Tác động của biến đổi khí hậu với rừng ngập mặn

Hệ sinh thái rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng đất ven biển của Việt Nam, nhất là khi có cảnh báo mực nước biển sẽ dâng lên trong thời gian tới do Trái Đất đang ấm dần lên. Vậy diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam đang được duy trì thế nào và phát triển ra sao trong tình hình đáng quan ngại hiện nay?
Gia Minh, Biên tập viên RFA
2010.06.14
Do thời tiết biến đổi phức tạp nhiều vùng dọc sông Mekong bi khô cạn Do thời tiết biến đổi phức tạp nhiều vùng dọc sông Mekong bi khô cạn .AFP
AFP photo

Mới hồi tháng qua, giới chuyên gia đưa ra cảnh báo tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu trái đất sẽ tác động dữ dội đến đa dạng sinh học của rừng ngập mặn tại Việt Nam.

Tác hại nghiêm trọng của hiện tượng biến đổi thời tiết

Tại diễn đàn được tổ chức hôm ngày 25 tháng 5 vừa qua ở thành phố Hồ Chí Minh, tiến sĩ Hoàng Nghĩa Sơn, giám đốc Viện Sinh học Nhiệt Đới cho biết mực nước biển dự báo sẽ dâng cao lên một mét vào cuối thế kỷ này và làm ngập chừng 12% diện tích của Việt Nam. Những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất là các vùng đất ngập nước tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, mà ở đó có tám công viên quốc gia và 11 khu dự trữ sinh quyển. Một khi những nơi đó bị ngập sẽ đưa làm cho nhiều hệ động vật và thực vật bị hủy diệt.

Đồng ý với những đánh giá của ông Hoàng Nghĩa Sơn, tiến sĩ Lê Anh Tuấn thuộc Khoa Môi trường và Tài Nguyên Thiên nhiên của Đại học Cần Thơ cũng cho biết ngoài hiện tượng nước biển dâng, lượng mưa thất thường, rồi bão tố nhiều hơn góp thêm phần tác động bất lợi vào hệ sinh thái vùng đất ngập nước.

Tiến sĩ Hoàng Nghĩa Sơn, giám đốc Viện Sinh học Nhiệt Đới cho biết mực nước biển dự báo sẽ dâng cao lên một mét vào cuối thế kỷ này và làm ngập chừng 12% diện tích của Việt Nam.Theo tiến sĩ Lê Anh Tuấn nguy cơ cháy rừng do nhiệt độ cao lên sẽ gia tăng.Cây cối chết, quá trình tăng trưởng của hệ thực vật bị chậm lại.

Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim, ông Nguyễn Văn Hùng, cho biết nơi ông quản lý ghi nhận được những tác động mà giới khoa học nêu ra. Điều rõ nhất là sự phát

Hệ sinh thái rừng ngập mặn giúp chắn gió, hạn chế xói lở...RFA
Hệ sinh thái rừng ngập mặn giúp chắn gió, hạn chế xói lở...RFA
RFA
triển của các loài động và thực vật có hại cho môi trường; trong khi đó những loài chim đặc hữu của Tràm chim như các loài sếu nay về ở ít hơn. Lý do đầu tiên là cây cỏ năng, nguồn thức ăn chính của sếu, ít đi do lũ, hạn hán.

Thống kê cho biết trong giai đoạn từ năm 1980 đến 1995 các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long mỗi năm mất gần 5 ngàn hécta rừng ngập mặn.

Kế hoạch phòng hộ phát triển tốt

Tuy nhiên theo một chuyên gia có kinh nghiệm trong nghiên cứu về hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Việt Nam, giáo sư Phan Nguyên Hồng, thì tình hình không đến nổi quá bi quan như một số nhà khoa học nêu ra. Ông cho biết những tiến triển trong công tác duy trì và phát triển các khu rừng ngập mặn trên cả nước:

Thực tế vừa qua có những biến chuyển trong việc phát triển rừng ngập mặn tại Việt Nam, đặc biệt ở bốn tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long- Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau. Riêng ba tỉnh Sóc Trăng, Bến Tre, bạc Liên được Ngân hàng Thế giới đầu tư từ những năm đầu 2000 để trồng cây bần.

Khi Ngân hàng Thế giới tài trợ dự án rất lớn nhưng lúc đó không có đất bởi đất được dùng để nuôi tôm rồi, do vậy chỉ làm dự án trồng rừng phòng hộ. Hiệu quả dự án rất tốt vì chỉ sau hai ba năm rừng cao lên đến sáu bảy mét, cụ thể như tại huyện Cầu Ngang và một số huyện khác của Sóc Trăng. Nói chung mấy năm nay có chuyển biến tốt về rừng ngập mặn, nhất là những tỉnh ven biển phía bắc nơi thời tiết khắc nghiệt hay có gió bão.

Hiệu quả dự án rất tốt vì chỉ sau hai ba năm rừng cao lên đến sáu bảy mét, cụ thể như tại huyện Cầu Ngang và một số huyện khác của Sóc Trăng. Nói chung mấy năm nay có chuyển biến tốt về rừng ngập mặn, nhất là những tỉnh ven biển phía bắc nơi thời tiết khắc nghiệt hay có gió bão.

 Nơi nào bão đi qua mà không có rừng ngập mặn đê điều bị tàn phá dữ dội. Còn ở miền nam phát triển tốt như ở các khu rừng Đất Mũi, Thạnh Phú thuộc Bến Tre… đều được quản lý tốt.

Gia Minh: Còn rừng ngập mặn Cần Giờ ở Thành phố Hồ Chí Minh?

Giáo sư Phan Nguyên Hồng: Đây là một nơi được giữ gìn tốt nhất dù không loại trừ những nơi lẻ tẻ phá rừng để nuôi tôm.  Trong các hội nghị quốc tế chúng tôi vẫn giới thiệu về rừng ngập mặn Cần Giờ như là nơi bảo vệ tốt. Ban quản lý ở đó tỏ ra có trách nhiệm cao, kinh phí dành ra cũng cao và vừa qua họ thành lập được trung

Hệ sinh thái rừng ngập mặn giúp chắn gió, hạn chế xói lở...RFA
Hệ sinh thái rừng ngập mặn giúp chắn gió, hạn chế xói lở...RFA
tâm nghiên cứu về rừng ngập mặn. 

Gia Minh: Nhưng như thế có đủ để giúp cho việc phòng hộ chưa?

Giáo sư Phan Nguyên Hồng: Thực tế cho vấn đề phòng hộ chỉ được một phần thôi. Theo tôi biết, gần đây chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề này. Ông phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã phê duyệt bằng văn bản dự án trồng rừng phòng hộ, rừng ngập mặn lên đến 2690 tỷ, và giao cho Bộ Nông Nghiệp- Phát triển Nông thôn thực hiện. Dự án này bao gồm tất cả các hoạt động trồng rừng.

Về các biện pháp giúp duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn của Việt Nam, thì tiến sĩ Lê Anh Tuấn từ Đại học Cần Thơ đưa ra đề nghị Quốc hội Việt Nam phải hình thành luật trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu nhằm khuyến khích các cấp cơ sở tham gia vào hoạt động này.

Gia tăng tuyên truyền nâng cao ý thức người dân

Đối với việc tham gia bảo vệ và trồng lại rừng ngập mặn tại các địa phương, giáo sư Phan Nguyên Hồng, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Rừng ngập mặn, Đại học Sư Phạm Hà Nội cho biết:

Mở rộng rừng ngập mặn có những khó khăn. Khó khăn đầu tiên không phải vì vốn, vốn thì nay không thiếu bởi nhiều tổ chức quốc tế tham gia hổ trợ, và chính phủ Việt Nam cũng bỏ tiền vào. Khó khăn do không còn đất vì hầu hết rừng ngập mặn đã cải tạo để nuôi tôm của các nhà đầu tư là từ 30 đến 50 năm. Nhiều chỗ bỏ hoang mà nay không đòi đất lại được.

Mở rộng rừng ngập mặn có những khó khăn. Khó khăn đầu tiên không phải vì vốn, vốn thì nay không thiếu bởi nhiều tổ chức quốc tế tham gia hổ trợ, và chính phủ Việt Nam cũng bỏ tiền vào. Khó khăn do không còn đất vì hầu hết rừng ngập mặn đã cải tạo để nuôi tôm của các nhà đầu tư là từ 30 đến 50 năm.

Một khó khăn khác nữa là ý thức bảo vệ của người dân tại nhiều nơi chưa cao, để cho trâu bò, thuyền bè gây hại cho cây rừng mới trồng. Do đó phải làm tốt công tác tuyên truyền. Ở phía bắc, chúng tôi làm được công tác này rồi. Ngoài ra ở miền Bắc bão lũ nhiều làm hại đê điều khiến con người ở đó có ý thức cao hơn một số nơi ở

Những mảnh ruộng vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Những mảnh ruộng vùng Đồng bằng sông Cửu Long
miền nam ít bão tố.

Nước biển dâng cũng là một quan tâm. Như ở Cần Giờ mức nước biển dâng cao hơn đã thấy. Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ cũng quan tâm. Nếu nước biển dâng lên, nó không chỉ gây tác động đến vùng ven biển mà ngay cả những vùng trũng bên trong cũng bị như vùng Hoa Lư ở Ninh Bình…

Thống kê hồi năm rồi cho thấy tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long chưa đến 100 ngàn hecta trên tổng số gần 350 ngàn hécta rừng các loại. Rừng ngập mặn tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long tập trung chủ yếu tại những Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Long An…

Hệ sinh thái rừng ngập mặn giúp chắn gió, ngăn sóng; từ đó có thể bảo vệ đường bờ biển biển, đê điều, bảo vệ bờ và cửa sông, hạn chế xói lở…

Hệ sinh thái rừng ngập mặn giúp chắn gió, ngăn sóng; từ đó có thể bảo vệ đường bờ biển biển, đê điều, bảo vệ bờ và cửa sông, hạn chế xói lở…

Ngoài những vai trò vừa được nêu, một viên chức phụ trách bảo vệ rừng ngập mặn tại thành phố Hồ Chí Minh còn nói đến một chức năng khác mà loại rừng này đảm đương tại Việt Nam:

Rừng ngập mặn còn có vai trò chính trị nữa. Vì nhạy cảm nên không thể đưa thông tin ra ngoài.

Trước đây từng có nhận định sai lạc về rừng ngập mặn, cho đó là những ‘bãi lầy độc hại’, nơi ẩn chứa những dịch bệnh đối với sức khỏe con người. Từ đánh giá đó nên có lúc người ta cho phá rừng ngập mặn. Tuy nhiên nay thì những giá trị của rừng ngập mặn đã được đánh giá đúng đắn. Khi mà những khu rừng ngập mặn vừa được tái tạo, thì tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu là một yếu tố phải quan tâm và các cơ quan chức năng cũng như người dân sinh sống tại những khu vực có rừng ngập mặn ra tay gìn giữ và phát triển chúng để bảo vệ môi sinh, phục vụ cho đời sống con người.

Mục Khoa học- Môi trường tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

Gia Minh chào tạm biệt.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.