Nền giáo dục tước đi sự phản kháng

Các bạn trẻ Dịu và Toàn hiện đang ở Sài Gòn, Vi từ Đà Nẵng, Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm ở Nha Trang và Hải Di đến từ Na Uy trong câu chuyện liên quan đến quan niệm và ý thức về sự tự do của thanh niên Việt Nam thể hiện qua chuyện viết blog và tham gia mạng xã hội.
Khánh An
2010.11.30
Các bloggers bị kiểm soát và theo dõi chặt chẽ Các bloggers bị kiểm soát và theo dõi chặt chẽ
Photo: RFA

Vượt tường lửa: chuyện thường ngày

Lần trước, buổi trò chuyện đang dừng lại ở ý kiến của Như Quỳnh:

"Các bạn trẻ, những người trẻ hơn mình, các bạn sinh năm 80, 90, các bạn phải đổi DNS để các bạn vào Facebook, nó trở thành một nhu cầu bình thường đến nỗi các bạn quên mất là chuyện đổi DNS đó chính là cách thức vượt tường lửa và phá bỏ sự ngăn cản thông tin mà vô tình hay cố ý thì không biết, nhưng mà các bạn không muốn thừa nhận chuyện ngăn chặn đó".

Khánh An: Vâng.

Toàn:
Mình thuộc luôn cả những số để đổi DNS vào Facebook đó, tại vì mình thấy hình như tất cả các trang mạng, mạng nào cũng bị chặn hết.

Như Quỳnh:
Tức là các nhà cung cấp dịch vụ, tất cả đều không vào Facebook bằng cách thông thường được.

Toàn:
Đúng rồi!

Khánh An:
Dịu có vào bằng cách thông thường không? Dịu có Facebook không?

Dịu:
Dịu cũng phải vượt tường lửa.

Khánh An:
Ồ! Như vậy thì thực tế vượt tường lửa là một sự thật đang diễn ra. Thế thì khi vượt tường lửa, như bạn Quỳnh đã nói, là các bạn quên mất các bạn cứ vượt tường lửa một cách rất vô tư, thì khi bị chặn như vậy, các bạn có đặt câu hỏi gì đối với việc bị chặn này không?
Một bạn trẻ tìm kiếm thông tin trên mạng. AFP photo
Một bạn trẻ tìm kiếm thông tin trên mạng. AFP photo
AFP

Như Quỳnh:
Thật ra thì mình biết đến Facebook là do mình vượt tường lửa đó chứ! Tức là, vì mình thứ nhất là ngại, ngại viết, ngại mất thời gian cho nên mình sử dụng Multiply cho đến khi một hôm bị chặn mất Multiply thì nhiều người phản ứng và mình cứ nghĩ có khi là do bên Multiply nhiều người viết bài mang hơi hướng "phản động" quá cho nên bị chặn.

Thế sau này mình thấy Facebook toàn những người trẻ và nó thuần túy là một mạng xã hội mà tại sao lại chặn Facebook? Thế là mình mày mò vô Facebook thử thì phát hiện ra một điều là các bạn bị chặn Facebook mà không quan tâm đến vấn đề tự do, dân chủ, chính trị thì các bạn cho rằng chính vì những người "post" bài "phản động", viết bài "phản động" cho nên Facebook mới bị chặn.
Những người nào mà thích Facebook và nhìn thấy Facebook bị chặn thì họ đổ thừa là những người nào đó viết bài "phản động" khiến Facebook bị chặn, nhưng họ lại quên đặt câu hỏi là tại sao lại có những người viết bài kiểu như vậy ở những nước khác, thí dụ như Mỹ, nhưng tại sao ở những nước đó thì Facebook lại không bị chặn?
Hải Di
Các bạn không đặt ngược lại một câu hỏi là: Facebook nó là một mạng rất là bình thường, những doanh nhân, thậm chí cả ông McCann, Đại Sứ Anh cũ… tức là mọi người đều dùng Facebook mà tại sao nó bị cấm ở bên Việt Nam? Câu hỏi đó nó đơn giản lắm mà những người trẻ ở Việt Nam không muốn trả lời câu hỏi đó, theo mình biết là như vậy.

Hải Di: Một cách chính xác, câu hỏi phải đặt ra là, những người nào mà thích Facebook và nhìn thấy Facebook bị chặn thì họ đổ thừa là những người nào đó viết bài "phản động" khiến Facebook bị chặn, nhưng họ lại quên đặt câu hỏi là tại sao lại có những người viết bài kiểu như vậy ở những nước khác, thí dụ như Mỹ, nhưng tại sao ở những nước đó thì Facebook lại không bị chặn? Họ quên đặt câu hỏi đó.

Như Quỳnh:
Di, Di, em nói như thế là em quên nghĩ một điều rằng người Việt Nam mình không bao giờ so sánh với Mỹ ở cái mức độ tự do. Tự do nó có khuôn khổ.

Hải Di:
Vậy thì mình không nói về Mỹ, thí dụ nói về Na Uy đi.  (Mọi người cùng cười).

Hải Di:
Thí dụ trên một số tờ báo có đưa lên chuyện Facebook bị chặn ở Việt Nam thì tôi cũng có đưa lên Facebook của tôi thì có một số người bạn Na Uy ở đây không hiểu là tại sao lại chặn Facebook?
Thực sự thì nó (vượt tường lửa) gần như là một thói quen rồi, bởi vì bạn của mình cài đặt cái mã mạng mà mình đang dùng đó, thế là mỗi lần khởi động lên và đánh vào trang Facebook thì nó vẫn xuất hiện ra bình thường thôi, cho nên thực sự là mình không quan tâm đến vấn đề đó nhiều
Dịu
Khánh An: Hình như bạn Dịu có vẻ như không đặt câu hỏi gì lắm với chuyện này, phải không?

Dịu:
Đúng rồi. Bởi vì mặc dù bên Facebook cũng có chế độ viết note, nhưng mà Dịu không thích thú với cách viết như vậy. Sở thích của Dịu là muốn được viết nhật ký nhiều hơn, cho nên Dịu không thích Facebook cho lắm và vẫn chuyển sang trung thành với Plus (Yahoo Plus).

Khánh An:
Nhưng mà khi bạn vô một trang mạng mà bạn phải vượt tường lửa thì bạn không đặt câu hỏi gì à?

Dịu:
Thực sự thì nó gần như là một thói quen rồi, bởi vì bạn của mình cài đặt cái mã mạng mà mình đang dùng đó, thế là mỗi lần khởi động lên và đánh vào trang Facebook thì nó vẫn xuất hiện ra bình thường thôi, cho nên thực sự là mình không quan tâm đến vấn đề đó nhiều.

Khánh An:
Các bạn có nghĩ....

Hải Di:
Tại vì vấn đề ở đây là khi một chuyện nào đó xảy ra quá bình thường rồi thì người ta không còn thắc mắc nữa.

Khánh An:
Và các bạn có nghĩ đây là một vấn đề nghiêm trọng không?
Giới trẻ lướt web trong các quán cà phê wifi ở Saigon, VN. AFP photo
Giới trẻ lướt web trong các quán cà phê wifi ở Saigon, VN. AFP photo
AFP

Toàn:
Không phải tất cả các bạn trẻ đều nghĩ rằng vì những người viết như vậy cho nên mới bị khóa, nhưng mà cũng có một số người họ sẽ nghĩ như vầy, tức là không phải viết như vậy mà bị khóa mà là vì người khóa, tức cái việc khóa là do người khóa chứ không phải do người viết.
Tức là họ nghĩ vấn đề đó là sai đối với họ, là không đúng với quan điểm của họ cho nên họ khóa. Và khóa là do cái tổ chức, do chính quyền, do chính phủ, chứ không phải là do những người viết blog.
Toàn
Khánh An: Bạn nói kỹ và rõ hơn được không?

Toàn:
Tức là cái việc khóa là vì người khóa và người viết không đồng thuận với nhau về vấn đề gì đó cho nên người có quyền khóa thì họ sẽ khóa, tức là không phải do người viết mà là do người khóa. Tức là họ (người khóa) nghĩ vấn đề đó là sai đối với họ, là không đúng với quan điểm của họ cho nên họ khóa.

Và khóa là do cái tổ chức, do chính quyền, do chính phủ, chứ không phải là do những người viết blog. Còn cái việc đó đúng hay sai tí nữa mình bàn sau. Tức là vẫn có những người hiểu được là vì sao nó khóa.

Như Quỳnh: Bạn của mình có nói rằng “Tụi mày cứ viết cho sướng tay đi, bao nhiêu người đọc mà bây giờ chặn Facebook tụi tao rất khổ”.

Sống chung với... ngăn chận

Khánh An: Như vậy thì quan điểm cá nhân của các bạn là như thế nào?

Thục Vy:
Việc vượt tường lửa để vào, em thấy việc đó nó bình thường không phải ở chỗ cái hành động đó bình thường, mà tại vì sống dưới chế độ độc tài là phải như vậy. Em chưa thấy có chế độ độc tài nào trên khắp thế giới mà có thể để cho người dân được tự do nói lên quan điểm của mình cả, cho nên mỗi lần em vào Facebook, em phải vượt tường lửa thì em cảm thấy rất là bình thường, không có vấn đề gì cả.
Em chưa thấy có chế độ độc tài nào trên khắp thế giới mà có thể để cho người dân được tự do nói lên quan điểm của mình cả, cho nên mỗi lần em vào Facebook, em phải vượt tường lửa thì em cảm thấy rất là bình thường, không có vấn đề gì cả.
Như Quỳnh: Tức là chấp nhận "sống chung với lũ"!

Toàn:
Ở miền Trung mà, tất nhiên là phải sống chung với lũ.

Thục Vy:
Dạ, đúng rồi. Mình đang sống chung với lũ nên phải chấp nhận chuyện đó và mình phải biết là mình phải làm gì để mà đóng góp nỗ lực của mình vào trong việc tạo dựng một xã hội, một chế độ tốt hơn.

Như Quỳnh:
Quan điểm của mình bật ngược lại các bạn khác khi họ nói đổ thừa là "Do mày viết như vậy nên tao bị chặn" thì mình hỏi lại là "Tại sao mày không đặt câu hỏi là chỉ có một người viết như tao mà tụi mày bị chặn, trong khi một trăm người, một ngàn người viết như tụi mày những điều bình thường cũng bị chặn thì tại sao tụi mày không vùng lên để đòi lại cái quyền đó?

Vì tụi mày cũng phải trả tiền Internet như tụi tao, tại sao tụi mày không đòi? Cái quyền đó tại sao tụi mầy không đòi?" Thế là bạn ấy bằng lòng với câu trả lời là "Đòi làm sao được!".

Như Quỳnh:
Bạn ấy trả lời là "Đòi làm sao được!" thì mình cũng nói là "Tại sao mày có thể đổ lỗi là do những người viết?", đây là quyền của người ta, tức là ai cũng được nói điều mình muốn nói, mà tại sao cùng bị chặn mà lại không phản ứng, không cùng nhau phản ứng để được quyền muốn nói mà lại đi phản ứng ngược lại với nhau như thế? Thế là các bạn ấy chưa trả lời mình được câu này đến tận bây giờ.
Mình đang sống chung với lũ nên phải chấp nhận chuyện đó và mình phải biết là mình phải làm gì để mà đóng góp nỗ lực của mình vào trong việc tạo dựng một xã hội, một chế độ tốt hơn.
Thục Vy
Khánh An: Câu trả lời rất hay. Mà các bạn có nghĩ rằng tình trạng chấp nhận "sống chung với lũ" là tình trạng chung của đa số các bạn thanh niên tại Việt Nam không?

Như Quỳnh:
Thực sự mình nghĩ cái quyền phản ứng để giành lại quyền của mình ở trong xã hội Việt Nam hiện tại thì nó vẫn còn là điều rất xa lạ. Người ta mặc nhiên chấp nhận cái việc mình bị tước đi nhiều thứ quyền.

Khi có một người nào đó họ chỉ có một hành động bình thường là đòi lại quyền của mình thì đầu tiên là bị nhìn rất là xa lạ, rồi sau đó cảm thấy rất là thương cảm là tại sao rảnh rỗi để mà đi đòi cái quyền mặc nhiên bị mất như vậy. Cho nên tâm lý hiện thời mình thấy nó là như vậy.

Hai chữ tự do...

Hải Di: Tôi nghĩ nếu mà muốn đấu tranh cho một cái quyền nào đó thì trước tiên mình phải ý thức được là mình có cái quyền đó. Thật ra, khái niệm tự do nó rất là chung chung, nếu như mình hỏi bất kỳ một người nào thì họ cũng sẽ nói là họ yêu tự do, họ muốn tự do, cái đó là trên lý thuyết.

Giống như họ nghĩ là họ được tự do đi làm, tự do kiếm tiền, thì đó là tự do rồi, nhưng mà họ lại không nghĩ đến vấn đề sâu xa hơn như tự do ngôn luận, tự do dân chủ. Khi họ không ý thức được mình có những cái quyền như vậy thì dĩ nhiên họ không đấu tranh cho những cái quyền đó.

Khánh An:
Tại sao họ không có ý thức như vậy?
Khái niệm tự do nó rất là chung chung, nếu như mình hỏi bất kỳ một người nào thì họ cũng sẽ nói là họ yêu tự do, họ muốn tự do, cái đó là trên lý thuyết. Giống như họ nghĩ là họ được tự do đi làm, tự do kiếm tiền, thì đó là tự do rồi, nhưng mà họ lại không nghĩ đến vấn đề sâu xa hơn như tự do ngôn luận, tự do dân chủ.
Hải Di
Hải Di: Tại vì có thể, thí dụ như trong một xã hội, khi một điều gì đó diễn ra quá bình thường rồi thì họ sẽ quen với điều đó.

Thục Vy:
Như bạn Di nói đó, người dân Việt Nam cảm thấy không có cái động lực để đòi cái quyền tự do của mình, em nghĩ việc đó không thể đổ thừa cho người dân ạ, tại vì, các bạn thử nhìn xem lịch sử của chúng ta suốt thế kỷ 20, suốt một ngàn năm Bắc thuộc, xong rồi chúng ta giành lại tự do dộc lập từ người Hán, rồi chúng ta xây dựng nhà nước trung ương tập quyền phong kiến, rồi chúng ta bị thực dân Pháp đô hộ, từ trước đến nay người dân chúng ta có bao giờ được hưởng chút tự
Các cửa hàng, dịch vụ Internet tại VN như nấm mọc sau mưa
Các cửa hàng, dịch vụ Internet tại VN như nấm mọc sau mưa. AFP
AFP
do nào không?

Đối với người dân Á Đông nói chung và người dân Việt Nam nói riêng, em nghĩ cái tự do hay tự do dân chủ, hay là quyền tự do cá nhân, nó mờ nhạt và nó xa lạ.

Trong một bài viết của em có nhan đề "Chủ nghĩa tập thể và tự do cá nhân", em có viết chủ nghĩa tập thể nó đè nén ý chí cá nhân, cá nhân trở nên một cái chủ thể nhỏ bé và không có khả năng kháng cự lại. Mà tại vì thực ra mình có cái quyền tự do nào đâu.

Từ trước tới giờ mình có biết tự do là thế nào, dân chủ là thế nào, nhưng mà cái điều quan trọng là thế này:

Tất cả bạn trẻ chúng ta, chúng ta có phương tiện để học hỏi, được biết về tin tức từ khắp thế giới, được biết về những lý thuyết, chủ nghĩa tự do ở thời kỳ Khai Sáng chẳng hạn.

Em đã đọc được nhiều sách trong thời kỳ Khai Sáng và em cảm thấy là mình hiểu khá rõ so với các bạn khác ở trong nước và những bạn bè của em, đặc biệt là những khái niệm dân chủ, dân chủ là gì?

Khi mà chúng ta nói chúng ta đấu tranh cho dân chủ nhưng chúng ta lại không hiểu cái nền tảng, những yếu tố cơ bản dân chủ là gì, tự do là gì, nó xuất phát từ đâu, nó dựa trên nền tảng gì, thì chúng ta không thể nói là chúng ta đấu tranh cho dân chủ được.
có rất nhiều người hiện nay họ biết khái niệm tự do dân chủ, họ biết cả, nhưng họ nghĩ cái đó là chuyện ở nước nào khác, còn khái niệm tự do dân chủ ở nước mình là khác.
Hải Di
Đó là em đang nói đến những người đấu tranh cho dân chủ, còn đối với những người dân bình thường, người ta đâu có biết gì, đến nỗi một thông tin "lề trái" người ta còn không biết thì người ta làm sao biết đến tự do. Vì thế mà niềm khao khát đòi hỏi tự do nó mờ nhạt và gần như nó không hiện hữu vì lý do như thế.

Hải Di:
Tôi nghĩ là khi một người nào đó thường chỉ đọc báo giấy bình thường, hay họ chỉ xem tivi thì họ sẽ tự nhiên không muốn đọc những thông tin ngược lại, họ sẽ tạo một bức tường chắn lại. Họ không muốn tiếp nhận bất kỳ cái gì khác.

Thí dụ như ông Nguyễn Hưng Quốc đã từng viết bài "Chủ nghĩa mình-thì-khác", có rất nhiều người hiện nay họ biết khái niệm tự do dân chủ, họ biết cả, nhưng họ nghĩ cái đó là chuyện ở nước nào khác, còn khái niệm tự do dân chủ ở nước mình là khác.

Tại vì một người bạn tôi đã từng nói thẳng trong lớp là "Em đang suy nghĩ nước mình có cái gì là tự do dân chủ không", thì giáo viên trả lời là "Nước ta có tự do dân chủ, nhưng vấn đề là các nước có chế độ khác nhau cho nên cái màu sắc của tự do dân chủ cũng khác nhau".

Như Quỳnh:
Mình thì mình không có nói về tự do dân chủ. Đôi khi cái cách tuyên truyền và cách đưa thông tin, cũng như cách giáo dục định hướng của nền giáo dục ở Việt Nam hiện tại nó tước đi sự phản kháng của con người. Tức là mình biết là điều đó đúng, nhưng mà người khác làm sai, nhưng mà thứ nhất là nó không ảnh hưởng tới mình (nên) mình cũng không muốn phản đối bởi cái tâm lý "để yên thân".

Cái thứ hai là khi mà mình đến một xã hội, mình tiếp xúc với cái xã hội mà cái quyền hành không nằm trong tay mình chẳng hạn, dù cái khẩu hiệu "nhà nước là của dân, do dân và vì dân" nhưng mà mình đến cơ quan công quyền nào đó mình bị hạch sách, mình bị nạt nộ hay bị đòi hỏi một cách rất là vô lý, nhưng mà hiếm người đủ sáng suốt và đủ bình tĩnh để mà chống lại những điều vô lý đó, bởi vì cái quyền của mình là quyền được phục vụ, nhưng mà cũng vì cái tâm lý "muốn yên thân", muốn nhịn một chút cho nó xong việc.

Có nhiều cách lắm, tự do hay không còn do bản thân của con người đó có muốn được tự do hay không nữa và muốn người ta nhìn nhận mình là con người tự do ở cái góc độ nào nữa, nhưng không thể phủ nhận được cái hệ thống giáo dục và hệ thống truyền thông tuyên truyền của xã hội cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến cái quan điểm về tự do của con người Việt Nam.

Khánh An: Thưa quý vị và các bạn, vừa rồi là ý kiến của Như Quỳnh, tức Blogger Mẹ Nấm. Đã đến lúc Cafe Wifi phải chia tay với quý vị rồi. Khánh An và các bạn hẹn gặp lại quý vị trong chương trình kỳ tới. Khánh An xin cảm ơn và chào tạm biệt.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
01/12/2010 13:51

Mục này rất hữu ích. Có nhiều ý-kiến mới lạ mà những người quen sống trong các thể chế dân chủ chưa từng nghĩ ̣đến.