũi đá khoảng đến tám triệu mới khoan được, chừ không làm được gì cả. Giờ thì ăn tạm ở cái giếng đất thôi.
Ngoài này cha xứ cũng quan tâm, các nơi giúp vốn về là cha cho vay. Vay hàng xáo khỏi nuôi heo, nuôi heo thì khỏi vay hàng xáo. Nhà nước đây thì những người nào nghèo quá nghèo thì họ chỉ giúp làm nhà rồi thêm cho được ít  cân gạo chớ họ cũng không có nhiều mà trang trải  nhiều.

Mô hình cải thiện kinh tế đường dài

Qua Thương Việt Nghèo, có thể thấy chương trình giúp xoá đói giảm nghèo cho dân quê Hà Tỉnh,  mà linh mục Nguyễn Ngọc Nga đang thực hiện ở Dũ Thành, nằm trong mô hình cải thiện kinh tế đường dài để người nhận có thể tự túc và làm chủ nguồn sống của mình trong tương lai:
Trong giáo xứ thì hiện nay đã có bốn chục hộ. Đối với người lương (Phật giáo) thì họ cũng xin nuôi nhưng mà đang ít. Ngay cái giếng khoan đến thời điểm này là được khoảng hai chục gia đình tức là hai chục cái cho người lương rồi đấy.
Là một tỉnh nghèo, đa số làm nông và không có nhiều việc làm, Hà Tỉnh không giữ chân được thanh thiếu niên ở lại làng quê của mình. Đa số người trẻ ở thôn quê Hà Tỉnh, hoặc tìm đường ra thành phố lớn kiếm việc làm, hoặc tìm cách đi theo đường xuất khẩu lao động. Để giữ chân người trẻ ở lại với thôn làng, linh
Bà con nông dân nghèo phải vận chuyển và sử dụng nguồn nước bẩn ,nhiểm phền
Bà con nông dân nghèo phải vận chuyển và sử dụng nguồn nước bẩn ,nhiểm phền. thuongvietngheo.org
mục Nguyễn Ngọc Nga thổ lộ, thứ nhất phải làm cho đời sống sung túc hơn, thứ hai phải chuyên tâm về mặt giáo dục. Muốn vậy, Thương Việt Nghèo có chương trình cấp học bổng cho học sinh và sinh viên địa phương:
Thanh thiếu niên ở đây  đa số bỏ học giữa chừng. Có đứa xong cấp hai rồi bỏ, có đứa chưa xong thì bỏ đi làm để kiếm thêm tiền cho gia đình, đi vào Nam để làm trong các công ty may mặc giày da …Cho nên Thương Việt Nghèo phải khuyến học bằng cách khen thưởng và cấp học bổng cho các em
Thanh thiếu niên ở đây  đa số bỏ học giữa chừng. Có đứa xong cấp hai rồi bỏ, có đứa chưa xong thì bỏ đi làm để kiếm thêm tiền cho gia đình, đi vào Nam để làm trong các công ty may mặc giày da các thứ …
Cho nên Thương Việt Nghèo phải khuyến học bằng cách khen thưởng và cấp học bổng cho các em có điều kiện tiếp tục học. Cấp học bổng từ sinh viên trở xuống đến cấp một cấp hai.

Song song với việc cấp học bổng, Thương Việt Nghèo còn tổ chức những lớp hè, mời gọi các sinh viên nghĩ hè về đứng lớp để dạy thêm cho các học sinh nhỏ trong xứ. Ngoài khoản học bổng trung bình hai trăm đô la cho đại học, các sinh viên trở về làng dạy lớp hè đều được trả  thù lao để phụ thêm vào tiền học ở thành phố:
Ngân quĩ của hội đang ít, cho nên những em thực sự khó khăn nhưng hiếu học, muốn học mà  gia đình không đủ khả năng thì hội nâng đỡ như thế.
Ngân quĩ để cấp học bổng đến từ sự đóng góp của các hội viên hội Thương Việt Nghèo cùng các nhà hảo tâm ngoài hội. Mỗi năm, các hội viên của Thương Việt Nghèo tự nguyện đóng vào quĩ hai trăm đô la. Số tiền đó, kết hợp với tiền giáo dân đóng góp trong những buổi Thánh lễ, được xung vào quĩ học bổng cho sinh viên học sinh trong xóm.  
Nhà Tình Thương và Quĩ Tín Dụng là hai dự án mà  Thương Việt Nghèo đang lên kế hoạch trong những ngày tháng tới. Với những hộ không có được một nóc gia tươm tất để ở, Nhà Tình Thương là một cách đắp đổi cho họ trước khi tính đến những sự giúp đỡ  khác. Về Quĩ Tín Dụng, linh mục Nguyễn Ngọc Nga trình bày chi tiết:
Các nhà được vay tiền buôn gạo hoặc nuôi heo, nếu vì rủi ro ngoài ý muốn tức là dịch bệnh hoặc chết thì tha, không bắt nộp lại tiền vốn đó. Còn nếu mà xuất chuồng được thì kêu gọi trong tổ đó thu lại năm chục ngàn một con, giữ lại trong tổ để làm quĩ.
Các nhà được vay tiền buôn gạo hoặc nuôi heo, nếu vì rủi ro ngoài ý muốn tức là dịch bệnh hoặc chết thì tha, không bắt nộp lại tiền vốn đó. Còn nếu mà xuất chuồng được thì kêu gọi trong tổ đó thu lại năm chục ngàn một con, giữ lại trong tổ để làm quĩ.
Nếu lâu dài và nếu một nhà nào đó nuôi được nhiều lần thì quĩ đó ở trong tổ sẽ tăng lên. Nếu nhiều tổ cũng làm như vậy thì quĩ sẽ lớn. Khi lớn rồi thì dùng  quĩ đó để nhân rộng mô hình Thương Việt Nghèo ra. Quĩ dùng để giúp  trẻ em các nhà trong tổ, cấp học bổng để các em tiếp tục học, mở rộng việc nuôi heo và vay hàng xáo. Nuôi heo được nhiều vay hàng xáo được nhiều thì  khi thu lại vốn tổ đó sẽ giữ lại.

Đó là những công việc xóa đói giảm nghèo cho giáo xứ  Dũ Thành ở xóm Hoàng Dũ, xã Kỳ Khang,  huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh, do linh mục Nguyễn Ngọc Nga đảm trách với những dự án công ích của hội Thương Việt Nghèo ông lập ra, qua đó nhiều nhà  không theo đạo cũng được giúp đỡ.  
Câu hỏi tại sao phải lo lắng cho cuộc sống hàng ngày của cư dân  Dũ Thành trong lúc công việc nhà thờ đã qua bận rôn, linh mục Nguyễn Ngọc Nga trả lời:  
Theo tinh thần của giáo hội, sau Công Đồng Vatican II,  thì linh mục quản xứ không chỉ coi sóc con chiên mà cả người ngoài  Công giáo nữa nếu đến bất cứ địa chỉ nào. Để có thể góp  phần cải thiện  đời sống, an sinh xã hội của người nghèo thì đều phải ý thức là xoá đói giảm nghèo. Trách nhiệm lớn hơn là của lãnh đạo chính quyền các cấp, về phía  Công giáo thì các linh mục cũng phải dấn thân để góp phần làm cho xã hội  Việt Nam và đặc biệt cách  riêng là tỉnh Hà Tỉnh phát triển nhanh hơn , kịp với các tỉnh khác.
Đó là câu chuyện của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay,  hội Thương Việt Nghèo và người nghèo tại làng quê Hà Tỉnh.
Thanh Trúc kính chào tạm biệt và hẹn tái ngộ quí thính giả tối thứ Năm tuần tới.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.